Hướng dẫn soạn bài Nhớ rừng - Thế Lữ

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Vũ Thúy An

Lập dàn ý chi tiết cho đề bài sau:

Giới thiệu về một loài vật nuôi

giúp mk vứi!!!

Ham Học Hỏi
1 tháng 1 2018 lúc 20:49

Có rất nhiều loài vật đã được con người thuần hoá, nuôi dưỡng và trở thành "thú cưng" trong mỗi gia đình. Nhưng trong số đó, có thể nói mèo là loài vật được yêu chiều, nâng niu nhất.

Mèo nhà là một phần loài trong họ mèo (trong họ mèo còn có báo, linh miêu..). Theo những căn cứ khoa học đáng tin cậy thì chúng đã sống gần gũi với loài người trong khoảng từ 3.500 năm đến 8.000 năm.

Có rất nhiều các giống mèo khác nhau, một số không có lông hoặc không có đuôi. Các màu lông mèo rất đa dạng: màu trắng, màu vàng, màu xám tro... Có những chú mèo mang nhiều màu lông nên có những tên gọi như mèo tam thể (có ba màu lông), mèo vằn (hai màu lông chạy xen nhau), mèo đốm,...

Mèo con từ 1 tháng tuổi trở lên đã được mèo mẹ dạy các động tác săn bắt mồi như chạy, nhảy, leo trèo, rình và vồ mồi. Mèo 4 tháng tuổi có thể bắt được chuột, gián, thạch sùng... Chúng giao tiếp bằng cách kêu "meo”, "mi-ao", "gừ-gừ", rít, gầm gừ và ngôn ngữ cơ thể. Mèo trong các bầy đàn sử dụng cả âm thanh lẫn ngôn ngữ cơ thể để giao tiếp với nhau.

Thông thường mèo nặng từ 2,5 kg đến 7 kg. Cá biệt, một số chú mèo từng đạt tới trọng lượng 23 kg vì được cho ăn quá nhiều. Trái lại, cũng có những chú mèo rất nhỏ (chưa tới 1,8 kg), ở tình trạng nuôi trong nhà, mèo thường sống được từ 14 năm tới 20 năm. Chú mèo già nhất từng biết đến trên thế giới đã sống 36 năm. Mèo giữ năng lượng bằng cách ngủ nhiều hơn đa số các loài động vật khác, đặc biệt khi chúng già đi. Thời gian ngủ hàng ngày có khác nhau, thường là 12 giờ đến 16 giờ, mức trung bình 13 giờ đến 14 giờ. Một số chú mèo có thể ngủ 20 giờ trong ngày. Vì thường chỉ hoạt động nhiều lúc mặt trời lặn, mèo rất hiếu động và hay đùa nghịch vào buổi tối và sáng sớm.

Mèo là những "vận động viên điền kinh" tài giỏi có thể chạy rất nhanh và nhảy xuống đất từ độ cao lớn. Có điều đó vì chúng có cấu tạo cơ thể rất đặc biệt.

Mèo có bốn chân, mỗi bàn chân đều có vuốt và đệm thịt ở phần tiếp xúc với mặt đất. Giống như mọi thành viên khác của họ mèo, vuốt của mèo thu lại được. Bình thường, ở vị trí nghỉ các vuốt được thu lại trong da và lông quanh đệm ngón. Điều này giữ vuốt luôn sắc bởi chúng không tiếp xúc với mặt đất cũng như cho phép mèo đi nhẹ nhàng rình mồi. Các vuốt chân trước thường sắc hơn so với phía sau. Mèo có thể giương một hay nhiều vuốt ra tùy theo nhu cầu. Khi rơi từ trên cao xuống, mèo có thể sử dụng cảm giác thăng bằng sắc bén và khả năng phản xạ của nó tự xoay thân tới vị trí thích hợp. Khả năng này được gọi là "phản xạ thăng bằng." Nó luôn chỉnh lại thăng bằng cơ thể theo một cách, khiến chúng luôn có đủ thời gian thực hiện phản xạ này khi rơi. Giống như chó, mèo là loài vật đi trên đầu ngón chân: chúng bước trực tiếp trên các ngón, các xương bàn chân của chúng tạo thành phần thấp nhìn thấy được của cẳng chân. Mèo có thể bước rất chính xác, bởi vì khi đi, chúng đặt bàn chân sau (hầu như) trực tiếp lên đầu của bàn chân trước, giảm thiểu tiếng ồn và dấu vết để lại. Điều này cũng giúp chúng có vị trí đặt chân sau tốt khi bước đi trên bề mặt ghồ ghề.

