Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
chicothelaminh

chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đói cho sạch rách cho thơm

Phương Thảo Nguyễn
19 tháng 3 2017 lúc 13:11

Trong cuộc sống, để có thể sống đẹp, sống tốt, sống đúng không phải là điều dễ dàng, nhưng cũng không phải là chuyện không thể. Giữa xã hội có nhiều vết nhơ hay trong một môi trường đầy cám dỗ, để có thể sống không hổ thẹn với lòng mình cần rất nhiều bản lĩnh. Bởi vậy cha ông ta đã có câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”.

Câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” bao gồm hai vế, vừa đối lập vừa bổ sung hỗ trợ cho nhau để hoàn thiện điều khuyên răn mà người xưa muốn nhắn nhủ.

Vế thứ nhất “Đói cho sạch” muốn nhắn nhủ với chúng ta rằng dù rơi vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn, cơm không có ăn thì cũng phải ăn uống cho sạch sẽ, không ăn uống mất vệ sinh. Như vậy vừa đảm bảo sức khỏe, vừa tạo thành thói quen về sau. Còn về tầng nghĩa chìm của vế này “đói” chính là chỉ sự nghèo khó, thiếu thốn còn “sạch” ở đây đã có hiện tượng chuyển nghĩa, không phải sạch theo ý nghĩa thông thường nữa. “Sạch” còn mang ý nghĩa chỉ tâm hồn, chỉ tấm lòng, chỉ cách suy nghĩ trong sáng, lành mạnh, không vướng đục.

giaithichdoichosachrachchothom

Giải thích “Đói cho sạch, rách cho thơm”

Dù phải đối mặt với nhiều thiếu thốn, tiền bạc không có nhưng cũng phải giữ được tấm lòng thanh sạch, không làm những điều trái với lương tâm. Như vậy thì cuộc sống dù khó khăn cũng thấy vui vẻ và hạnh phúc. Bản thân sẽ không thấy hổ thẹn, không thấy day dứt. Dù nghèo nhưng cũng không được trộm cắp, dù muốn cũng phải cắn răng chịu đựng. Có rất nhiều người lâm vào hoàn cảnh bế tắc nên đã làm “liều’ đi ăn trộm, đi đánh bài bạc, đi làm những việc xấu xa để mong có tiền tiêu.

Thực ra đến bước đường cùng họ mới làm như vậy nhưng đây là điều không nên. Một lần rồi còn có lần thứ hai, thứ ba và cứ tiếp diễn như thế. Để tấm lòng mình thanh sạch, không bị phủ đục thì cuộc sống dù khó, dù thiếu vẫn thấy rằng mình thanh thản, không phải cắn rứt.

Vế thứ hai của câu nói “Rách cho thơm” ý chỉ dù rách nát, quần áo không lành lặn thì cũng không được để bẩn, phải để chúng luôn thơm tho, để người khác nhìn vào không kì thị và không chỉ trọ. Chúng ta vẫn thấy rất nhiều người nghèo đói, quần áo không có mặc nhưng họ vẫn luôn giữ được sự thơm tho, sạch sẽ. Ý thứ hai của từ “thơm” cũng như từ “sạch”. Ý chỉ những điều trong sáng, đúng đắn, luôn giữ đúng đạo nghĩa, không khiến cho tâm hồn phải bận tâm suy nghĩ nhiều.

Em đã từng thấy có hai mẹ con nghèo đến nỗi những bữa cơm cũng thiếu, nhiều khi còn phải nhờ sự giúp đỡ của mọi người nhưng vào căn nhà họ luôn sạch sẽ, tinh tươm. Đứa bé nhiều lúc đói, thấy người khác ăn cũng phát thèm nhưng kiềm chế và nhẫn nhịn chờ mẹ mamg chút gì đó về.

Câu tục ngữ khuyên con người ta dù phải rơi vào thiếu thốn đến cùng cực thì hãy luôn giữ tấm lòng mình được thanh sạch, không bị những thứ xấu dụ dỗ, không bị những điều không nên lôi kéo vào. Bởi rằng nó sẽ tạo thành thói quen, thành một con đường không tốt về sau mà mọi người cứ mặc định bước vào.

Khi chúng ta giữ được sự trong sáng của tâm hồn thì cuộc sống thiếu thốn vật chất nhưng niềm vui và sự thanh thản trong tâm hồn vẫn luôn hiện hiển trong đôi mắt thánh thiện ấy.

Cha ông ta có câu “Gần bùn mà chẳng hôi tanh mùi bùn” cũng nhằm nhắn nhủ điều này đối với mọi người. Sống đẹp, sống đúng là cách sống mà chúng ta cần vươn tới.

