Quê hương..!
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.
Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.
Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
Trong hoàng hôn,làng quê tôi mơ màng....
Con sông uốn quanh từng rặng dừa xanh duyên dáng,lững lờ trôi về chân trời...Ngày ấy,tôi còn là đứa trẻ tám tuổi.
Vào mùa mưa,cứ mỗi buổi chiều khi con bìm bịp kêu nước lớn,tôi xin mẹ được ra sông tắm.Trong làn nước mát,tôi ngụp lặn thỏa thích cho đến khi ông mặt trời đã khuất hẳn rặng dừa bên sông.Vào những ngày nghỉ,tôi được tắm sớm hơn và như thế tôi được tắm lâu hơn,khỏi lo gì trời tối. Vào những dịp ấy,sau khi vẫy vùng đã chán,tôi lặng nhìn cảnh quê hương tôi trong buổi hoàng hôn;ngày đã đi rồi.Chiều rồi,một đàn cò thả cánh lượn qua lượn lại,bóng hàng tre nghiêng nghiêng rủ ông mặt trời đi ngủ sớm.Chiều rồi,bao mái tranh nghèo,lặng lẽ buồn trong không gian yên ắng,hàng cau thầm thì gọi những hạt nắng rong chơi mau trở về.Chiều rồi,dòng sông hiền hòa,lững lờ trôi mang thêm một kỉ niệm của tôi đi theo tháng ngày...
Năm nay,tôi đã mười ba tuổi,năm năm xa quê còn gì.Vào những buổi chiều tà,tôi cảm thấy lòng trống vắng và tôi hiểu rõ rằng chỉ có làng quê tôi mới bù đắp được.Thời gian xóa nhòa đi tất cả những kỉ niệm về làng quê năm nào không hề phai nhạt trong trí óc tôi:một dòng sông thật bình thường,hiền hòa trôi mang bao kỉ niệm thời thơ ấu,cánh đồng thật bình thường mơ màng buồn trong nắng hoàng hôn...thế mà soa tôi vẫn thấy có nét gì đó khác hẳn với những con sông,những cánh dồng..mà tôi đã gặp.Có pải chăng đó chính là linh hồn quê hương tôi?Và bất giác,tôi thầm nhớ những câu thơ:
"Quê hương là gì hở mẹ?
Mà cô giáo dạy pải yêu
Quê hương là gì hở mẹ?..."
a. Mở bài
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh.
+ Hoàng hôn trên quê hương. Cảnh đẹp và mơ màng của quê hương.
+ Hồi tưởng lại ngày tôi còn nhỏ tuổi.
b. Thân bài
- Phát triển câu chuyện.
+ Mùa mưa. Nước lớn, tôi ra tắm trong làn nước mát của con sông quê.
+ Sau khi tắm, tôi ngồi lặng nhìn cảnh đẹp, dầy thơ mộng và lưu luyến của dòng sông, của những cánh cò, của những bờ tre.
+ Lặng buồn trước những mái tranh nghèo.
+ Xa quê đã lâu, tôi vẫn không sao quên được những cảnh bình dị gửi gắm bao nhiêu kỉ niệm ấy.
c. Kết bài
- Bất giác nhớ đến những câu thơ viết về quê hương.
Hải Phòng – một thành phố cảng trung dũng, quyết thắng, một thành phố có nhiều cảnh đẹp, một nơi có những con người hiền lành, chất phác, dịu dàng – là nơi tôi đã sinh ra và lớn lên.
Hải Phòng là đô thị loại một nằm ở phía đông bắc Việt Nam giáp với biển Đông. Vì vậy ở đây có rất nhiều cảng, cũng chính vì thế mà người ta gọi đây là thành phố cảng. Thời tiết ờ đây mang một thứ gì đó rất riêng biệt của miền Bắc mà chỉ miền Bắc mới có. Nếu bạn đã từng đến thăm Hải Phòng thì tôi đoán chắc rằng bạn sẽ tận hưởng được thời tiết đó. Cái nắng gay gắt, chói chang của mùa hè, những cơn mưa rào chợt đến rồi lại chợt đi, bầu trời trong xanh không một gợn mây. Trái với thời tiết của mùa hè là mùa đông. Mùa đông có lá rụng, có cái rét căm căm đến cắt da cắt thịt, cái nắng yếu ớt trên bầu trời phủ đầy sương.
