Tham khảo:
Mùa xuân năm Kỷ Dậu (1789), quân của Nguyễn Huệ nước An Nam vượt sông Gián Thủy đánh bại quân phòng thủ của Lê Duy Kỳ (Lê Chiêu Thống), lại bắt toán quân Thanh tuần thám giết sạch. Ngày mồng hai, Tôn Sĩ Nghị được tin hoảng hốt ngự địch, ra lệnh Tổng binh Trương Triều Long mang ba ngàn quân tăng cường cho các đồn Hà Hồi, Ngọc Hồi để chống cự, lại ra lệnh cho Ðề đốc Hứa Thế Hanh mang một ngàn năm trăm tên, tự đốc suất một ngàn hai trăm tên để tiếp ứng. Quân Nguyễn Huệ tiến tới đông như ong, vây đồn bốn phía, đánh nhau một ngày một đêm, quân Thanh bị đánh tan bèn bỏ chạy.
Vào canh năm ngày mồng 5 Nguyễn Văn Huệ mang đại binh tiến đánh, thân tự đốc chiến, dùng một trăm thớt voi khỏe làm tiên phong. Rạng sáng quân Thanh cho kỵ binh nghênh đón địch, ngựa bị voi quần kinh hãi bỏ chạy, quân rút lui vào trại cố thủ. Phía ngoài trại, lũy đầy chông sắt, bên trong bắn súng ra cự địch. Vào giờ Ngọ quân Nguyễn bắn hỏa châu, hỏa tiễn tới tấp; lại dùng rạ bó to lăn mà tiến đều, khinh binh theo sau, trước ngã sau tiến lên một lòng quyết chiến, tại các trại quân Thanh đồng thời tan vỡ, quân Nguyễn thừa thắng chém giết, quân Thanh tử thương quá nửa.
Ðề đốc Hứa Thế Hanh thấy thế lực nhiều ít rõ ràng, bảo gia nhân đem ấn triện Ðề đốc mang đi, rồi ra sức đánh, bị chết tại trận. Lúc này quân địch càng bị giết càng nhiều, chia cắt quân Thanh từng nhóm rồi vây kín. Thống soái Tôn Sĩ Nghị mất liên lạc với Hứa Thế Hanh và các đại viên Ðề, Trấn; bèn ra lệnh Phó tướng Khánh Thành, Ðức Khắc Tinh Ngạch mang ba trăm quân đoạt vây chạy về phía bắc. Khi tàn quân của Tôn Sĩ Nghị chạy đến bờ sông, thì số quân Thanh ba ngàn tên trú đóng tại bờ phía nam đã được Tổng binh Thượng Duy Thanh mang đi tiếp ứng cho Hứa Thế Hanh, bèn ra lệnh cho Tổng binh Lý Hóa Long vượt qua cầu nổi chiếm cứ bờ phía bắc, để tiện việc yểm hộ qua sông. Không ngờ Lý Hóa Long đi đến giữa cầu, trượt chân rơi xuống nước chết, số quân mang đi kinh hãi không biết làm gì. Tôn Sĩ Nghị ra lệnh Khánh Thành yểm hộ mặt sau bằng cách bắn súng điểu thương vào quân Nguyễn Văn Huệ đang truy kích, riêng mình tự mang quân theo cầu nổi lui về bờ phía bắc; rồi lập tức cho chặt đứt cầu nổi, cùng với bọn Khánh Thành rút lui về sông Thị Cầu.
Quân Thanh tại phía nam sông thấy cầu đã bị đứt chìm, không có đường về, bèn đánh trở lại thành nhà Lê. Các Tổng binh Thượng Duy Thăng, Trương Triều Long, Phó tướng Na Ðôn Hành, Tham tướng Dương Hưng Long, Vương Tuyên, Anh Lâm đều tử trận. Tri châu Ðiền Châu Sầm Nghi Ðống không được viện binh đành tự tử, số thân binh tự tử cũng đến hàng trăm. Quốc vương An Nam Lê Duy Kỳ vào lúc binh thua tới dinh Tôn Sĩ Nghị họp bàn, thấy Tôn Sĩ Nghị đã bỏ chạy, bèn hoảng hốt vượt sông chạy lên phương bắc, đến đây nhà Lê diệt vong.
Nguyễn Văn Huệ xua quân tiến vào thành, chiến bào mặc trên người nhuốm đen, do bởi thuốc súng. Ðề đốc Ô Ðại Kinh mang đạo quân Thanh tại Vân Nam xuất phát từ Mã Bạch quan vào ngày 20 tháng 11 năm ngoái, đến Tuyên Quang vào ngày 21 tháng 12; khi đến sông Phú Lương thấy cầu nổi bằng tre đã bị chìm đứt, nhìn sang bên kia bờ thấy lửa rực bốn phía, bèn triệt hồi Tuyên Quang, rồi lập tức lui vào trong nước.
