Tập làm văn lớp 7

Ngô Thành Chung

Lập dàn ý cho đề bài sau :

"Giải thích câu tục ngữ: Đói cho sạch, rách cho thơm"

nguyen minh ngoc
3 tháng 4 2018 lúc 20:35

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và lòng tự trọng, giữ phẩm chất của mình cũng thế. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
1. Giải thích câu tực ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”

- “ Đói, rách”: chỉ những thiếu thốn, mất mát, khó khan về vật chất và điều kiện sống của con người.
- “ Sạch, thơm”: chỉ phẩm chất của con người, chỉ phẩm chất tốt đẹp và trong sạch
- “ Đói cho sạch”: dù có đói đến mức nào cũng phảo sống sạch sẽ thơm tho
- “ Rách cho thơm”: dù có rách thì tấm lòng và nhân cách cũng phải thơm tho.
=> Dù gặp khó khăn và thiếu thổn đến mức nào chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tuc ngữ khuyên chúng ta, dù cuộc sống khó khan nhường nào cũng không bán rẻ lương tâm, đạo đức, phẩm chất của con người.
- Chúng ta có giữ gìn được tự trọng và danh dự của chính mình thì điều đó mới là điều tốt đẹp.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tục ngữ rất có ý nghĩa
- Em sẻ học câu tục ngữ, sống giữ gìn nhân cách và phẩm chất của mình.

Bình luận (0)
Phạm Bình Minh
3 tháng 4 2018 lúc 22:27

DÀN BÀI

I. Đặt vấn để

- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.

- Dần câu tục ngữ.

- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.

II. Giải quyết vấn dể

1. Giải thích câu tục ngữ.

Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.

Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.

Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.

2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:

- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.

- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.

- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.

III. Kết thúc vấn dể

- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chất của mình.

- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời

Bình luận (0)
Nguyễn Xuân Mong
4 tháng 4 2018 lúc 16:54

Trong kho tàng tục ngữ, ca dao của cha ông ta có rất nhiều câu nói mang ý nghĩa răn dạy lối sống lành mạnh để ngày càng hoàn thiện bản thân mình. Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” thể hiện rõ nét lối sống mà con người cần hướng tới đó.

Cha ông ta lấy bối cảnh nghèo khó của xã hội để thử thách lòng người. Câu tục ngữ gồm hai vế, sóng đôi bổ sung ý nghĩa cho nhau. Xét về nghĩa đen câu tục ngữ muốn nói đến những thói quen sinh hoạt trong cuộc sống. Mặc dù đói nghèo thì việc ăn uống cũng cần phải sạch sẽ, hợp vệ sinh, không nên ăn thức ăn bẩn, ôi thiu sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của bản thân. Nhà dù có nghèo, quần áo dù có rách rưới thì ít nhất cũng cần phải giữ thơm tho. Đây là lối sống sạch, sống đẹp, sống thơm tho. Điều kiện vật chất thiếu thốn nhưng trước hết thì chúng ta cần phải giữ được sự sạch sẽ trong cách sống. Như vậy thì vẻ bề ngoài cũng như nhân phẩm của con người phần nào cũng sẽ được đánh giá.

Xét về nghĩa bóng thì ý câu tục ngữ muốn nhắn nhủ đến mọi người rằng dù có sống trong bần hàn, nghèo khổ thì cũng phải luôn giữ cho lương tâm mình trong sạch. Đây là lối sống cần phải trân trọng và rèn luyện hằng ngày. Điều kiện vật chất là rất cần thiết nhưng cũng không nên vì ‘tiền”, vì”danh lợi” mà đánh mất đi nhân phẩm của mình. Điều này thật không nên và nó ảnh hưởng đến cốt cách của mỗi con người.

Để giữ cho bản thân mình trong sạch, không bị vướng bẩn khi xung quanh có nhiểu kẻ muốn dụ dỗ, lôi kéo bạn vào những con đường mờ ám. Bản lĩnh của bạn là phải vượt qua được những cám dỗ, lôi kéo ấy. Nhân cách con người không thể bị đánh mất bởi những thứ hào nhoáng bên ngoài.