Ở trên đất này, mọi người đều thân thiện, hiền lành, chất phác. Nếu bạn siêng năng, chịu khó thì những người nơi đây luôn dang rộng đôi tay đón chào và bạn sẽ trở thành một công dân của thành phố cảng.
Cảnh vật nơi đây thật đẹp với những ngọn đuốc khổng lồ thắp sáng cả thành phố. Mùa hè, nếu dạo theo hai bên đường bạn còn được nghe thấy tiếng ve râm ran, tiếng chim líu lo trong vòm lá và đặc biệt mắt bạn sẽ ngợp trong màu đỏ của hoa phượng. Chính vì vậy Hải Phòng còn được gọi là thành phố hoa phượng đỏ. Nếu trong những ngày hè chói chang, nóng nực mà được đi du lịch ở đảo Cát Bà thì quả là tuyệt, ở đấy có những hàng cây xanh, có đường uốn theo sườn núi, có rừng quốc gia với nhiều động vật quý hiếm, có làn nước biển trong xanh với bãi cát vàng óng lấp lánh trong nắng.
Hải Phòng không chỉ nổi tiếng bởi Cát Bà mà còn có khu du lịch Đồ Sơn. Đồ Sơn nổi tiếng về rừng thông reo vi vu trong gió, những tòa nhà biệt thự cao tầng, hàng dừa tán rộng… Hàng năm Đồ Sơn còn tổ chức lễ hội chọi trâu thu hút nhiều người từ mọi miền Tổ quốc
Tôi yêu thành phố Hải Phòng, yêu màu hoa phượng vĩ trong nắng sớm. Tôi sẽ học tập tốt để xây dựng thành phố quê hương.
"Quê hương là chùm khế ngọt
Cho con trèo hái mỗi ngày
Quê hương là đường đi học
Con về rợp bướm vàng bay"
Mỗi khi nghe đến lời bài thư trên, bao nhiêu kỉ niệm thời thơ ấu lại ùa về. Những kỉ niệm ấy đẹp biết bao, nhưng có lẽ những kỉ niệm về quê hương thì làm tôi nhớ nhất.
Quê hương - hai tiếng thiêng liêng vô cùng. Trong đó chất chứa bao ki niệm của những ngày còn chiến tranh, những ngày tôi còn là một đứa trẻ hồn nhiên. Quê hương là nơi mọi người dược sinh ra và lớn lên, là cái nôi tuổi thơ đi theo ta suốt đời. Dù có đi đâu xa xôi tôi cùng sẽ luôn nhớ đến quê hương - nơi mà mình đã được sinh ra và lớn lên.
Vào những buổi sớm khi ánh binh minh vừa ló dạng, mang theo những tia nắng ấm áp cho cuộc sống làng quê bình dị, dân dã. Tôi thích nhất là dậy vào lúc sáng sớm, nhìn thấy cánh đồng lúa xanh bát ngát, từng đôi cò trắng chao liệng trên bầu trời xanh mây trắng lừng lờ trôi. Các bác nông dân ra đồng với sự hăng hái của một ngày làm việc. Lúc đó, cảnh vật và con người dường như chan hoà, một bức tranh phong cảnh tuyệt đẹp do “họa sĩ” thiên nhiên vẽ nên. Thật tuyệt đẹp!
Lúc mặt trời đứng bóng, canh vật lúc này thật sự chìm trong cái oi bức của mặt trời. Các bác nông dân cũng đã mệt moi vì làm việc. Những buổi trưa hè oi ả, mắc một chiếc võng sau bụi tre trong vườn nằm ngủ trưa thì không còn gì bằng. Những cơn gió nhẹ thoảng qua làm cho lá tre đung dưa tạo ra tiếng kêu rì rào, xào xạc nghe thật vui tai. Những chú chim hót véo von làm tôi cỏ cảm giác như đang lạc giữa một thiên đường. Cảm xúc thật khó tả!
Nhanh thật, thấm thoát ngày cũng trôi qua. Đêm đến, cà vùng quê như chìm vào giấc ngù say, chỉ còn chú gà trống vẫn ngày đêm làm việc, báo thức cho mọi người. Khác với nơi thành phố xa hoa lúc nào cùng nhộn nhịp tiếng xe cộ, tiếng ồn ào, tấp nập từ các hàng quán. Làng quê lại chọn sự yên bình, nhường chỗ cho các chú dê, ềnh ưỡng kêu ồm ộp vang suốt đêm dài. Chỉ có ở làng quê, chúng ta mới thấy hết được cái thanh bình, thoang thoảng mùi hương đồng nội, gió cỏ rì rào. Vào những đêm trăng rằm, tôi nhìn thấy cả một vầng trăng tròn, sáng rực cả một không gian. Nó khiến cho lòng tôi bâng khuâng, một cảm xúc mơ hồ chìm trong cảnh vật làng quê. Những hình ánh, những tình cảm rất thực ấy sẽ mãi mãi in sâu trong tâm trí, sẽ không bao giờ phai mờ trong trái lim lôi.
