Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 4: Một vật có khối lượng 598,5 g làm bằng chất có khối lượng riêng 10,5 g/cm³ chúng được nhúng hoàn toàn vào trong nước. Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật.
Bài 5: Móc một vật A vào một lực kế thì thấy lực kế chỉ 12,5 N, Nhưng khi nhúng vật vào trong nước thì thấy lực kế chỉ 8 N. Hãy xác định thể tích và khối lượng riêng của vật.
Bài 6: Một vật có trọng lượng 18 N nổi trong chậu thủy ngân. Biết thủy ngân có khối lượng riêng là 13600 kg/m³. Tính thể tích phần chìm của vật. Biết thể tích phần nổi gấp 3 lần thể tích phần chìm. Tính khối lượng riêng của vật
bài 4
giải
thể tích của vật đó là
\(V=\frac{m}{D}=\frac{598,5}{10,5}=57cm^3=0,000057m^3\)
lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật là
\(Fa=d_n.V=10000.0,000057=0,57\left(N\right)\)
bài 5
giải
lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật
\(Fa=P1-P2=12,5-8=4,5\left(N\right)\)
thể tích của vật đó là
\(V=\frac{Fa}{d_n}=\frac{4,5}{10000}=4,5.10^{-4}\left(m^3\right)\)
trọng lượng riêng của chất làm vật
\(d=\frac{P1}{V}=\frac{12,5}{4,5.10^{-4}}=\frac{250000}{9}\left(N/m^3\right)\)
khối lượng riêng của vật
\(D=\frac{d}{10}=\frac{\frac{250000}{9}}{10}=\frac{25000}{9}\left(kg/m^3\right)\)
Bài 6 :
Trọng lượng riêng của thủy ngân là :
d = 10.D = 10.13600 = 136000 ( N/m3 )
Vì vật nổi lơ lửng cân bằng
=> FA = P = 18 ( N )
Thể tích phần chìm là :
Vchìm = \(\frac{F_A}{d}=\frac{18}{136000}=\frac{9}{68000}\left(m^3\right)\)
Thể tích phần nổi là :
Vnổi = 3.Vchìm = 3.\(\frac{9}{68000}=\frac{27}{68000}\left(m^3\right)\)
Thể tích vật là :
V = Vnổi + Vchìm = \(\frac{27}{68000}+\frac{9}{68000}=\frac{9}{17000}\)
Khối lượng riêng của vật là :
Dvật = \(\frac{m}{V}=\frac{P}{10.V}=\frac{18}{10.\frac{9}{17000}}=3400\) ( kg/m3 )