Hỗ trợ đắc lực cho mèo trong quá trình di chuyển, ngoài chân ra còn có đuôi. Đuôi mèo dài và uyển chuyển, chúng được dùng để xua đuổi ruồi muỗi. Nhưng chức năng chủ yếu là giữ thăng bằng khi chạy nhảy leo trèo.

Tai mèo khá thính. Đa số mèo có tai thẳng vểnh cao. Nhờ tính năng động cao của cơ tai mà mèo có thể quay người về một hướng và vểnh tai theo hướng khác. Mắt mèo cũng là một bộ phận khá đặc hiệt. Nghiên cứu cho thấy tầm nhìn của mèo tốt nhất vào ban đêm so với người, và kém nhất vào ban ngày. Màu mắt của mèo khá đa dạng: màu vàng, màu đen, màu nâu, màu xanh... về thính giác, con người và mèo có tầm thính giác ở mức thấp tương tự như nhau, nhưng mèo có thể nghe được những âm thanh ở độ cao lớn hơn, thậm chí tốt hơn cả chó. Khi nghe âm thanh nào đó, tai mèo sẽ xoay về hướng đó; mỗi vành tai mèo có thể quay độc lập về hướng nguồn âm thanh. Khứu giác của mèo cũng rất phát triển. Nó mạnh gấp 14 lần so với của con người. Số lượng tế bào khứu giác ở mũi của chúng cũng nhiều gấp đôi, do dó mèo có thể ngửi thấy những mùi mà chúng ta không nhận thấy được.

Mèo là động vật ăn thịt thế nên đối tượng để nó săn mồi cho nhu cầu sinh tồn là những loài vật nhỏ như: chuột, rắn, cóc nhái, cá... Vũ khí để săn mồi là móng vuốt. Khi gặp con mồi, nó thường đứng từ xa cách con mồi khoảng chừng 5 đến 6 mét. Sau đó nó nằm bẹp hạ cơ thể xuống sát đất, mắt chăm chăm nhìn không nháy mắt đến đối tượng đồng thời bước tới con mồi cần săn rất nhẹ nhàng. Khi đến gần khoảng cách mà nó cảm thấy ăn chắc, loài mèo tung ra sức mạnh cuối cùng bằng cách đẩy mạnh 2 chân sau và đồng thời phóng mạnh toàn cơ thể tới phía trước và dùng móng sắc nhọn duỗi thẳng ra và chụp lấy con mồi. Ngày nay, loài mèo luôn sống với người qua nhiều thế hệ con cháu. Cho nên, thức ăn của loài mèo là cơm hoặc thức ăn sẵn. Những thức ăn ưa thích nhất của loài mèo vẫn là món cá.

Mèo thường tránh nơi ẩm ướt và ở rất sạch sẽ. Để làm vệ sinh cho cơ thể, nó thường thè lưỡi ra, tiết nước bọt vào chân của nó rồi bôi lên mặt và toàn thân thể. Hành động này cho thấy mục đích nó muốn xóa sạch các vết bẩn, ngay cả hơi tay của con người vừa mới bồng hay vuốt ve nó. Loài mèo luôn tự làm lấy vệ sinh cho cơ thể nhiều lần trong ngày, thường là lúc nó mới ngủ dậy hay đi đâu đó về. Hành động đó đã trở thành thói quen thường thấy ở loài mèo ngay cả khi cơ thể của nó không có vết bẩn nào cả.

Trải qua một thời gian dài được con người thuần dưỡng, ngày nay, mèo đã trở thành một loài vật cưng trong nhiều gia đình, đặc biệt là các em nhỏ. Mèo không chỉ là một "người bảo vệ", một "dũng sĩ diệt chuột" mà còn là một loài vật cảnh hết sức dễ thương. Có lẽ bởi vậy, tình cảm giữa con người và loài mèo sẽ ngày càng gắn bó hơn.

Bích Ngọc Huỳnh
2 tháng 1 2018 lúc 9:36

I. Mở bài: Giới thiệu về con chó mà em rất yêu quý.

Chú chó nhà em là một con vật rất dễ thương và thông minh, ngoài việc coi nhà chó cũng là động vật thông minh và luôn trung thành với con người.

II. Thân bài

1. Nguồn gốc

– Tổ tiên của chó là cáo và sói.

– Chó được con người thuần hóa.

– Sau nhiều lai tạo ngày nay cho có nhiều giọng khác nhau.