Giờ đây ngẫm nghĩ lại, tôi cảm thấy yêu quê hương mình biết bao. Quê hương là bước đường giúp tôi vững bước vào đời. Thật xót xa cho những ai xa quê mà không được một lần về thăm lại nơi chôn nhau cắt rốn của mình. Tôi tự nhủ với lòng mình sẽ cố gắng học thật giỏi để sau này xây dựng quê hương, đất nước mình ngày càng tươi đẹp hơn, vững mạnh hơn.
Với mỗi người con đi xa khi nhắc đến quê hương ai cũng nghẹn ngào xúc động, bởi quê hương đã gắn bó với những kỉ niệm tuổi thơ mà chúng ta mang theo suốt cuộc đời. Đối với tôi cũng vậy, mỗi khi được trở về quê hương, những kỉ niệm lại ùa về trong tâm trí tôi.
Những kỉ niệm của tuổi thơ trên quê hương thì nhiều lắm, nó chiếm hết tâm trí tôi. Đó là những buổi trưa hè cùng nhau đi thả trâu, khi trâu được dắt ra đồng, chúng em rủ nhau ra bờ sông Hồng tắm mát. Dòng sông trong xanh luôn thu hút chúng em vào những ngày hè oi bức. Trên dòng sông mênh mang ấy, chúng em tha hồ lặn hụp reo hò thích thú. Có lúc em thầm hỏi: “Sông ơi! Sông bắt nguồn từ đâu mà dài và đẹp đến thế?”. Sông vẫn lặng lờ, êm ả chảy. Thỉnh thoảng có những đám lục bình tím ngắt trôi theo dòng nước vô tư. Dòng sông như gắn liền với tuổi thơ của chúng em. Nó như đi vào huyết mạch của đám trẻ, bởi cứ ra khỏi nhà là chúng tôi lại ùa ra sông tắm mát.
Vào những buổi chiều tối mát mẻ trên những thửa ruộng vừa gặt xong, chúng em rủ nhau thả diều. Nào là diều cánh bướm, diều cánh tiên, diều rồng nghiêng mình chao lượn. Gió nâng cánh diều lên, diều bay bổng giữa vòm trời cao vợi. Tâm hồn em bay cùng những cánh diều.
Khi mùa đông lạnh giá đến, chúng tôi không giám xuống sông tắm nữa. Nhìn dòng nước trong xanh, dòng nước chảy hiền hòa, chúng em thèm lắm, muốn sà xuống để hòa mình vào cùng dòng sông nhưng không dứa nào có thể chịu đựng được cái lạnh cắt da cắt thịt của thời tiết, Em cùng chú đi đánh giậm, úp cá, đơm tép, móc con cua bên vệ sông. Thật là sung sướng khi nhìn những chú cá hồn nhiên kéo nhau nằm gọn trong mẻ lưới, những chú cua rập rình trước cửa hang bị em tóm cổ. Và thú vị hơn nữa ở những ngày chủ nhật được ra đồng bắt dế. Những chú dế mơn mởn, oai phong đứng trước cửa hang đã bị em bắt gọn. Trong lòng đất ấy, em nghe hơi nước thơm thơm, man mát, chúng đang rạo rực như muốn nói một điều: “Cánh đồng này đẹp lắm!”. Những lúc ấy, em thấy mình yêu quê hương hơn bao giờ hết.
Thời gian dần trôi và đi theo quy luật mà nó đã ấn đinh sẵn. Mùa đông giá lạnh cũng qua đi, nhường chỗ cho tiết trời xuân ấm áp, hoa đào hao mai nở báo hiệu tết sắp về. Chúng em lại vui với cảnh vật giao mùa, nhất là những ngày giáp tết, vui thú nào hơn được đi chợ hoa với bố, đi chợ tết cùng mẹ. Ôi! Đủ thứ hoa quả, bánh mứt với sắc màu sặc sỡ. Các gian hàng áo quần, giày dép đủ loại, kẻ mua, người bán lon xon, chật ních. Hai bên lề đường, những bức tranh lợn gà, chuột, ếch được giải tiếp nối nhau. Đây đó, một vài cụ đồ nho cặm cụi viết thơ xuân, viết những câu đối đỏ trên bức sáo. Em mãi ngắm tranh, ngắm cảnh chợ tết mà quên cả mẹ bên lề đường đang đợi.