Đối với những người trẻ, đừng để bị cuốn vào vòng quay của xã hội mà đánh mất đi cái tốt đẹp của bản thân mình

Thật vậy, câu tục ngữ đã có ý nghĩa vô cùng to lớn đối với cuộc sống của mỗi người. Giúp chúng ta sống tốt, sống đẹp, sống hạnh phúc hơn, trở thành người có ích cho xã hội.

Đạt Trần
12 tháng 3 2019 lúc 15:54

Mỗi người đều có một cuộc sống của riêng mình, và chính ta sẽ là người họa sĩ sáng tác nên bức tranh nghệ thuật của chính đời mình. Vậy để bức tranh ấy hay chính cuộc sống của con người luôn đẹp đẽ, ta cần không ngừng hướng về những lối sống tốt đẹp, có ý nghĩa trong cuộc sống, và một trong số đó, chính là biết giữ gìn nhân phẩm, nhân cách của chính bản thân mình. Do đó, từ xa xưa, ông cha ta đã có câu “Đói cho sạch rách cho thơm”

.Câu tục ngữ tuy ngắn gọn mà lại giàu ý nghĩa vô cùng. Mượn hình ảnh thực để nói những điều sâu xa, “đói” và “rách” là tượng trưng cho sự thiếu thốn, khổ cực của những mảnh đời khó khăn trong cuộc sống, Đi kèm với hai động từ này là hai tính từ “sạch” và “thơm”, tượng trưng cho sự thanh cao, tâm hồn không vẩn đục mà lúc nào cũng đẹp đẽ. Qua câu tục ngữ trên, ông cha ta đã đặt ra một bài học đạo lý vô cùng sâu sắc và đầy ý nghĩa về nhân phẩm của mỗi con người. Cho dù ta có lâm vào hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn đến nhường nào, nhưng vẫn luôn cần biết giữ cho mình một tâm hồn trong sạch, không làm những điều xấu xa để vì sự sống.

Bài học về nhân cách luôn là một trong những bài học muôn đời cho bất kỳ một thế hệ nào. Ai trong chúng ta cũng đều có cái gọi là lòng tự trọng hay nhân phẩm, đó là một trong những giá trị trân quý mà mỗi người đều phải giữ gìn. Nhân phẩm thể hiện một con người có đạo đức hay không, có được xã hội thừa nhận hay không. Một kẻ xấu xa luôn làm những điều trái với pháp luật chắc chắn sẽ không bao giờ được người xung quanh kính nể hay tôn trọng, một người có đạo đức tốt, hành động đúng đắn sẽ luôn được tôn trọng và chào đón trong bất kỳ hoàn cảnh nào. Nhân cách luôn là lăng kính để người khác soi chiếu và đánh giá chính bản thân ta.

Xã hội này luôn tồn tại những hoàn cảnh khó khăn, cơ cực, thiếu thốn và con người có nhiều cách để đấu tranh cho cuộc sống của mình ngày càng tốt đẹp hơn. Sự đấu tranh ấy có thể là tích cực hoặc tiêu cực. Tiêu cực là khi họ bất chấp tất cả, bán rẻ nhân phẩm, để thực hiện những hành động xấu xa, có hại cho xã hội , trái với pháp luật. Còn tích cực là khi họ lấy chính hoàn cảnh của mình để làm động lực, đấu tranh, hướng về những điều thiện, tốt đẹp, tìm kiếm cơ hội để cải thiện cuộc sống mà không trái với lương tâm, xã hội. Và đó chính là những con người có nhân phẩm, đạo đức, lòng tự trọng.

Dù hoàn cảnh của bạn có khó khăn đến đâu, dù cho bạn có đang bất lực với cuộc sống thế nào, nhưng vẫn luôn cần phải giữ cho lương tâm của mình trong sạch, không vẩn đục. Lòng tự trọng sẽ giúp bạn không bị người đời khinh rẻ, miệt thị, giúp bạn có ý chí, nghị lực để vươn lên trong cuộc sống, khiến cho tâm hồn bạn luôn thanh thản, nhẹ nhõm . Nhân vật Lão Hạc trong truyện ngắn cùng tên của nhà văn Nam Cao chính là một minh chứng tiêu biểu cho việc “đói cho sạch, rách cho thơm”, ông đã quyết tự kết liễu đời mình khi hoàn cảnh sống đã thiếu thốn đến bước đường cùng, để không phải lâm vào con đường tội lỗi mà kiếm sống qua ngày. vforum.vn Hay chính Chí Phèo, hắn cũng đã chọn cái chết thay vì cứ tiếp tục đi vào con đường tội lỗi của một tên ác quỷ. Đó đều là những nhân vật như những tấm gương sáng của việc giữ gìn và bảo trọn nhân cách đến những giây phút cuối cùng.