Cuộc chiến vẫn còn tiếp tục, nhưng rõ ràng rằng phần thắng sẽ thuộc về những lý tưởng chiến đấu vì chính nghĩa. Tinh thần hy sinh và tài năng của dân tộc ta một lần nữa được khẳng định với bạn bè năm châu khi một lần nữa nhắc lại chiến công oai hùng.
bạn tham khảo
Trận Thermopylae là một trận đánh nổi tiếng trong lịch sử, là một cuộc chạm trán giữa các thành bang Hy Lạp, dưới sự dẫn dắt của Leonidas I xứ Sparta và Đế quốc Ba Tư dưới sự chỉ huy của Xerxes Đại đế kéo dài trong khoảng ba ngày. Trận đánh diễn ra cùng một thời điểm với trận hải chiến Artemisium vào tháng 8 hoặc tháng 9 năm 480 TCN, tại hẻm núi Thermopylae ("Cổng lửa"). Cuộc xâm lược Hy Lạp lần thứ hai của Ba Tư là một hành động đáp trả lại cuộc xâm lược lần đầu tiên đã thất bại sau khi bị quân đội Athens đánh tan tác trong Trận Marathon mười năm về trước. Để chuẩn bị tái xâm lược Hy Lạp, Xerxes đã tập hợp được một đội quân và lực lượng khổng lồ. Vị tướng người Athens Themistocles là người đã đề xuất đánh chặn bộ binh và tàu chiến của Ba Tư tại Thermopylae và Artemisium.
Khoảng 7000 quân Hy Lạp tiến quân lên phía bắc để chặn đánh tại hẻm núi vào mùa hè năm 480 TCN. Theo các nhà sử học thời cổ đại, số lượng quân Ba Tư là nhiều hơn 1 triệu, nhưng thống kê ngày nay nhỏ hơn nhiều (có nhiều kết quả trong phạm vi 70.000-300.000 được đưa ra từ nhiều học giả khác nhau). Quân đội Ba Tư đến đây vào khoảng cuối tháng 8 hoặc đầu tháng 9. Có tới ba trận đánh lớn diễn ra trong bảy ngày, giữa quân Hy Lạp và Ba Tư trước khi tạo nên một cuộc tử chiến tiêu biểu nhất trong lịch sử. Trong vòng hai ngày, một đạo quân nhỏ bé dưới sự chỉ huy của vua Leonidas I của Sparta đã chặn con đường duy nhất mà quân Ba Tư có thể vượt qua để tiến xuống phía Nam. Sau ngày thứ hai, một người tên là Ephialtes đã phản bội lại quân Hy Lạp bằng cách chỉ một lối khác tiến ra phía sau quân Hy Lạp. Sau khi biết mình bị đánh úp, Leonidas điều lại tất cả các quân đội Hy Lạp và chỉ giữ lại 300 quân Sparta, 700 quân Thespiae và 400 quân Thebes hoặc có lẽ là vài trăm người nữa bên cạnh để chống lại cuộc tấn công, phần lớn đều bị giết và chỉ có một số ít chạy thoát được.
Sau sự kiện này, hải quân Hy Lạp dưới sử chỉ huy của chính trị gia Themistocles đang chặn hải quân Ba Tư ở Artemisium đã nhận được tin rằng quân đội đã thất thủ tại Thermopylae. Biết rằng phòng tuyến Thermopylae-Artemisium đã vỡ, người Hy Lạp đã quyết định rút lui về Salamis. Quân đội Ba Tư tràn vào Boeotia và cướp phá thành Athens, tuy nhiên cư dân Athens đều đã được di dời đi nơi khác. Hạm đội Hy Lạp đã chuẩn bị cho một chiến thắng quyết định trước hạm đội Ba Tư, và họ đã thực hiện được điểu này trong trận Salamis diễn ra cùng tháng. Sau thất bại, do sợ bị mắc kẹt tại châu Âu, bị đe dọa bởi thiếu lương thực và bệnh tất, Xerxes đã dẫn phần lớn đại quân quay trở lại châu Á, chỉ để Mardonius cùng khoảng 300.000 quân (theo Herodotus) hoặc 70,000–120,000 (thống kê ngày nay) ở lại để chiếm nốt các vùng đất còn lại của Hy Lạp. Tuy nhiên, một năm sau đó, quân đội Ba Tư đã bị đánh bại trong trận Platea (479 TCN), và bắt buộc phải hủy bỏ cuộc xâm lược này.