Giờ đây gia đình em đã chuyển lên thành phố khác, không được hàng ngày hàng giờ gắn bó vợi mọi vật quê nhà, nhưng em vẫn nhớ quê đến da diết, nhớ những kỉ niệm về tuổi thơ, nhớ dòng sông xanh cho em tắm mát, nhớ những buổi thả diều trên cánh đồng mênh mông… Nhớ lắm, tự hào lắm quê hương tươi đẹp.
"Quê hương là chùm khế ngọt Cho con trèo hái mỗi ngày Quê hương là đường đi học Con về rợp bướm vàng hay" Lời bài hát được phổ nhạc từ lời thơ. tiếng nói da diết của nhà thơ Đỗ Trung Quân dường như đã đi sâu vào trong trái tim của mỗi con người yêu quê hương. Có thể nói, quê hương là một khái niệm mà khi bất chợt ta thốt lên thi bao nhiêu cảm xúc chợt dâng trào đầy thân thương. Như tôi đây, quê hương của tôi rất đẹp, rất thanh bình. Được sinh ra và lớn lên ở mãnh đất Tiền Giang, nơi có cánh đồng lúa chín vàng, có những đàn cò trắng đang chao liệng trên cánh đồng. Quê hương tôi đẹp xiết bao khi mặt trời lặn, tất ca như chìm vào giấc ngủ êm đềm của một buổi chiều ấm áp. Chị gió như muốn góp thêm một bản tình ca vào sự hòa điệu thanh bình cùa quê hương tôi. Sáng sáng, những chú bé chăn trâu hòa vào khung cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp, yên bình tạo nên một bức tranh tuyệt mĩ của làng quê. Và bức tranh ấy còn dẹp hơn nữa khi hoàng hôn buông xuống những lúc chiều chiều. Quê tôi đẹp như vậy, và chắc hẳn quê hương cùa mọi người cũng đẹp như thế. Chúng ta hãy khắc ghi hai từ “quê hương” này vào sâu trong tận trái tim của mình. Tôi nghĩ, lất cà chúng ta dù có đi đến đâu, làm gì cũng vẫn sẽ luôn nhớ về nơi mình đã sinh ra và trưởng thành. Quê hương trong trái tim mỗi người đều có một vẻ đẹp riêng cùng với sự cảm nhận riêng của mỗi người. Chỉ cần có trái tim biết rung cảm theo tiếng gọi quê hương thì mọi người sẽ thấy quê hương quan trọng với chúng ta đến dường nào.
Là con người ai cùng phải có một quê hương để thương, để nhớ. Quê của tôi ở một vùng đất rất xinh đẹp, đó là Long An thân yêu. Vào mỗi dịp hè đến, tôi đều được về quê để vui chơi, giải trí và tạm quên đi những ngày học hành căng thẳng trên thành phố. Đối với tôi, quê hương là một nơi mà ở nơi đó bao muộn phiền đều tan biến, thế chỗ vào là những niềm vui, sự lạc quan và háo hức bởi nơi đây tôi được hòa mình vào những trò chơi dân dã như thả diều, bắt cá, bắt còng Ngắm nhìn những con diều giấ bay cao, bay xa vào khoảng không của bầu trời xanh thăm, tôi hòa ước mơ cua mình vào từng cánh diều ấy với biết bao hi vọng. Rồi những món ngon của đồng quê mà ở thành phố ít khi được liếm. Ôi! Sao mà tuyệt vời và thân thương quá. Tôi nhớ hoài tô canh chua cá lóc sóng sánh ánh vàng, những niêu cá kho tộ dầy hấp dẫn... Bấy nhiêu đó thôi nhưng tất cả đã để lại trong lòng tôi bao cám xúc yêu thương mà “Quê hương” là hai tiếng dường như đã khắc sâu trong tim mình tự bao giờ.
