Tuyển Cộng tác viên Hoc24 nhiệm kì 26 tại đây: https://forms.gle/dK3zGK3LHFrgvTkJ6

Bài viết số 3 - Văn lớp 9

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Văn Thao

Lập dàn ý bài viết số 3 đề 2

Thank all !

Ko chép mạng nha

Bobovàkisskhácnhau Ởđiểm...
25 tháng 12 2018 lúc 19:49

1MB:

-Giới thiệu về câu chuyện định gặp

2TB:

-Tình huống gặp gỡ (mk viết gặp ở viện bảo tàng )

+ Để thưởng cho thành tích học tập năm vừa qua của tôi, bố mẹ quyết định co tôi có buỗi tham khu bảo tàng lịch sử

+ Ngồi trong xe ,tâm trạng náo nức ( mt buổi sáng hôm đó)

+ Đến nơi (miêu tả khung cảnh ở đó)=> bố mẹ dặn chỉ đi đến 10h => 1 mình đi vào trong viện bảo tàng

+ Tôi rất tích khu trưng bày cổ vật chiến tranh :máy bay B52 của Mĩ, những bộ quân phục đã bạc màu , những chiếc đồng hồ mất kim,..=> cuộc chiến tranh chống Mĩ thu nhỏ

+ Bỗng phát hiện ra chiếc xe không kính đc đặt trong tủ kính => phát hiện đó là chx xe trong bài thơ "..." của PTD

+ Đang mải mê ngắm chiếc xe=> bàn tay đặt lên vai , 1 giọng nới cất lên:" cháu cũng biết chiếc xe này à"

-Miêu tả hình dáng của người chiến sĩ:

+ tầm 70 tuổi , giọng nới trầm ấm , khuôn mặt trang nghị, đôi mắt cương trực

- quân phục treo đầy huy trương

-Nội dung cuộc trò chuyện :

+ Kể về cuộc chiến đấu gian khổ

+Kể về vẻ đẹp của người lính- có 1 lần dừng chân lại để tránh bom => nổ ngay bên cạnh=> ngiều anh em đồng chí hy inh

- Mặc dù chiến tranh gian khổ những vẫn vui ( cũng anh em bắt tay qua ô của kính, cùng ăn chung bát đũa, cùng nhau chiến đấu vượt qua khó khăn gian khổ )

- không có kính đi lại rất khó khắn=> bụi quốn vào mặt mũi, mưa tuôn mưa xối vào thân thể=> nguy hiểm ,ảnh hưởng trục tiếp tới sức khỏe

-Ý nghĩa : thế hệ tẻ đang sống trong hòa bình hạnh phúc => sự hy sinh của biết bao đồng bào dân tộc =>mang lại hòa bình ,tự do

-Kết thúc: nói chuyện một lúc lâu thì cũng đã đến giờ phải quay về=>tạm biệt ông=>mong dduocj gặp lại, trò chuyện cùng ông lần nữa

3KB : sự hy sinh của thanh thiếu niên trước đã mang lại cho chúng ta cuộc sống hòa bình=> chúng ta phải cố gắng lao động , học tập góp phần xây dựng quê hương đất nước

C-H-Ú-C B-Ạ-N H-Ọ-C T-Ố-T

minh nguyet
25 tháng 12 2018 lúc 19:57

Bạn tham khảo:

1. Mở bài: Trong cuộc sống, có những người ta chỉ gặp một lần, chỉ trò chuyện chốc lát những cũng đã để lại nhiều dấu ấn, tác động sâu sắc đến cuộc sống chúng ta. Thật may mắn và tình cờ, tôi đã được gặp gỡ và trò chuyện với người lính lái xe trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật. Cuộc gặp gỡ và trò chuyện ấy đã tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi.

2. Thân bài:

Kể lại tình huống được gặp gỡ, trò chuyện với người lính lái xe (Nhà trường tổ chức cho lớp đi thăm nghĩa trang Trường Sơn ngày 27-7. Ở đó, tôi được biết người quản trang chính là người lính Trường Sơn năm xưa…) Miêu tả người lính đó (ngoại hình, tuổi tác, …) Kể lại diễn biến cuộc gặp gỡ và trò chuyện: Tôi hỏi bác về những năm tháng chống Mỹ khi bác lái xe trên tuyến đường Trường Sơn. Người lính kể lại những gian khổ mà bác và đồng đội phải chịu đựng: sự khốc liệt của chiến tranh, bom đạn của kẻ thù là xe bị vỡ kính, mất đèn, không mui. Người lính kể về tinh thần dũng cảm, về tư thế hiên ngang, niềm lạc quan sôi nổi của tuổi trẻ trước bom đạn kẻ thù, trước khó khăn, gian khổ -> Những suy nghĩ của bản thân (xen miêu tả nội tâm + Nghị luận)

3. Kết bài:

Chia tay người lính lái xe. Suy nghĩ về cuộc gặp gỡ, trò chuyện: Những câu chuyện người lính kể cho tôi nghe tác động rất nhiều đến suy nghĩ và tình cảm của tôi. Tôi khâm phục và tự hào về thế hệ cha ông anh dũng, kiên cường đánh giặc và làm nên chiến thắng vẻ vang. Tôi thấm thía hơn giá trị thiêng liêng của chủ quyền tự do, độc lập mà dân tộc ta đã đổ bao xương máu mới giành được. Liên hệ với bản thân: phấn đấu học tập, tu dưỡng. Kể lại buổi gặp gỡ người lính lái xe trong Bài thơ về tiểu đội xe không kính

Nhân một chuyến đi thăm nghĩa trang liệt sĩ, tôi gặp người sĩ quan đang đứng thắp hương cho người đồng đội đã mất.Tôi và người sĩ quan đó trò chuyện rất vui vẻ và thật tình cờ tôi biết được người sĩ quan này chính là anh lính lái xe trong "Bài Thơ Về Tiểu Ðội Xe Không Kính" của Phạm Tiến Duật năm xưa.

