Một đồng hào bằng nhôm có khối lượng 0.4kg được đun nóng tới 100°C vào một cốc nước ở 20°C. Khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của đồng hào nhôm và của nước đều bằng 27°C. Cho biết nhiệt dung riêng của nhôm là 880J/kg.K và của nước là 4200J/kg.K
a) Tính nhiệt lượng do miếng đồng hào tỏa ra
b) Tính khối lượng của nước trong chậu
c) Nếu tiếp tục đổ vào cốc nước trên 1 lít nước sôi thì khi cân bằng nhiệt, nhiệt độ của miếng đồng hào là bao nhiêu?( coi như chỉ có đồng hào và nước trao đổi nhiệt cho nhau)
Tóm tắt:
m1=0,4 kg
c1=880J/kg.K
t1=100
t=27
t2=20
c2=4200J/kg.K
m2: Khối lượng nước
m3=1kg(do V3=1 lít )
*Khi chưa bỏ 1 lit nước sôi vào :
Ta có phương trình cần bằng nhiệt :
Q tỏa=Q thu
-> m1.c1.(t1-t)=m2.c2(t-t2)
->0,4.880.(100-27)=m2.4200(27-20)
->m2=0,87kg (Mình làm qua ý của câu b )
*Khi bỏ 1 lít nước sôi (t3:nhiệt độ cân bằng của nước khi bỏ 1 lít nước sôi vào )
Nhiệt lượng mà 1 lít nước sôi tỏa ra là :Q tỏa =m3.(100-t3).c2
Nhiệt lượng mà 0,87 kg nước thu vào là :Q thu=m2.(t3-t).c2
Ta có phương trình cân bằng nhiệt
Q tỏa=Q thu
->m3.(100-t3).c2=m2.(t3-t).c2
->1.(100-t3)=0,87.(t3-27)
->t3\(\approx\)66
Nhiệt lượng mà 1,87 kg nước tỏa ra (m2+m3=1+0,87)là Q tỏa=(m2+m3).c2.(t3-t4)=m1.c1(t4-t)
Nhiệt lượng mà 0,4 kg nhôm thu vào là:Q thu=m1.c1(t4-t)
Ta có phương trình cần bằng nhiệt ;
Q tỏa=Q thu
->(m2+m3).c2.(t3-t4)=m1.c1(t4-t)
->(1+0,87).4200(66-t4)=0,4.880(t4-27)
->t4=64,32
(t4 là nhiệt độ can bằng tức là nhiệt độ đồng hào lúc sau)
Mình làm nhanh nên không biết có đúng hay không