Ôn tập học kỳ II

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bích Thủy

Khái niện về oxit , axit , bazo , muối . Cho 3 ví dụ . phân loại các hóa chất trên

Linh Lê
20 tháng 4 2018 lúc 21:58

* -Oxit là hợp chất của hai nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

-Phân loại : +oxit bazơ

+oxit axit

+oxit trung tính: CO, NO

+oxit lưỡng tính: \(ZnO,Cr_2O_3,Al_2O_3\)

* -Axit :Phân tử axit gồm có một hay nhiều nguyên tử hiđro liên kết với gốc axit, các nguyên tử hiđro này có thể thay thế bằng các nguyên tử kim loại.

-Phân loại :

+ Axit không có oxi: HCl, H2S, HBr, HI, HF...

+ Axit có oxi: H2SO4, HNO3, H3PO4, H2CO3...

* -Bazơ: Phân tử bazơ gồm có một nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều nhóm hiđroxit(- OH) -Phân loại:

+ Bazơ tan trong nước : NaOH, KOH, \(Ca\left(OH\right)_2,Ba\left(OH\right)_2\)

*+Bazơ không tan trong nước: Cu(OH)2, Mg(OH)2...

* -Muối:Phân tử muối gồm có một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit

-Phân loại:

+Muối trung hoà: Là muối mà gốc axit không có nguyên tử hiđro có thể thay thế bằng nguyên tử kim loại.

+Muối axit: Là muối mà trong đó gốc a xit còn nguyên tử hiđro chưa được thay thế bằng nguyên tử kim loại.

Như
20 tháng 4 2018 lúc 22:00

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố hóa học trong đó có một nguyên tố là oxi.

Oxit bazơ: thường là oxit của kim loại tương ứng với 1 bazo, là những oxit tác dụng với axít cho ra muối và nước. Một số Oxit bazơ phản ứng với nước tạo thành bazơ tan gọi là kiềm.

Ví dụ: Na2O, NaOH, Fe2O3, Fe(OH)3...

Oxit axit: thường là oxit của phi kim tương ứng với 1 axit, là những oxit tác dụng với bazo tạo ra muối và nước, phản ứng với nước tạo thành 1 axít.

Ví dụ: CO2 , H2CO3, P2O5 , H3PO4..

phân tử muối gồm một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết một hay nhiều gốc axit.

Ví dụ: NaCl, ZnCl2; Al2(SO4)3...

Hải Đăng
20 tháng 4 2018 lúc 22:44

Khái niện về oxit , axit , bazo , muối . Cho 3 ví dụ . phân loại các hóa chất trên

Trương Trường Giang
20 tháng 3 2019 lúc 19:42
Khái niệm oxit

Oxit là hợp chất giữa oxi và một nguyên tố khác. Công thức tổng quát của oxit là MxOy. Trong thành phần cấu tạo của oxit sẽ có hai nguyên tố và một trong số đó là oxi.

Ví dụ khi ta đốt cháy P trong oxi sẽ tạo thành hợp chất P2O5 là một oxit.

Oxit được chia thành 2 loại, đó là oxit axit và oxit bazơ.

Vậy oxit axit là gì? Oxit axit là một oxit của phi kim tương ứng. Các oxit axit thường gặp như P2O5,N2O5,SO2,SO3…… Tương tự như vậy, chúng ta hãy tự mình lấy các ví dụ về oxit axit nhé.

Bên cạnh oxit axit, chúng ta cũng không thể bỏ qua oxit bazơ. Định nghĩa oxit bazơ là các oxit của kim loại và tương ứng với một bazơ. Ví dụ như Al2O3,Na2O,CaO…

Khái niệm axit

Axit là hợp chất gồm một hay nhiều nguyên tử Hidro liên kết với các gốc axit. Các gốc axit này có thể được thay thế bằng một nguyên tử kim loại.

Công thức của Axit HnA. Trong đó n là số nguyên tử H và A là gốc axit.

Các loại axit chúng ta thường gặp như HCl,H2SO4,HNO3,H3PO4… Các axit này đều chứa nguyên tử Hidro nhưng lại có các gốc axit khác nhau. Do đó, tính chất hóa học của chúng cũng sẽ không giống nhau.

Khái niệm bazơ

Bazơ là một hợp chất gồm một nguyên tố kim loại liên kết một hoặc nhiều nhóm hidroxit (OH). Ví dụ về các bazơ thường gặp như NaOH,Ca(OH)2,Al(OH)2…

Từ đó, ta có thể tổng quát công thức chung của bazơ là M(OH)n với n phụ thuộc vào hóa trị của nguyên tố kim loại (do nhóm OH luôn có hóa trị bằng 1).

Bazơ sẽ được chia làm 2 loại, đó là bazơ tan được trong nước hay còn gọi là kiềm và bazơ không tan được trong nước.

Khái niệm muối

Muối là hợp chất tạo bởi một hay nhiều nguyên tử kim loại liên kết với một hay nhiều gốc axit. Công thức tổng quát của hợp chất này là MxAy. Trong đó M là nguyên tử kim loại và A là gốc axit.