Có lẽ, trong trái tim cua mỗi con người đều có một ngăn nhỏ dành cho quê hương thân yêu. Đúng vậy! Quê hương dù là một cái gì đi chăng nữa thì đó vẫn là nơi ta được sinh ra, lớn lên và có những kỉ niệm đẹp ở đây. Quê hương là nơi chôn giấu biết bao kỉ ức, tuổi thơ đẹp đẽ của mỗi người. Là những ngày vui đùa bên bạn bè, bên dòng sông đầy thân thương. Quê hương đâu đó còn là người mẹ thứ hai chăm sóc cho ta khôn lớn từng ngày, là con đường dẫn lối ta đi tới trường với những người bạn thân thiết. Yêu sao những hình ảnh bình dị mà thân thương ấy của quê hương. Yêu lắm, quê hương ơi!
Quê hương..!
Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương. Quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi chôn rau cắt rốn của ta. Quê hương cho ta những kỷ niệm ngọt ngào, cho ta tuổi thơ tươi đẹp. Quê hương dạy ta những bài học làm người đầy ý nghĩa, để cho ta lớn khôn và trưởng thành. Với tôi, quê hương có một vị trí vô cùng đặc biệt, chiếm một vị trí quan trọng trong trái tim tôi.
Vùng quê tôi nghèo lắm. Con người sống chủ yếu bằng nghề nông, ngày ngày làm việc trên cánh đồng, quanh năm bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Cuộc sống cơ cực, vất vả, đầy khó khăn, thiếu thốn, có những lúc còn không đủ ăn, đủ no. Mặc dù sống trong cảnh bần hàn, khó khăn là thế, nhưng con người nơi đây sống có tình có nghĩa. Xóm làng yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Họ sống với một tình cảm chân thành, chất phác, trong sáng, một thứ tình cảm chỉ có ở những người nông dân nghèo. Quê hương Hưng Yên chính là nơi tôi cất tiếng khóc chào đời, đó cũng là nơi đã cho tôi tuổi thơ tươi đẹp, ngọt ngào. Có thể nói, tôi sinh ra trong sự yêu thương của gia đình và lớn lên trong sự đùm bọc, ấm áp tình làng nghĩa xóm.
Xa quê hương từ bé. Cho nên, nhiều kỷ niệm thời thơ ấu, tôi đã khóa chặt trong ký ức. Những lần từ HN trở lại quê hương thường gắn liền với những mất mát vô cùng to lớn đối với tôi và gia đình. Vì vậy, có nhiều ký ức vẫn nằm sâu trong ngăn kéo trái tim. Giờ đây mới có dịp trở về thăm quê hương, ký ức bỗng nhiên tràn về. Những cảm xúc khó diễn ta tràn ngập trong cõi lòng. Tôi sanh ra vào một ngày hè oi bức trên quê hương. Ngày ấy, gia đình tôi cũng nghèo lắm. Tuổi thơ tôi 4 năm sống trên quê hương. Quãng thời gian ấy đủ cho tôi có những ký ức, kỷ niệm ngọt ngào. Khi mới sanh ra đời, tôi bụ bẫm, đáng yêu lắm (Chứ không đáng ghét như bây giờ đâu). Xóm làng, ai cũng yêu quí và thích bế tôi. Dòng sữa ngọt ngào, mát lành đã nuôi tôi lớn suốt thời thơ ấu không chỉ của mẹ tôi. Tôi ở quê với mẹ và anh trai. Cha tôi một mình trên HN cực nhọc kiếm từng đồng tiền gửi về quê, không có điều kiện về thăm mẹ con thường xuyên. Một mình mẹ tôi với hai anh em nơi quê nghèo xoay sở hết sức khó khăn. Chính những lúc khó khăn ấy, sự cưu mang, đùm bọc của làng xóm đã cho mẹ con tôi động lực để vượt qua tất cả, cho tôi những kỷ niệm ngọt ngào. Tôi nhớ thời bé thơ được mọi người bồng bé, âu yếm, hát cho tôi nghe những lời hát ru đưa tôi vào giấc ngủ, nhớ những dòng sữa mát lành nuôi tôi lớn khôn. Tôi nhớ cả những lần ngôi trên thúng được mẹ gồng gồng gánh gánh theo ra đồng; nhớ mùi thơm béo ngậy của những con muôm muỗm, mẹ bắt ngoài đồng, dùng đóm nướng cho ăn. ( Đóm là những cây que rất mỏng, vót