Coi CuSO4.5H2O là 1dd => C%=160/250*100=64%
a g CuSO4. 5H2O 64% d - c
CuSO4 d%
b g CuSO4 c% 64 - d
=> a : b = (d-c) : (64-d)
Coi CuSO4.5H2O là 1dd => C%=160/250*100=64%
a g CuSO4. 5H2O 64% d - c
CuSO4 d%
b g CuSO4 c% 64 - d
=> a : b = (d-c) : (64-d)
Cho 5,16 gam hỗn hợp A gồm hai kim loại Al và Mg vào dung dịch CuSO4 0,25M. Sau khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 13,88 gam chất rắn B và dung dịch C (biết khả năng phản ứng của các kim loại theo thứ tự của chúng trong dãy hoạt động hoá học của kim loại). Lọc lấy dung dịch C, rồi thêm dung dịch BaCl2 dư vào thì thu được 46,60 gam kết tủa.
Tính thể tích dung dịch CuSO4 đã dùng.
Tính khối lượng từng kim loại có trong hỗn hợp A.
Nếu cho dung dịch NaOH vào dung dịch C thu được kết tủa D, nung D trong không khí đến khối lượng không đổi được m gam chất rắn tìm khoảng cách xác định m.
cho 3,28 gam hỗn hợp A gồm Fe và Mg vào 400 ml dung dịch CuSO4 sau phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 4,24 gam chất rắn B và dung dịch C . Cho dung dịch NaOH dư vào dung dịch C lọc lấy kết tủa nung ngoài không khí đến khối lượng không đổi thu được 2,4 gam chất rắn d
a) Tính tính CM dd CuSO4
b) Tính thành phần phần trăm khối lượng của mỗi kim loại trong hỗn hợp A
Hòa tan 9,3 gam Na2O vào 90,7 gam H2O tạo thành dung dịch A Cho dung dịch A tác dụng với 200 gam dung dịch FeSO4 16% ta thu được kết tủa B và dung dịch C nung kết tủa B đến khối lượng không đổi ta thu được chất rắn D
a) tính nồng độ phần trăm của dung dịch A
b) tính khối lượng chất B và nồng độ phần trăm dung dịch C sau khi bỏ kết tủa B
c) tính thể tích dung dịch HCl 1,5M cần để hòa tan hết chất rắn D
Hòa tan thêm 15 gam CuSO4 vào 240 gam dd CuSO4 thì dung dịch đạt đến bão hòa. Nếu tiếp tục cho 2,75 gam CuSO4 vào dd đến bão hòa thì có 5 gam kết tinh CuSO4.5H2O tách ra
1. Xác định C% của dd bão hòa.
2. Xác định S của CuSO4 trong trường hợp trên
3. Xác định C% của dd CuSO4 ban đầu.
Hòa tan hoàn toàn 6,12 gam Al2O3 trong 200ml dung dịch HCl 2M thu được dung dịch A. Tính thể tích dung dịch NaOH 2M cần thêm vào dung dịch A để thu được 7,8 gam kết tủa.
Giúp mình vs mình cần gấp. Thanks mn <3
Hòa tan hoàn toàn a gam CuO vào trong gam dung dịch H2SO4 40% ta được dung dịch X chứa H2SO4 dư có nồng độ 14% và CuSO4 có nồng độ C%. Tính a và C.
1. Khử hoàn toàn 5,44 g hỗn hợp oxit của kim loại A và CuO cần dùng 2016 ml khí H2 (dktc) .cho chất rắn thu được sau phản ứng vào dung dịch axit HCl lấy dư thấy thoát ra 1,344 ml khí H2 (dktc).
a .xác định công thức oxit của kim loại A, biết tỉ lệ về số mol Cu và A trong hỗn hợp oxit là 1:6.
b .tính thể tích dung dịch HCl 0.2M cần để hòa tan hoàn toàn hỗn hợp oxit ban đầu.
2. Cho 14,80 g hỗn hợp rắn Y gồm kim loại M (hóa trị II) ,oxit của M và muối sunfat của M hòa tan trong dung dịch H2SO4 loãng ,dư thì chỉ thu được dung dịch F và 4,48 lít khí (ở điều kiện tiêu chuẩn ) .cho dung dịch F tác dụng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được kết tủa G. Nung G ở nhiệt độ cao đến khối lượng không đổi thì thu được 14,0 gam chất rắn .mặt khác khi cho 14,80 gam hỗn hợp rắn Y vào 200 ml dung dịch CuSO4 2M. Sau khi phản ứng kết thúc, tách bỏ chất rắn, đem phần dung dịch cô cạn đến hết nước thì được 62,0 gam chất rắn .xác định kim loại M và Tính phần trăm khối lượng các chất trong hỗn hợp Y.
Cho dòng khí Oxi đi qua ống đựng 18,2 gam một kim loại R. Đốt nóng thu được 23,4 gam hỗn hợp A gồm R, RO và R2O3. Hòa tan hoàn toàn hỗn hợp A bằng 1 lượng vừa đủ dung dịch H2SO4 đặc, đun nóng thu được dung dịch B và 4,48 lít khí SO2 (đktc). Cô đặc lượng dung dịch B rồi làm lạnh thu được 112,77 gam muối D kết tinh với hiệu suất 90%. Xác định kim loại R và công thức muối D.
Cho 44,8(l) khí HCl (đktc) hòa tan vào 327 gam nước được dung dịch A
a) Tính nồng độ phần trăm của dung dịch A
b) Cho 50 gam CaCO3 vào 250 gam dung dịch A, đun nhẹ đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn được dung dịch B. Tính nồng độ % các chất có trong dung dịch B