Biện pháp kỹ thuật:
+ Thay thế các loại máy mọc, dây chuyền công nghệ lạc hậu, gây nhiều ô nhiễm bằng các dây chuyền công nghệ hiện đại, ít ô nhiễm hơn
+ Thay thế nhiên liệu đốt cháy từ than đá, dầu mazut bằng việc sử dụng điện để ngăn chặn ô nhiễm không khí bởi mồ hóng và SO2.
Biện pháp quy hoạch:
+ Giảm thiểu việc xây dựng các khu công nghiệp khu chế xuất trong thành phố, chỉ giữ lại các xí nghiệp phục vụ trực tiếp cho nhu cầu sinh hoạt của người dân.
+ Khuyến khích người dân đi lại bằng các phương tiện công cộng để giảm thiểu ùn tắc và phương tiện tham gia giao thông, qua đó làm giảm mật độ khói bụi và các chất thải do quá trình đốt cháy nhiên liệu xăng dầu trong không khí, nhất là vào giờ cao điểm.
+ Tạo ra các diện tích cây xanh rộng lớn trong thành phố, thiết lập các dải cây xanh nối liền các khu vực khác nhau của thành phố, nhất là các khu vực, tuyến phố có nhiều phương tiện qua lại và hay xảy ra tình trạng ùn tắc.
Tình trạng ô nhiễm môi trường:
Theo Báo cáo hiện trạng môi trường quốc gia năm 2016, chuyên đề "Môi trường đô thị" do Bộ Tài nguyên và Môi trường vừa công bố cho thấy áp lực ô nhiễm môi trường không khí tại các đô thị chủ yếu do các phương tiện giao thông; hoạt động của các xí nghiệp nội đô, sinh hoạt của cư dân, xử lý rác thải và các nguồn ô nhiễm từ ngoại thành chuyển vào.
Trong đó, khí thải từ các phương tiện giao thông cơ giới đường bộ đóng góp nhiều nhất trong tổng lượng phát thải gây ô nhiễm môi trường đô thị, bao gồm rất nhiều các loại khí thải như: lưu huỳnh đi-ô-xít (SO2), ni-tơ đi-ô-xít (NO2), các-bon mo-no-xít (CO), bụi… các loại phương tiện giao thông. Có đến 70% lượng bụi, 85% tổng lượng khí thải các-bon đi-ô-xít (CO2) và 95% lượng các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi mà mắt thường không quan sát được gây ÔNKK tại Hà Nội là do hoạt động của hơn bốn triệu phương tiện giao thông thải ra.
Ðáng lo ngại nhất trong ÔNKK tại các đô thị ở Việt Nam hiện nay là ÔNKK do bụi gồm bụi thô TSP (là tổng các hạt bụi có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc bằng 100 µm) và bụi PM10 (là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc bằng 10 µm); bụi PM2,5 (là tổng các hạt bụi lơ lửng có đường kính khí động học nhỏ hơn, hoặc bằng 2,5 µm). Theo số liệu quan trắc giai đoạn từ năm 2012 đến 2016 cho thấy, mức độ ô nhiễm bụi tại các đô thị vẫn ở ngưỡng cao, chưa có dấu hiệu giảm.
Cụ thể, đối với bụi TSP, nồng độ đã vượt ngưỡng cho phép từ hai đến ba lần và thường tập trung cao ở các trục đường giao thông của các đô thị lớn. Tại các đô thị vẫn còn nhiều nhà máy sản xuất công nghiệp, cho nên các khu vực này nồng độ TSP vượt quá giới hạn từ 1,5 đến hai lần. Tại khu vực nội thành, nội thị của các thành phố lớn như Hà Nội, TP Hồ Chí Minh, số ngày trong năm có nồng độ bụi PM10, PM2,5 chiếm tỷ lệ hơn 20% tổng số ngày trong năm. Ðối với các đô thị khu vực miền bắc, số ngày có nồng độ bụi cao thường tập trung vào các tháng mùa đông.
Mặc dù đã có quy định về che chắn bụi tại các công trường xây dựng và phương tiện chuyên chở nguyên vật liệu, phế thải xây dựng, rửa xe trước khi ra khỏi công trường nhưng việc thực hiện các quy định này chưa nghiêm. Bên cạnh đó, các thiết bị xây dựng (máy xúc, máy ủi…), các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng còn thải ra môi trường không khí các khí thải như: SO2, NO2, CO… Ngoài ra, tại nhiều khu vực chôn lấp, nhất là các bãi lộ thiên đã và đang diễn ra các hoạt động đốt rác tùy tiện, gây ảnh hưởng đến chất lượng môi trường không khí vào những thời điểm nhất định. Các chất thải tại các bãi rác (giấy, gỗ, cao-su, ni-lon, nhựa, vải) khi đốt đã thải ra môi trường các chất khí chủ yếu như: SO2, NO2, đi-ô-xin, Furan, tro bụi...
Biện pháp khắc phục:
- Tiếp tục sửa đổi, bổ sung một số quy định về bảo vệ môi trường trong các luật như: Luật Bảo vệ môi trường, tài nguyên, thuế, ngân sách, đầu tư, xây dựng, khoa học và công nghệ, năng lượng… bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ để đáp ứng yêu cầu cho công tác bảo vệ môi trường ở các đô thị hiện nay.
- Tập trung xử lý triệt để, di dời các cơ sở gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng ra khỏi khu dân cư, chuyển các cơ sở này vào các khu công nghiệp tập trung.
- Tăng cường kiểm tra, giám sát các công trình xây dựng, bảo đảm công tác vệ sinh môi trường, nhằm kiểm soát việc phát tán bụi tại các điểm thi công xây dựng, trên các tuyến đường thường xuyên có các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng hoạt động...
- Khuyến khích, xây dựng quy chế quản lý nhằm huy động sự tham gia của cộng đồng trong công tác bảo vệ môi trường đô thị; xây dựng các mô hình điểm về quản lý, bảo vệ môi trường đô thị để phát huy và nhân rộng mô hình này trên phạm vi cả nước; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi để các tổ chức chính trị, xã hội tham gia phản biện, giám sát các hoạt động bảo vệ môi trường tại các đô thị...
- Tiến hành rà soát và phê duyệt lại quy hoạch quản lý phát triển đô thị theo các tiêu chí xây dựng đô thị xanh, nhất là chú trọng đến việc đầu tư phát triển hạ tầng kỹ thuật đô thị (giao thông, thoát nước, xử lý nước thải sinh hoạt, chất thải rắn) phải đi trước và có tính toán đầy đủ đến các tác động tổng thể trong mối quan hệ với các khu vực chung quanh.
- Siết chặt hoạt động của xe chở bùn, chở đất, phế thải vào ban đêm…
- Tiếp tục thực hiện chương trình trồng 1 triệu cây xanh giai đoạn 2016-2020 và tiếp tục đầu tư cơ giới hóa xe hút bụi.
- Phát động các phong trào về việc bảo vệ môi trường như trồng cây xanh, đạp xe đạp quanh các thành phố lớn, chủ nhật xanh…
- Hạn chế việc lưu thông các phương tiện giao thông cơ giới thay vào đó là các phương tiện thân thiện với môi trường.
- Phát triển các ngành công nghiệp xanh - Các ngành công nghiệp áp dụng mô hình thân thiện với môi trường - Các ngành nghiên cứu phát triển các loại nguyên liệu, nhiên liệu xanh hoặc nguyên, nhiên liệu sinh học.