2. Phân loại

Nhiều giống chó khác nhau ví dụ chó ta, chó bẹc, chihuahua, husky,…

3. Đặc điểm

+ Ngoại hình

– Có bộ lông rậm rạp

– Thị thính và thính giác rất phát triển

– Có bốn chi, ngửi mùi tốt và nhanh nhẹn, thị giác lại kém.

+ Đặc điểm sống của loài chó

– Về sinh sản: chó sinh sản theo lứa.

– Về sinh sống: chó sống theo bầy đàn, chó nhà thì thường có 1 con.

4. Vai trò

– Chó loài vật thông minh, dễ gần, nuôi chó thường giữ nhà rất hay.

– Chó trở thành người bạn trung thành và gần gũi với con người.

– Chó còn làm nhiệm vụ trong đặc vụ, chó cảnh sát.

III. Kết bài

Đưa ra cảm nghĩ riêng của em về con chó mà em yêu quý.

Chó luôn trung thành và thân thiết với con người, hãy luôn bảo vệ loài động vật này và chúng chắc chắn sẽ không làm bạn thất vọng.

Phuongdungnguyen Nguyen
1 tháng 1 2018 lúc 20:30

ý bạn là thuyết minh hả

Nguyễn Hải Đăng
1 tháng 1 2018 lúc 21:25

MB:

- Trâu là một loại động vật chủ yếu dùng vào việc kéo cày.

- Trâu là người bạn của nhà nông từ xưa đến nay.

TB:

* Ngoại hình:

Trâu đực tầm vóc lớn, câu đối, dài đòn, trước cao phía sau thấp, rất khoẻ và hiền. Trâu cái tầm vóc vừa cũng to nhưng chưa bằng con đực, rất linh hoạt và hiền lành không kém.

* Các bộ phận:

Trâu to lớn, khoẻ mạnh, thân hình cân đối.

- Đầu: Trâu đực đầu dài và to nhưng vừa phải, trâu cái đầu thanh và dài. Da mặt trâu khô, nổi rõ các mạch máu. Trán rộng phẳng hoặc hơi gồ. Mắt to tròn, lanh lẹ, có mí mắt mỏng, lông mi dài rất dễ thương. Mũi kín, lúc nào cũng bóng ướt. Mồm rộng, có răng đều, khít, không sứt mẻ. Tai trâu to và phía trong có nhiều lông. Đặc biệt là cặp sừng thanh, cân đối, đen, ngấn sừng đều.

- Cổ và thân: Cổ trâu dài vừa phải, liền lạc, ức rộng, sâu. Lưng trâu dài thẳng nhưng cũng có con hơi cong. Các xương sườn to tròn, khít và cong đều. Mông trâu to, rộng và tròn.

- Chân: Bốn chân thẳng to, gân guốc, vững chãi. Hai chân trước của trâu thẳng và cách xa nhau. Bàn chân thẳng, tròn trịa, vừa ngắn và vừa to. Các móng khít, tròn, đen bóng, chắc chắn. Chân đi không chạm khoeo, không quẹt móng và hai chân sau đi đúng dấu bàn chân trước hoặc hơi chồm về phía trước.

- Đuôi: To, thon ngắn, cuối đuôi có một túm lông để xua ruồi muỗi.

- Da trâu mỏng và bóng láng.

- Lông đen mướt, thưa, cứng và sát vào da.

* Khả năng làm việc:

- Trâu rất khoẻ và siêng năng, cần cù, thông minh, kéo cày giúp người nông dân ngoài đồng suốt cả ngày từ sáng sớm tinh mơ. Trâu chẳng nề hà công việc nặng nhọc.

* Đặc tính, cách nuôi dưỡng:

- Trâu rất dễ nuôi, hay ăn, chóng lớn, tính nết lại hiền lành.

- Hàng ngày, cho trâu uống nước sạch đầy đủ (mỗi con khoảng 30 -> 40 lit nước cho một con).

- Nếu trâu làm việc ban ngày nên cho trâu ăn đủ ba bữa chính sáng, trưa và tối. Sau khi đi làm về không nên cho trâu ăn ngay mà nên cho trâu nghỉ ngơi, sau đó tắm rửa sạch sẽ, khoảng 30 phút sau cho trâu uống nước có pha ít muối rồi mới cho ăn.

- Mùa nắng, khi làm việc xong thì không cho trâu uống nước ngay, cho nghỉ ngơi khoảng 15 đến 20 phút rồi cho từ từ uống.

