Có thể hiểu một cách khái quát thành ngữ, tục ngữ: đói cho sạch, rách cho thơm tức là dù có đói nghèo, khổ cực, dù vật chất có thiếu thốn nhưng vẫn giữ được cái đạo làm người, vẫn giữ được sự trong sạch, liêm khiết của đạo đức, phẩm chất của một con người. Hoặc hiểu là con người, dù chẳng may rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn về vật chất nhưng cần phải biết giữ mình, sống cho trong sạch, đừng làm những điều trái với đạo lý, vi phạm pháp luật.
Đói cho sạch là lúc thiếu thốn, không được làm điều gì trái lương tâm không buông xuôi theo kiểu "Đói ăn vụn, túng làm liều"
Rách cho thơm. làm gì có tiền mua dầu thơm khi bụng đói? nên chỉ là tiếng thơm khi nhà nghèo, không làm điều bậy bạ...
Diển hình các gương nghèo hiếu học, nhặt của rơi trả người đánh mất, không bị đồng tiền cám dổ...
Nghĩa đen: - “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau.
Nghĩa bóng: - “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.
Nghĩa đen : dù đói vẫn phải ăn uống sạch sẽ
Dù rách vẫn phải ăn mặc sạch sẽ,thơm tho
Nghĩa bóng : Dù nghèo khổ vẫn phải sống trong sạch,lương thiện; dù nghèo đói cũng không được làm điều xấu xa,độc ác
→ Giữ gìn phẩm chất trong mọi hoàn cảnh