Violympic toán 7

b. ong bong

ko ai trả lời nên mik gửi lại giúp mik ikkkkkkkk cần gấp lắm rồi mik gửi ở dưới

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 22:55

Câu 1:

Vận dụng tính chất tổng các góc trong 1 tam giác bằng $180^0$ và tính chất tia phân giác ta có:

\(\widehat{A}=180^0-(\widehat{B}+\widehat{C})=180^0-(2\widehat{IBC}+2\widehat{ICB})\)

\(=180^0-2(\widehat{IBC}+\widehat{ICB})=180^0-2(180^0-\widehat{BIC})=180^0-2(180^0-120^0)=60^0\)

Đáp án C

Câu 2:

$\widehat{B}=180^0-(\widehat{A}+\widehat{C})=180^0-(100^0+50^0)=30^0$

$\Rightarrow \widehat{B}< \widehat{C}< \widehat{A}$

$\Rightarrow AC< AB< BC$ (tính chất cạnh chắn góc bé hơn thì bé hơn)

Đáp án A

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 22:58

Câu 3:

Tam giác $ABC$ có $AB=AC$ nên là tam giác cân tại $A$

$\Rightarrow \widehat{B}=\widehat{C}$

Mà $\widehat{A}=\widehat{B}$

$\Rightarrow \widehat{A}=\widehat{B}=\widehat{C}$

$\Rightarrow \triangle ABC$ đều.

Đáp án D

Câu 4:

Tam giác $ABC$ cân ở $A$ nên $\widehat{B}=\widehat{C}$

$\Rightarrow 2\widehat{B}=\widehat{B}+\widehat{C}=180-\widehat{A}$

$\Rightarrow \widehat{B}=\frac{180^0-\widehat{A}}{2}=\frac{180^0-136^0}{2}=22^0$

Đáp án A.

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:03

Câu 5:

Áp dụng định lý Pitago cho tam giác $ABC$ vuông tại $A$:
$AB^2+AC^2=BC^2$

$AC=\sqrt{BC^2-AB^2}=\sqrt{7,5^2-4,5^2}=6$ (cm)

Đáp án D

Câu 6:

Dễ có $\triangle ABM=\triangle ACM$ (c.c.c)

$\Rightarrow \widehat{AMB}=\widehat{AMC}$

Mà $\widehat{AMB}+\widehat{AMC}=\widehat{BMC}=180^0$

$\Rightarrow \widehat{AMC}=90^0$

Tam giác $ABC$ cân tại $A$ nên $\widehat{ABM}=\widehat{ABC}=\frac{180^-\widehat{A}}{2}< \frac{180^0}{2}=90^0$

Do đó $\widehat{ABM}\neq \widehat{AMC}$

Đáp án B

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:04

Câu 7:

Bậc của đơn thức $-2x^3yz^2$ là:

$3+1+2=6$

Đáp án A

Câu 8:

Theo định lý Pitago cho tam giác vuông, độ dài cạnh huyền là: $\sqrt{6^2+8^2}=10$ (cm)

Đáp án C

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:06

Câu 9:

\(\frac{-1}{2}xy^2.(-4x^3y^3z)=(\frac{-1}{2}.-4).(x.x^3)(y^2.y^3).z=2x^4y^5z\)

Đáp án C

Câu 10: Đáp án D. Xem lại khái niệm đơn thức

Câu 11:

Tam giác $ABC$ đã cân tại $A$ rồi thì chỉ cần thêm điều kiện $\widehat{A}=90^0$ thì sẽ trở thành tam giác vuông cân. Đáp án A

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:09

Câu 12:

Từ đề bài ta thấy:

$BC> AB> AC$

$\Rightarrow \widehat{A}> \widehat{C}> \widehat{B}$ (tính chất góc chắn đoạn thẳng lớn hơn thì lớn hơn)

Đáp án D

Câu 13:

Đáp án A sai, vì tam giác $ABC$ có $AB=AC$ thì mới kết luận được tam giác $ABC$ cân tại $A, \widehat{B}=\widehat{C}$ thôi chứ không có cơ sở để khẳng định $\widehat{B}=\widehat{C}=60^0$

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:15

Câu 14:

Muốn 1 bộ ba số thỏa mãn độ dài 3 cạnh của một tam giác vuông thì tổng các bình phương của 2 cạnh bằng bình phương cạnh còn lại (theo định lý Pitago)

Ở trong 4 đáp án đã cho thấy chỉ có đáp án B có $5^2+12^2=13^2$ nên đáp án B đúng.

