Ôn tập chương I

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
👁💧👄💧👁

Mn giúp em với:

1. Tìm các số tự nhiên x ; y biết \(\left(x+5\right)\cdot\left(2y+1\right)=42\)

2. Tìm số tự nhiên x biết: \(\left(x+20\right)⋮10;\left(x-15\right)⋮5;\left(x+18\right)⋮9;x⋮8;x< 500\)

3. Tìm 2 số tự nhiên a ; b biết \(a-b=6\)\(BCNN\left(a;b\right)=180\)

Mn giải đầy đủ giúp em ạ

Phùng Tuệ Minh
19 tháng 11 2018 lúc 16:09

1) Ta có: 42=1.42=2.21=3.14=6.7

Ta thấy nếu x+5=1 thì x\(\notin N\).

Còn nếu x+5 =42; 2y+1=1 thì:

x= 37; y=0

Bạn cứ thay vào từng trường hợp và loại từng trường hợp là ra các đáp án nhé! Ở trên chỉ là bài nháp thôi, bọn chọn cách trình bày nào hợp lí nha!

Phùng Tuệ Minh
19 tháng 11 2018 lúc 16:18

2) Ta có:

x+20 chia hết cho 10. Vì 20 chia hết cho 10 nên x chia hết cho 10.

x-15 chia hết cho 5. Vì 15 chia hết cho 5 nên x chia hết cho 5.

x+18 chia hết cho 9. Vì 18 chia hết cho 9 nên x chia hết cho 9.

x chia hết cho 8.

\(\Rightarrow\) x \(\in BC\left(10;5;9;8\right)\) và x<500.

Ta lại có:

10=5.2

5=5

9=32

8=23

Nên BCNN(10;5;9;8)=5.23.32=360.
Vậy x \(\in B\left(360\right)=\left\{0;360;720;.....\right\}\)

Để x thỏa mãn: x<500 thì x\(\in\left\{0;360\right\}\)

Nhưng nếu x =0 thì x-15 không thuộc N.( Cái này tùy thuộc bạn đã học số nguyên âm hay chưa, nếu rồi, thì bỏ đoạn này, đáp số 0 và 360.)

Nên x thuộc 360.

Nguyễn Việt Lâm
19 tháng 11 2018 lúc 16:34

1. Do \(\left(x+5\right)\left(2y+1\right)=42\) \(\Rightarrow\left(x+5\right)\)\(2y+1\) là ước của 42; \(Ư\left(42\right)=\left\{1;6;7;42\right\}\)

Do \(2y+1\) luôn lẻ; do đó \(2y+1=1\) hoặc \(2y+1=7\)

TH1: \(2y+1=1\Rightarrow y=0\Rightarrow x+5=42\Rightarrow x=37\)

TH2: \(2y+1=7\Rightarrow y=3\Rightarrow x+5=6\Rightarrow x=1\)

2. Ta có \(x+20⋮10\)\(20⋮10\Rightarrow x⋮10\)

Tương tự ta có \(x⋮5;\) \(x⋮9\) ; \(x⋮8\)\(x\ge15\)

\(\Rightarrow\)x là bội chung nhỏ hơn 500 của (10;9;8;5)

\(BCNN\left(10;9;8;5\right)=720>500\)

\(\Rightarrow\) không tồn tại x thỏa mãn (x=0 thì \(x-15< 0\) lớp 6 chưa học số âm thì phải)

3. Do \(BCNN\left(a;b\right)=180\) \(\Rightarrow\) gọi \(a=\dfrac{180}{x};b=\dfrac{180}{y}\) với \(ƯCLN\left(x;y\right)=1\)

\(\Rightarrow\dfrac{180}{x}-\dfrac{180}{y}=6\Rightarrow30y-30x=xy\Rightarrow\dfrac{30y}{x}-30=y\)

TH1: \(x=1\Rightarrow a=180\Rightarrow b=174\) không là ước của 180 (loại)

TH2: \(x>1\). Do 30 nguyên, y nguyên \(\Rightarrow\dfrac{30y}{x}\) nguyên \(\Rightarrow30⋮x\)(vì ƯCLN(x;y)=1)

\(\Rightarrow x=Ư\left(30\right)=\left\{2;3;5;15;30\right\}\)

\(x=2\Rightarrow a=150\Rightarrow b=150-6=144\) không là ước của 180 (loại)

\(x=3\Rightarrow a=60\Rightarrow b=60-6=54\) không là ước 180 (loại)

\(x=5\Rightarrow a=36\Rightarrow b=36-6=30\) (nhận)

\(x=15\Rightarrow a=12\Rightarrow b=6\) nhưng ƯCLN(12;6)=6\(\ne1\) (loại)

\(x=30\Rightarrow a=6;b=0\) (loại)

Vậy \(a=36;b=30\)

Nguyễn Việt Lâm
19 tháng 11 2018 lúc 16:36

Bài 1 quên trường hợp số 3 và 21 rồi =))

\(2y+1=3\Rightarrow y=1\Rightarrow x+5=14\Rightarrow x=9\)

\(2y+1=21\Rightarrow y=10\Rightarrow x+5=2\) (loại)


Các câu hỏi tương tự
👁💧👄💧👁
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Bùi Ngọc Tố Uyên
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Hà Ngọc Linh
Xem chi tiết
Hoàng Thị Trâm
Xem chi tiết
đoraemon
Xem chi tiết