Trong xã hội hôm nay, lòng tự trọng luôn là một trong những yếu tố vô cùng cần thiết của mỗi người trong cuộc sống hàng ngày, giữ cho tâm hồn không vẩn đục, xấu xa là một bài học thiết yếu mà mỗi người cần không ngừng rèn luyện bản thân mình. Một con đường tội lỗi để thoát khổ, thoát nghèo không bao giờ là sự lựa chọn đúng đắn hay hợp đạo lý, dù cho con đường ấy có nhanh chóng hay dễ dàng hơn, nhưng đổi lại là sự khinh miệt, tẩy chay của xã hội thi cũng có ý nghĩa gì? Vì “giấy rách phải giữ lấy lề”, dù bạn có thể thiếu thốn về vật chất, nhưng nếu tâm hồn bạn luôn giàu đẹp thì sự thiếu thốn vật chất kia cũng không thể không khắc phục.

“Đói cho sạch rách cho thơm” là một câu tục ngữ hay và ý nghĩa biết bao, Nó là một bài học, một đạo lý, một cẩm nang sống cần thiết đối với mỗi cá nhân, mỗi con người trong xã hội hôm nay trên con đường để vẽ nên bức tranh cuộc đời đẹp đẽ của chính mình

Thảo Phương
12 tháng 3 2019 lúc 16:02

I. MỞ BÀI

Dẫn dắt, giới thiệu câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Khái quát ý kiến, nhận định về câu tục ngữ trên (ý nghĩa, gửi gắm đạo lý,...).

II. THÂN BÀI

* Giải thích ý nghĩa câu nói:

- “Đói cho sạch, rách cho thơm” mang ý nghĩa: dù đói rách, cùng khổ hay gặp khó khăn vất vả cũng phải biết gìn giữ nhân cách và phẩm chất tốt đẹp, sống ngay thẳng, trong sạch.

- Giá trị của câu tục ngữ: Là đạo lý giáo hóa, khuyên răn sâu sắc giúp con người gìn giữ nhân phẩm và đạo đức.

* Vì sao phải sống “Đói cho sạch, rách cho thơm”?

- Khuất phục trước sự túng quẫn, đói rách mà làm điều sai trái sẽ dần khiến con người đánh mất nhân phẩm và ngày càng lún sâu vào tăm tối, khó quay đầu lại.

- Mượn cớ khốn cùng, vất vả để sống lầm lạc, buông thả, làm điều bất nhân cuối cùng cũng sẽ phải nhận lãnh hậu quả xứng đáng.

- Giữ vững tâm hồn trước mọi gian khổ, khó khăn giúp con người nâng cao phẩm cách và sở hữu một ý chí dẻo dai, kiên cường.

- Kiên trì sống trong sạch, ngay thẳng giúp con người rèn luyện bản lĩnh và chiến thắng mọi gian lao, thử thách .

- Con người có lối sống đẹp sẽ được mọi người tôn trọng, yêu quý.

- Mỗi con người biết sống tốt trước mọi khó khăn đều mang lại sự vui sướng và thanh thảng cho bản thân đồng thời góp phần làm xã hội hài hòa, tốt đẹp hơn.

* Chứng minh “Đói cho sạch, rách cho thơm” là cách sống đúng:

Ví dụ: câu chuyện về người đàn ông thất nghiệp phải đi ăn xin ở Mỹ. Dù nghèo đói nhưng ông không tham lam và đã trả lại chiếc thẻ tín dụng có số tiền gần 1 triệu USD cho người bố thí ông sau đó ông nhận được sự tin trân trọng, giúp đỡ của rất nhiều người và được tin tưởng giao cho một công việc ổn định,...(có thể dẫn chứng ngắn gọn một vài ví dụ thực tế mà em biết).

III. KẾT BÀI

Khẳng định lại suy nghĩ về câu tục ngữ “Đói cho sạch, rách cho thơm” (ý nghĩa, đúng đắn,...). Đúc kết bài học kinh nghiệm và đưa ra lời khuyên.


Các câu hỏi tương tự
Chi Mary
Xem chi tiết
Chi Mary
Xem chi tiết
Bạch Tiểu
Xem chi tiết
LiLy Nguyễn ( LoVeLy ArM...
Xem chi tiết
Ice Tea
Xem chi tiết
huu tin nguyen
Xem chi tiết
Ham Học Hỏi
Xem chi tiết
Mai Huy Long
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Huyền Diệu
Xem chi tiết