- Chăm sóc trâu cũng rất dễ dàng. Nên xoa bóp vai cày của trâu sau khi kéo cày xong. Tắm rửa và cho nghỉ ngơi đều đặn. Mỗi buổi làm việc trâu cần nghỉ hai lần , mỗi lần khoảng 30 phút đến một tiếng đồng hồ. Nếu trâu làm việc liên tục 5 -> 6 ngày phải cho trâu nghỉ một ngày.

- Trong thời gian làm việc nếu thấy trâu có dấu hiệu mệt, sức khoẻ giảm sút, nên cho trâu nghỉ 4 – 5 ngày và bồi dưỡng cỏ tươi, cám, cháo …

KB:

Ngày nay, nước ta tuy có máy móc nhưng trâu vẫn là một con vật rất cần thiết cho nhà nông. Trâu vẫn là người bạn không thể thiếu của nhà nông không gì có thể thay thế. Ông cha ta đã nhận xét “Con trâu là đầu cơ nghiệp” là như thế.

Phạm Linh Phương
1 tháng 1 2018 lúc 21:26

I.Mở bài

-Trâu là loài vật nuôi gắn bó với người dân Việt Nam.

-Nó có vai trò và tác dụng lớn với cuộc sống lao động và sản xuất của con người.

II.Thân bài

1.Nguồn gốc và đặc điểm của co trâu:

-Trâu nhà có nguồn gốc từ trâu rừng thuần hóa.

-Thuộc bộ móng guốc,là động vật nhai lại,có họ với bò.

-Hình dáng:lông trâu màu xám đen hoặc đen trắng,dáng to lớn,vạm vỡ,có 4 chân chắc khỏe;đầu có cặp sừng rỗng và cong hình lưỡi niềm,đuôi dài. Nặng trung bình 400kg.

-Trâu ăn cỏ,rơm,rạ và biết bơi.

-Trâu cái mỗi năm có thể đẻ một lần,thời gian mang thai là 11 tháng,trâu con thường gọi là nghé.

2.Lợi ích của trâu:

-Trâu cung cấp sức kéo:kéo cày,kéo xe...

-Trâu cung cấp thịt,sữa.

-Da trâu thường làm trống,sừng trâu làm tù và,đồ mĩ nghệ.

-Phân trâu dùng bón ruộng.

3.Sự gắn bó của trâu với con người:

-Trâu xuất hiện trong ca dao,trong tranh dân gian,trâu xuất hiện trong lễ hội.

+Ở Đồ Sơn nổi tiếng với lễ hội trọi trâu.

+Trâu là vật để tế thần linh

+Trâu đi vào tiềm thức của người xa quê

III.Kết bài

-Sản xuất nông nghiệp ít nhiều được thay thế bằng máy móc nhưng con trâu vẫn giữ vai trò to lớn.

-Hình ảnh con trâu vẫn là hình ảnh đẹp trong bức tranh làng quê Việt Nam.

Bích Ngọc Huỳnh
2 tháng 1 2018 lúc 9:36

Con mẻo

I. Mở bài: Giới thiệu về loài mèo, con vật gần gũi với chúng ta.

II. Thân bài:

– Đặc điểm:

+ Mèo là động vật 4 chân, thuộc lớp thú, lông dày, nhiều màu khác nhau.

+ Ria mép : dài.

+ Tai: có thể nghe âm thanh từ rất xa, nhạy cảm với âm thanh.

+ Mắt: ban đêm, mắt mèo mở to như trăng rằm, mắt mèo có hình hạt táo.

+ Chân: cũng như chó thì mèo có móng vuốt dài, bàn chân có đệm thịt dày.

+ Đuôi: dài nhiệm vụ chính là giữ thăng bằng.

– Tập tính:

+Mèo thích ấm áp, sợ rét.

+ Mèo rất thích bắt chuột.

+ Mèo rất thích leo trèo, bắt chuột.

+ Loài mèo thích được vuốt ve.

– Vai trò:

+ Con mèo loài vật có ích: bắt chuột để bảo vệ mùa màng, giữ gìn đồ dùng tránh xa sự phá hoại của chuột.

+ Nhiều người nuôi để làm cảnh với nhiều giống mèo đẹp.

III. Kết bài: Nêu lên được vai trò, lợi ích của loài mèo đối với con người.


Các câu hỏi tương tự
nguyễn thị diễm my
Xem chi tiết
Đăng Vũ
Xem chi tiết
Lê quỳnh
Xem chi tiết
Hoàng Thùy Linh
Xem chi tiết
Spent Ryder
Xem chi tiết
Anh Thư Lâm
Xem chi tiết
Hà Thị Thu
Xem chi tiết
D-low_Beatbox
Xem chi tiết
Minh Phương
Xem chi tiết