từ cây tre, rồi phơi khô, dùng để hút điếu cầy và thắp đèn ngày xưa). Tôi nhớ cả những lần lễ tết, xóm làng mổ lợn đêm, mình thức trắng đêm xem mổ lợn chỉ để xin cái đuôi. Tôi nhớ mùi thơm của hương lúa, rơm rạ, mùi hương dịu nhẹ của hoa nhài, hoa bưởi; nhớ những cánh đồng mênh mông, bát ngát; nhớ ao nước bầy vịt; nhớ cây gạo đầu đình; nhớ bụi tre xanh; nhớ mỗi tối hàng xóm quây quần ngồi hát, mình ngủ trong lòng mẹ lúc nào không hay; nhớ cây kẹo kéo, kẹo mút, nhớ hạt bỏng ngô; nhớ hòn bi ve; nhớ cả những hàng vải um tùm, chi chít quả; nhớ trẻ dắt trâu ăn cỏ ngoài đồng, dắt bò về nhà mỗi tối, nhớ bãi phân trâu; nhớ những mái nhà lợp ngói, câu cau hoa rụng sân nhà, con chó con mèo nằm sưởi nắng; nhớ tiếng ếch nhái kêu ồm ộp… Giờ đây đứng trên đất quê hương, nhìn trên bầu trời đêm sao sáng, tôi lại nhớ những đêm cùng nhau đùa rỡn dưới trăng, rồi khi mệt nhoài, nằm lăn ra sân ngắm sao trời lung linh. Tôi nhớ cảnh thanh bình nơi quê hương. Tôi nhớ ông nội tôi. Tôi là đứa cháu được ông cưng chiều nhất. Ông nội là người thường cõng tôi đi chợ và mua cho tôi rất nhiều quà bánh. Ông nội thường xuyên dắt tôi đi chơi, thăm làng thăm xóm. Tên của tôi do chính ông đặt. Và ông nội cũng chính là người dạy tôi học ăn, học nói, dạy cho tôi những bài học đạo đức đầu tiên. Nhiều ký ức đẹp tôi có được từ ông. Tuổi thơ tôi ấm áp tình cảm ông nội dành cho tôi. Mặc dù ông nội đã mất từ khi tôi còn rất nhỏ, nhưng tình cảm ông nội dành cho tôi suốt đời không quên. Có thể nói, tình làng nghĩa xóm, cảnh vật thanh bình nơi quê hương đã in dấu trong tôi những ký ức thật đẹp đẽ, ngọt ngào, khiến cho tình yêu quê hương đối với tôi trở lên thiêng liêng.
Người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật lắm. Ai cũng có Phật ở trong tâm. Vì thế, dù rất nghèo nhưng mọi người luôn tâm niệm: “ Đói cho sạch, rách cho thơm”. Họ sống trong sáng, giản dị. Làng xóm yêu thương, đùm bọc lẫn nhau: “ Lá lành đùm lá rách”, hay “ Lá rách ít đùm lá rách nhiều”. Cho nên, dù cho cuộc sống thiếu thốn, nhưng con người nơi đây vẫn luôn vui vẻ, lạc quan. Và nét đẹp tôi thấy được từ người dân quê, cũng như ở mẹ tôi, đó là sự chân thật. Mọi tình cảm mà người dân nơi đây dành cho nhau đều rất chân thành, trong sáng. Tôi nhìn những cụ già và trẻ nhỏ nơi quê nhà, ở họ toát lên một nét gì đó thật an bình. Nhưng người dân quê tôi tôn thờ đạo Phật không chỉ vì đạo Phật dạy cho con người ta cách sống lạc quan trước những khó khăn. Mà điều quan trọng, đạo Phật dạy con người sống phải có hiếu. Có lẽ vì thế, một nét đẹp mà tôi thấy được ở người dân quê, đó là: “ Họ sống có thứ tự trên dưới, kính trên nhường dưới. Mỗi khi có của ngon vật lạ, trước tiên phải mời tổ tiên ông bà trước, sau đó mới nhường con cháu. Mọi người sống trong cùng một gia đình, dòng họ sống đoàn kết, gắn bó, không bao giờ cãi vã hay to tiếng”. Người dân nơi đây sống luôn nhớ về cội nguồn, gốc gác. Vì thế, quê hương tôi có rất nhiều đình chùa, miếu thờ đâu cũng thấy. Mỗi nhà đều có một bàn thờ tổ tiên, quanh năm thắp hương khấn bái. Mỗi dịp cuối năm, tết đến xuân về. Dù cho có bận việc đồng áng đến thế nào, mọi người ai cũng đến mộ tổ tiên, ông bà thắp hương, cho tròn đạo hiếu, tỏ lòng biết ơn tổ tiên. Tất cả đều là những nét văn hóa thật đẹp vẫn còn đọng lại trong ký ức tôi.
