Lực đẩy Acsimet và Công cơ học
Bài 7: Thả một vật làm bằng kim loại vào bình đo thể tích có vạch chia độ thì nước trong bình từ vạch 180 cm³ tăng đến vạch 265 cm³. Nếu treo vật vào một lực kế trong điều kiện vật nhúng hoàn toàn trong nước thấy lực kế chỉ 7,8 N. Tính lực đẩy Ac si mét tác dụng lên vật và khối lượng riêng của chất làm vật.
Bài 8: Một vật hình cầu có thể tích V thả vào một chậu nước thấy vật chỉ bị chìm trong nước một phần ba. Hai phần ba còn lại nổi trên mặt nước. Tính khối lượng riêng của chất làm quả cầu.
Bài 9: Một vật có khối lượng 0,75 kg và khối lượng riêng 10,5 g/cm³ được thả vào một chậu nước. Vật bị chìm xuống đáy hay nổi trên mặt nước? tại sao? Tìm lực đẩy Ac si met tác dụng lên vật.
bài 7
giải
Lúc đầu đề không nói thả vật vào có chìm không nhưng lúc sau nói là "trong điều kiện vật vẫn nhúng hoàn toàn trong nước" nên cứ cho là nó chìm đi. Thể tích của vật là:
\(V=265-180=85\left(cm^3\right)=0,000085\left(m^3\right)\)
lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật là
\(Fa=d_n.V=10000.0,000085=0,85\left(N\right)\)
Treo vật vào lực kế rồi nhúng xuống nước thấy chỉ 7,8N nên: \(P-Fa=7,8\Rightarrow P=7,8+0,85=8,65\left(N\right)\)
khối lượng của vật là
\(m=\frac{P}{10}=\frac{8,65}{10}=0,865\left(kg\right)\)
khối lượng riêng của vật là
\(D=\frac{m}{V}=\frac{0,865}{0,000085}=\frac{173000}{17}\left(kg/m^3\right)\)
bài 9
giải
đổi: \(10,5g/cm^3=10500kg/m^3\)
ta thấy \(D_v>D_n=10500>10000\)=> vật chìm
thể tích của vật là
\(V=\frac{m}{D}=\frac{0,75}{10500}=\frac{1}{14000}\left(m^3\right)\)
lực đẩy ác-si-mét tác dụng lên vật là
\(Fa=d_n.V=10000.\frac{1}{14000}=0,7142857143\left(N\right)\)