Câu 15:

$\widehat{B}+\widehat{C}=180^0-\widehat{A}=180^0-60^0=120^0$

Thay $\widehat{C}=\frac{1}{3}\widehat{B}$ suy ra:

$\widehat{B}+\frac{1}{3}\widehat{B}=120^0$

$\widehat{B}.\frac{4}{3}=120^0$

$\widehat{B}=90^0$

Suy ra tam giác $ABC$ là tam giác vuông.

Đáp án C

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:24

Câu 16:

Số các giá trị của dấu hiệu là số học sinh và bằng $20$

Đáp án D

Câu 17:

Các giá trị khác nhau của dấu hiệu gồm: 4, 5, 6, 7, 8, 9, 10

Có 7 giá trị khác nhau nên đáp án là B

Câu 18:

Đếm đơn giản ta thấy có 6 học sinh đạt điểm 7. Đáp án C

Câu 19: Đếm đơn giản và thống kê lại ta thấy điểm 7 là điểm mà nhiều học sinh đạt được nhất.

Do đó mốt của dấu hiệu là 7. Đáp án C

Câu 20:

Cộng tất cả các giá trị điểm ở trong ô và chia cho 20 (chia trung bình) ta có số trung bình cộng là: 7,55

Đáp án D

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:28

Câu 21:

a)

$2xy^2(-5x^2y^3)=2(-5)(x.x^2)(y^2.y^3)$

$=-10x^3y^5$

Bậc của đơn thức là: $3+5=8$

b) Không thể nhìn được đề bài @_@. Bạn làm tương tự phần a

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:30

Câu 22:

Thay giá trị $x=-1; y=2$ vào biểu thức thôi:

$P=x^2-xy+y^2=(-1)^2-(-1).2+2^2=1+2+4=7$

Akai Haruma
5 tháng 5 2020 lúc 23:35

Câu 23:

a)

Ta thấy $FG\perp ED\Rightarrow \widehat{GFE}=90^0$

Xét tam giác $EFG$ và $ECG$ có:

$\widehat{GFE}=\widehat{GCE}(=90^0)$

$GE$ chung

$EF=EC$ (giả thiết)

$\Rightarrow \triangle EFG=\triangle ECG$ (ch-cgv)

$\Rightarrow \widehat{FEG}=\widehat{CEG}$

$\Rightarrow EG$ là phân giác góc $\widehat{CED}$ (đpcm)

b)

Từ hai tam giác bằng nhau phần a suy ra $GF=GC(1)$

Xét tam giác $DFG$ vuông tại $F$ thì $DG> GF(2)$ do $DG là cạnh huyền.

Từ $(1);(2)\Rightarrow GC< DG$

b. ong bong
5 tháng 5 2020 lúc 19:40

Violympic toán 7Violympic toán 7Violympic toán 7

b. ong bong
5 tháng 5 2020 lúc 19:41

làm đc đến đâu thì lm giúp mik ikkkkkkk

b. ong bong
5 tháng 5 2020 lúc 19:42

@Akai Haruma hoặc ai cx đc pls giúp mikkkkkkk


Các câu hỏi tương tự
b. ong bong
Xem chi tiết
Lê Phương Anh
Xem chi tiết
dang kim chi
Xem chi tiết
Tá Tài Hồ
Xem chi tiết
dang kim chi
Xem chi tiết
Nguyễn Trọng Đức
Xem chi tiết
Bùi Hồng Anh
Xem chi tiết
Nguyễn Thảo My
Xem chi tiết
Tony Nguyễn
Xem chi tiết