Nhân ngày tết ông công ông táo năm nay, tôi có dịp trở về quê nhà cùng với mẹ đi tảo mộ. Tôi trở về quê hương để nhớ về cội nguồn; trở về quê hương để tỏ lòng nhớ ơn tổ tiên, ông bà; trở về quê hương để làm sống dậy những ký ức một thời thơ ấu; trở về quê hương để thấy mình khôn lớn và trưởng thành; trở về quê hương để thấy nơi đây đã giàu mạnh và ngày càng đổi mới… Tôi vui lắm khi thấy ông bà ngoại tôi, dù đã gần 80 tuổi nhưng vẫn còn khỏe mạnh; vui vì thấy làng xóm, ai cũng nhớ thằng kết bé nhỏ này nào, ai cũng nhận ra mình, tay bắt mặt mừng; vui vì được nhìn thấy cảnh đồng quê, cánh đồng, sống nước ngày xưa; vui vì thấy quê hương đổi mới, mọi người đã có cuộc sống no đủ, nhà cửa khang trang hơn, điện nước đầy đủ, nhà ai cũng có tivi, xe máy…
Nhưng điều làm tôi vui mừng hơn cả, đó là: Tình cảm của làng xóm dành cho tôi vẫn như xưa, không hề thay đổi. Cảnh thanh bình của làng quê mà ngày xưa tôi đã thấy, trong mất tôi giờ đây vẫn còn đấy. Thật đáng tiếc! Vì tôi không có máy ảnh để chia sẻ cho các bạn những cảnh thanh bình đó. Nhưng nếu bạn muốn, sẽ có một ngày, tôi cùng bạn về quê hương, để thấy được cảnh thanh bình tuyệt vời nơi đây. Thật là hạnh phúc! Quê hương tôi…!
DÀN BÀI
a. Mở bài
- Giới thiệu nhân vật, hoàn cảnh.
+ Hoàng hôn trên quê hương. Cảnh đẹp và mơ màng của quê hương.
+ Hồi tưởng lại ngày tôi còn nhỏ tuổi.
b. Thân bài
- Phát triển câu chuyện.
+ Mùa mưa. Nước lớn, tôi ra tắm trong làn nước mát của con sông quê. + Sau khi tắm, tôi ngồi lặng nhìn cảnh đẹp, dầy thơ mộng và lưu luyến của dòng sông, của những cánh cò, của những bờ tre.
+Lặng buồn trước những mái tranh nghèo.
+ Xa quê đã lâu, tôi vẫn không sao quên được những cảnh bình dị gửi gắm bao nhiêu kỉ niệm ấy.
c. Kết bài
- Bất giác nhớ đến những câu thơ viết về quê hương.
Được về quê ngoài vào dịp hè là niềm vui lớn nhất của chị em tôi thủa nhỏ. Nhà ngoại cách Cần Thơ khoảng 3 giờ đi đò lớn. Tôi hay bị say sóng nhưng chỉ cần thấy đầu vàm thấp thoáng từ xa là khỏe lại ngay. Chỉ chờ dò cập bến là nhảy phóc lên bờ, đi bộ chừng cây số là đến. Nhà ngoại lợp lạ mát rượi, lu nước mưa đầy ắp quanh năm, ngoại thả thêm vào mấy trái bí đao nước trong veo, uống vào một ngụm mát cả ruột gan. Ông ngoại mất sớm, ngoại chỉ có ba người con: hai con gái – dì Hai và má tôi có gia đình riêng, cậu út lại học nghề ngoài thị xã nên dì Hai cho chị Sáu – con của dì, về ở với ngoại.