Ví dụ về các muối thường gặp như NaCl,ZnCl2,Fe(NO3)3,Zn2(SO4)3…

Muối sẽ được chia thành 2 loại: muối trung hòa và muối axit. Trong đó, muối trung hòa là muối trong gốc axit không có nguyên tử H và muối axit là loại muối trong gốc axit có nguyên tử hidro.

khái niệm oxit axit bazơ muối là gì

Cách gọi tên oxit axit bazơ muối

Sau khi đã tìm hiểu xong khái niệm oxit axit bazơ muối, chúng ta hãy cùng tìm hiểu quy tắc đọc tên các hợp chất này nhé.

Cách đọc tên oxit

Đối với oxit, các đọc tên oxit axit và oxit bazơ sẽ không giống nhau,

Tên oxit bazơ sẽ được đọc là tên kim loại (kèm theo hóa trị) + oxit

Ví dụ: Fe2O3 sẽ được đọc là sắt III oxit.

Tên oxit axit = (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử của phi kim) = tên của phi kim + (Tên tiền tố chỉ số nguyên tử oxi) + Oxit.

Trong đó, các tiền tố sẽ tương ưng là: 1 là mono, 2 là đi, 3 đọc là tri, 4 là tetra và 5 là penta.

Ví dụ: SO2 đọc là lưu huỳnh đioxit, SO3 là lưu huỳnh trioxit…

Cách đọc tên axit

Axit sẽ được chia thành các loại khác nhau. Đó là axit có oxi, axit có ít oxi và axit không có oxi. Cách đọc các loại axit khác nhau sẽ khác nhau.

Axit có oxi sẽ là: Axit + Tên phi kim và cộng với đuôi ic.

Ví dụ: H2SO4 là axit sunfuric, H3PO4 là axit photphoric

Axit không có oxi: Axit + Tên phi kim cộng với đuôi hiđric

Ví dụ: HCl đọc là axit clohidric, HF là axit flohidric

Axit có ít oxi được đọc như sau: Axit + Tên phi kim + ơ

Ví dụ: H2SO3 là axit sunfurơ

Cách đọc tên bazơ

So với oxit là axit, cách đọc tên bazơ tương đối đơn giản.

Một bazơ sẽ có cách đọc là: tên bazơ = Tên kim loại( đọc kèm hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hóa trị) + hiđroxit.

VD: Ca(OH)2: Canxi hidroxit, NaOH: natri hidroxit, Fe(OH)3: sắt (III) hiđroxit.

Cách đọc tên muối

Cách đọc tên muối như sau: Tên muối = tên kim loại (kèm theo hoá trị nếu Kim loại đó có nhiều hoá trị) + tên gốc axit.

VD: Ca(NO3)2 đọc là Canxi nitrat, MgCl2 là Magie clorua, Fe2(SO4)3 tương ứng với sắt (III) sunfat

Để hiểu rõ hơn phần này, chúng ta cần luyện tập thêm các bài tập gọi tên axit bazơ muối nhé.

khái niệm oxit axit bazơ muối và mối quan hệ giữa các chất

Một số tính chất hóa học cơ bản của oxit axit và oxit bazơ

Tính chất hóa học của oxit axit – bazơ muối là một phần kiến thức vô cùng rộng. Nó cũng là kiến thức quan trọng ngoài khái niệm oxit axit bazơ muối. Vì thế, trước tiên, chúng ta hãy cùng tìm hiểu tính chất chung của oxit axit và oxit bazơ – hai chất cơ bản để tạo nên axit, bazơ và muối nhé.

Tính chất hóa học của oxit axit Oxit axit tác dụng với nước để tạo ra axit

Ví dụ: SO3+H2O→H2SO4

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo ra muối và nước

Ví dụ: CO2+Ca(OH)2→CaCO3+H2O. Trong đó CaCO3 kết tủa

Oxit axit tác dụng với oxit bazơ (tan) tạo ra muối

Ví dụ: CO2+Na2O→Na2CO3

Tính chất hóa học của oxit bazơ Oxit bazơ tác dụng với nước để tạo ra dung dịch bazơ

Ví dụ: CaO+H2O→Ca(OH)2

Oxit bazơ tác dụng với dung dịch axit tạo ra muối và nước

Ví dụ: Na2O+2HNO3→2Na(NO)3+H2O

Ngoài ra, oxit bazơ cũng có thể tác dụng với oxit axit để tạo ra muối.

Các tính chất hóa học của oxit axit và oxit bazơ cũng là một trong những cách để điều chế axit, bazơ, muối.

Chúc bạn học tốt !!!


Các câu hỏi tương tự
Lê Thị Thu Hà
Xem chi tiết
Hoàng Ngọc Tuyết Nung
Xem chi tiết
Trang Nguyễn
Xem chi tiết
Ni Ni
Xem chi tiết
Nguyễn Công
Xem chi tiết
Trần Thị Hồng Ánh
Xem chi tiết
hoàng nguyễn phương thảo
Xem chi tiết
Trần Hữu Lộc
Xem chi tiết
PHIM HAY88
Xem chi tiết