Người sĩ quan kể với tôi rằng cuộc kháng chiến của dân tộc ta vô cùng ác liệt, những con đường huyết mạch nối giữa miền Nam và miền Bắc lại là nơi ác liệt nhất. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm dội xuống những con đường này nhằm cắt đứt sự tiếp viện của miền Bắc cho miền Nam. Trong những ngày tháng đó anh chính là người lính lái xe làm nhiệm vụ vận chuyển lương thực, vũ khí, đạn dược... trên con đường TS này. Bom đạn của giặc Mỹ đã biến cho những chiếc xe của các anh không còn kính nữa. Nghe anh kể, tôi mới hiểu rõ hơn về sự gian khổ ác liệt mà những người lính lái xe phải chịu đựng ngày đêm. Nhưng không phải vì thế mà họ lùi bước, họ vẫn ung dung lái những chiếc xe không kính đó băng băng đi tới trên những chặng đường. Họ nhìn thấy đất, nhìn thấy trời, thấy cả ánh sao đêm, cả nhưng cánh chim sa, họ nhìn thẳng về phía trước, phía ấy là tương lai của đất nước được giải phóng, của nhân dân được hạnh phúc, tự do.

Người sĩ quan còn kể với tôi rằng không có kính cũng thật bất tiện nhưng họ vẫn lái những chiếc xe đó, bụi ùa vào làm những mái tóc đen xanh trở nên trắng xóa như người già, bọn họ cũng chưa cần rửa rồi nhìn nhau cất tiếng cười ha ha. Ôi! tiếng cười của họ sao thật nhẹ nhõm. Gian khổ ác liệt, bom đạn của kẻ thù đâu có làm họ nản chí, sờn lòng. Những chiếc xe không kính lại tiếp tục băng băng trên những tuyến đường ra trận, gặp mưa thì phải ướt áo thôi. Mưa cứ tuôn cứ xối nhưng họ vẫn chưa cần thay áo và cứ ráng lái thêm vài trăm cây số nữa, vượt qua những chặng đường ác liệt, đảm bảo an toàn cho những chuyến hàng rồi họ nghĩ mưa sẽ ngừng, gió sẽ lùa vào rối áo sẽ khô mau thôi.

Khi được học "Bài Thơ Về Tiểu Đội Xe Không Kính" tôi cứ luôn suy nghĩ rằng những khó khăn gian khổ ác liệt đó chỉ có nhân vật trong bài thơ mới vượt qua được nhưng đó là những suy nghĩ sai lầm của tôi bởi được gặp, được trò chuyện với người chiến sĩ lái xe năm xưa, tôi mới hiếu rõ hơn về họ. Họ vẫn vui tươi, tinh nghịch. Bom đạn của giặc Mỹ ngày đêm nổ sát bên tai phá hủy con đường, cái chết luôn rình rập bên họ nhưng họ vẫn là những con người lạc quan, yêu đời. Anh sĩ quan lại kể cho tôi nghe trên những cung đường vận chuyển đó anh luôn được gặp những người bạn, những người đồng đội của anh. Có những người còn, có những người đã hy sinh... Trong những giây phút gặp gỡ hiểm hoi đó, cái vắt tay qua ô cửa kính vỡ đã làm cho tình đồng đội của họ thấm thiết hơn rồi những bữa cơm bên bếp Hoàng Cầm với những cái bát, đôi đũa dùng chung, quây quần bên nhau như một đại gia đình của những người lính lái xe TS. Rồi những giây phút nghỉ ngơi trên chiếc võng đu đưa, kể cho nhau nghe sự ác liệt của những cung đường đã đi qua.

Sự dũng cảm của các cô gái thanh niên xung phong luôn đảm bảo cho những chuyến xe thông suốt. Đúng là con đường của họ đang đi, nhiệm vụ của họ đang làm vô vùng nguy hiểm. Bom đạn Mỹ hạ xuống bất cứ lúc nào, cả ngày lẫn đêm. Anh sĩ quan còn nói cho tôi biết những chiếc xe ấy không chỉ mất kính mà còn mất cả đèn, rồi không có mui xe, thùng xe rách xước, những thiếu thốn này không ngăn cản được những chiếc xe vẫn chạy băng băng về phía trước, phía trước ấy là miền Nam ruột thịt. Nghĩ đến hình ảnh những chiếc xe băng băng về phía trước tôi lại nghĩ đến những người lính lái xe. Họ thật dũng cảm, hiên ngang, đầy lạc quan, có chút ngang tàng nhưng họ sống và chiến đấu vì Tổ Quốc, vì nhân dân. Những chuyến hàng của họ đã góp phần tạo nên chiến thắng của dân tộc ta: chiến thắng mùa xuân năm 1975, giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.

Tôi và anh sĩ quan chia tay nhau sau cuộc gặp gỡ và nói chuyện rất vui. Tôi khâm phục những người lính lái xe bởi tình yêu nước, ý chí kiên cường của họ và tôi hiểu rằng thế hệ chúng tôi luôn phải ghi nhớ công ơn của họ, cần phải phấn đấu trở thành công dân gương mẫu, nắm vững khoa học, kĩ thuật để xây dựng một đất nước văn minh, hiện đại


Các câu hỏi tương tự
Lê Văn Thao
Xem chi tiết
Lê Văn Thao
Xem chi tiết
Nguyễn Thùy Dương
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Ngà
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Hồng Hạnh
Xem chi tiết
Vũ Nguyễn
Xem chi tiết
Y Sương
Xem chi tiết
Trang Phan
Xem chi tiết