Đã về quê thì phải ra thăm đồng, đi bộ hay đi bằng xuồng đều được. Thường thì ngoại cho chúng tôi ngồi đằng trước, chiếc xuồng rẽ đám lộc bình lững thững trôi theo dòng nước. Dọc bờ rạch bên này ngoại trồng nhiều cây ăn trái. Dọc bờ rạch bên kia, phía liền với ruộng ngoại gieo đủ thứ loại rau củ. Lần đầu tiên nhìn thây những trái dưa leo, khổ qua bẻ tí xinh xinh chen chúc Với những cánh hoa vàng tươi lóng lánh những hạt sương mai còn đọng lại, chị em tôi đã reo lên thích thú. Lại còn giàn mồng tơi vừa hái lá nấu canh, vừa hái quả chín để làm mực… nghịch. Qua khỏi những hàng cây um tùm hai bên, rợp bóng che mát rượi là đồng lúa mênh mông, xanh rì.
Cạnh nhà ngoại là một cái ao không sâu lắm, là nơi để ngoại cất chiếc ghe tam bản vá chiếc xuồng ba lá của ngoại. Ở vùng sông nước như quê ngoại, ghe xuồng được xem như một phương tiện để đi lại, tựa như chiếc xe máy, xe đạp trong gia đình ngoài thị xã. Đi đám tiệc, đi chợ, đi mua bán đều bằng ghe, thậm chí qua bờ sông bên kia xem ti-vi cũng bằng ghe. Hôm nào có tuồng nào hay là người ta í ới thông báo cho nhau để tối đó cùng qua sông coi, ghe đậu đầy bến.Hầu như hè nào về chị em tôi cũng được tham gia bắt cá ở cái ao đó. Chị Sáu chặn ngõ thoát nước ra sông và ngố vào ruộng rồi mấy chị em hì hục tát. Ao không sâu nên không mất bao nhiêu thời gian là đã có thể chặn bắt cá. Nhiều hôm bắt được con cá lóc to, thế là được ăn món cháo cá lóc nấu nước dừa béo ngậy, thơm lừng. Còn mớ cá tép nhỏ hơn ngoại kho trong nồi đất để ăn dần: Có hôm được nhiều, ngoại đem sang nhà hàng xóm vừa bán vừa cho. Cái ao đó cũng là nơi chị em tôi tập bơi, phao là thân cây chuối hột to một vòng tay ôm không hết mà chị Sáu chặt sau vườn.
Quê ngoại hồi ấy làm gì có điện. Dù thích về ngoại là thế nhưng đêm vẫn là lúc tôi sợ nhất. Ngoại không cho chúng tôi ra khỏi nhà vào ban đêm. Vì chúng tôi không quen đường, vả lại có cho tôi cũng không dám. Ăn cơm sớm, trời chạng vạng tối là chị em tôi chỉ ngồi quanh chiếc đèn trứng vịt đọc sách cho ngoại nghe. Xung quanh, nhà nào cũng chỉ có bóng đèn dầu leo lét, muỗi bay vo vo, tiếng ếch nhái, ễnh ương kêu oàm oạp suốt đêm. Được một lát thôi, chị em đã chui vào mùng, mỗi đứa một bên rúc vào nách ngoại nghe ngoại kể chuyện đời xưa, rồi giấc ngủ đến tự lúc nào không rõ. Chúng tôi thức giấc, ngoại đã ra đồng.
Nhiều mùa hè hạnh phúc đã trôi qua như thế, chúng tôi lớn lên, ngoại cũng yếu dần, nhưng vẫn không chịu ra thị xã sống với má tôi. Ngoại bảo ngoại đã quen với cuộc sống trên mảnh ruộng bao năm gắn bó. Cho đến khi má rước được ngoại ra, thì tôi dã không thể tận tay chăm sóc ngoại được vì phải lên Sài Gòn học đại học. Những mùa hè lại phải làm thêm để có tiền ăn học, nên tôi chỉ có ít ngày được ở bên ngoại. Mắt ngoại kém lắm nhưng ngoại luôn nhận ra chúng tôi. Lần nào tôi về thăm, trước khi đi, ngoại cũng nắm tay tôi dặn dò đủ điều, rồi ngoại khóc.
Thẹo nguyện vọng trước khi mất của ngoại, gia đình đặt phần mộ của ngoại cạnh phần mộ của ông ngoại trong khu vườn của em ruột ngoại. Cậu tôi sau khi học thành nghề trở về quê lập gia đình nhưng không ở trên đất của ngoại, ruộng đất bán lần bán hồi cũng hết. Chị em tôi không còn dịp để về quê ngoại nữa, nhưng những ngày tháng tuổi thơ hạnh phúc ở quê ngoại vẫn còn mãi trong tâm trí tôi, như một bức tranh sống động, không nhòa với thời gian