Trong thực tế, có nhiều gia đình nghèo và thiếu thốn đủ điều nhưng vẫn được người khác ngưỡng mộ và khâm phục. Đó chính là vì họ có được một nhân cách đang được tôn trọng. Dù nghèo, dù đói nhưng tấm lòng sạch trong và đáng kính.

Chúng ta bắt gặp rất nhiều người trong những tác phẩm như Lão Hạc, Làng, Chị Dậu. Họ là những con người bần hàn, bị đẩy đến tận cùng của xã hội nhưng tấm lòng của họ, chữ tâm của họ vẫn luôn khiến người đọc ngưỡng mộ và khâm phục.

Tuy nhiên có một thực tế đáng buồn chính là việc nhiều người vì thiếu thốn vật chất mà dẫn đến những hành động sai trái, đi ngược với lương tâm và nhân cách của bản thân mình. Khi đã có suy nghĩ tiêu cực thì sẽ dẫn đến những hành động tiêu cực, ảnh hưởng đến bản thân và cả xã hội.

Mỗi người chúng ta là một tế bào của xã hội, việc sống lành mạnh, không hổ thẹn với lương tâm sẽ tạo nên một tương lai tốt đẹp hơn. Điều này sẽ khiến cho bản thân có thể hoàn thiện mình, vừa trở thành một người có ích, đóng góp sức lực vào xây dựng đất nước.

Bản thân học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường thì cần nhìn nhận bản thân mình cần trở thành một học trò chăm ngoan, học giỏi, không chạy theo bệnh thành tích.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” chính là lời nhắn nhủ của cha ông ta đối với con người. Hãy không ngừng hoàn thiện bản thân, đừng để cái xấu xa dụ dỗ, lôi kéo, như thế mỗi người sẽ trở thành công dân có ích cho xã hội hơn.

Bình luận (0)
Bích Ngọc Huỳnh
4 tháng 4 2018 lúc 17:03

I. Mở bài: giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
kho tàn ca dao tục ngữ Việt Nam ta vô cùng phong phú. Những câu ca dao thục ngữ là lời ông ba ta djay bảo, khuyên rang được lư truyền qua câu tục ngữ. những câu tục ngữ luôn là lời dạy của ông bà, và lòng tự trọng, giữ phẩm chất của mình cũng thế. Những điều đó được thể hiện qua câu “Đói cho sạch rách cho thơm”.

II. Thân bài: giải thích câu tự ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
1. Giải thích câu tực ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”

- “ Đói, rách”: chỉ những thiếu thốn, mất mát, khó khan về vật chất và điều kiện sống của con người.
- “ Sạch, thơm”: chỉ phẩm chất của con người, chỉ phẩm chất tốt đẹp và trong sạch
- “ Đói cho sạch”: dù có đói đến mức nào cũng phảo sống sạch sẽ thơm tho
- “ Rách cho thơm”: dù có rách thì tấm lòng và nhân cách cũng phải thơm tho.
=> Dù gặp khó khăn và thiếu thổn đến mức nào chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Ý nghĩa của câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tuc ngữ khuyên chúng ta, dù cuộc sống khó khan nhường nào cũng không bán rẻ lương tâm, đạo đức, phẩm chất của con người.
- Chúng ta có giữ gìn được tự trọng và danh dự của chính mình thì điều đó mới là điều tốt đẹp.

III. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về câu tục ngữ “Đói cho sạch rách cho thơm”
- Câu tục ngữ rất có ý nghĩa
- Em sẻ học câu tục ngữ, sống giữ gìn nhân cách và phẩm chất của mình.

Bình luận (0)
Skegur
4 tháng 4 2018 lúc 17:22
Mở bài:
Đạo lí của nhân dân ta thường được gửi gắm trong ca dao, tục ngữ. Có nhiều câu thể hiện quan niệm sống trong sáng, lành mạnh, tiêu biểu như câu: Đói cho sạch, rách cho thơm. Thân bài: Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ: Người xưa mượn chuyện ăn và mặc là hai chuyện gần gũi, thiết thực nhất đối với con người để bày tỏ quan niệm sống và phẩm giá của người lao động. Nghĩa tường minh: dù đói cũng phải ăn miếng ăn sạch sẽ; dù rách cũng phải giữ cho quần áo thơm tho. Nghĩa hàm ẩn: sống trong sạch, lành mạnh là nền tảng đạo đức của nhân dân. Đói và rách tượng trưng cho cuộc sống nghèo nàn, vất vả. Trong hoàn cảnh đói rách khôn cùng, nhân cách dễ bị suy thoái. Bởi vậy, con người càng phải giữ gìn phẩm giá, đạo đức, bản chất lương thiện của mình. Quan niệm sống tốt đẹp này đối lập với lối sống tha hóa mà nhân dân ta lên án: Bần cùng sinh đạo tặc, hoặc Đói ăn vụng, túng làm càn... Câu tục ngữ thể hiện quan niệm sống trong sạch, lương thiện của người lao động trong mọi hoàn cảnh. Đó cùng là sự tự khẳng định và đề cao phẩm giá của người lao động. Kết bài:
Quan niệm sống nêu trong câu tục ngữ là quan niệm sống đúng đắn, tốt đẹp. Chúng ta nên học tập, kế thừa và phát huy để bảo vệ đạo lí dân tộc.
Bình luận (0)
Skegur
4 tháng 4 2018 lúc 17:22

DÀN BÀI
I. Đặt vấn để
- Có nhiều người trong cuộc sống hàng ngày tuy nghèo khó, túng thiếu nhưng vẫn được mọi người xung quanh hết lòng kính trọng. Đủ thấy đời sống vật chất là quan trọng nhưng đời sống tinh thần cũng quan trọng không kém.
- Dần câu tục ngữ.
- Câu ấy có ý nghĩa ra sao? Do đâu có thể nói được như vậy.
II. Giải quyết vấn dể
1. Giải thích câu tục ngữ.
Đói, ráchý chỉ những khó khăn, thiếu thốn về mặt vật chất, điều kiện sống.
Sạch, thơmý chỉ phẩm chất tốt đẹp, danh dự của người.
Dù trong hoàn cảnh nào khó khăn và thiếu thổn đến đâu chúng ta cũng không được vịn vào đó để buông thả, làm càn, đánh mất lòng tự trọng, bôi nhọ danh dự, làm trái với lương tâm đạo đức con người.
2. Tại sao lại nói: Đói cho sạch, rách cho thơm:
- Thói thường: “Đói ăn vụng, túng làm liều", "bần cùng sinh đạo tặc”, đói khó sạch, rách khó thơm. Khi đói rách người ta ít nghĩ tới phẩm chất mà chỉ nghĩ đến việc làm sao dể có thể sống được.
- Câu tục ngữ là lời nhân dân ta nhắc nhở động viên nhau dù đời sống có khó khăn đến đâu cũng không thể vì thế mà bán rẻ phẩm chất của mình.
- Có bảo toàn được lòng tự trọng và danh dự con người trong hoàn cảnh cùng túng ấy, mới giữ gìn được phẩm chất cần yếu nhất.
III. Kết thúc vấn dể
- Không những chỉ trong hoàn cảnh đói rách mà ở bất cứ hoàn cảnh nào, con người vẫn phải sống sạch, thơm nghĩa là giữ vững được đạo đức và phẩm chấtcủa mình.
- Vì vậy mà câu tục ngữ trên vẫn là phương châm sống có ý nghĩa rất sâu xa truyền lưu đến muôn đời

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Bạch Tiểu
Xem chi tiết
huu tin nguyen
Xem chi tiết
Mai Huy Long
Xem chi tiết
Nhân Mã
Xem chi tiết
Linh Oracles
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
Ham Học Hỏi
Xem chi tiết
Hà Thu
Xem chi tiết
chicothelaminh
Xem chi tiết