+ Hệ số góc a và hệ số a có giống nhau không ạ? Mà lại gọi tên khác nhau?
+ Ví dụ đề bài bảo Tìm góc tạo bởi đường thẳng và trục Ox, mà ở trên mặt phẳng tọa độ có đến tận 4 góc tạo bởi đườn thẳng và trục Oxx. Vậy phải làm sao để tìm được góc này mình đang phải tìm? Lấy giúp mình 1 ví dụ minh họ cho dễ hiểu nhá!
+ Ví dụ khi mà biểu diễn hàm số nào đó trên mặt phẳng tọa độ mà có điểm A(0; 1) chả hạn thì điểm A lại lấy ở số 1 mà không phải lấy ở số 0 ạ?
Lời giải:
+ Hai cái này thực chất là 1. Chỉ khác cách tiếp cận
Hệ số góc a nói trên khía cạnh hình học. $a$ trong này có liên quan đến góc nên nó được gọi là hệ số góc của "đường thẳng" $y=ax+b$
Còn hệ số a nói trên góc độ phương trình, như em đã học ở lớp 8, nó là hệ số gắn với $x$ trong phương trình $y=ax+b$
+ Có 4 góc, nhưng ta quy ước chỉ lấy góc cắt với trục Ox ở phía trên, bên phải, tức là ở góc phần tư thứ nhất ấy.
+ Lấy ở số 1 mà không lấy ở số 0 là sao em? Khi ta vẽ điểm $(0;1)$ thì từ trục $Ox$ em lấy giá trị $x=1$, từ trục $Oy$ em lấy giá trị $y=0$ rồi dóng thẳng hai giá trị ấy để tìm điểm $A$.
Với ví dụ em đưa ra thì nó là đồ thị bậc 2 (parabol)
Đặt pt cần tìm là: $y=ax^2+bx+c(*)$
Theo bài ra ta thay tương ứng $x,y$ vô $(*)$:
$6=(\frac{1}{3})^2a+\frac{1}{3}b+c=\frac{1}{9}a+\frac{1}{3}b+c$
$2=a+b+c$
$1=4a+2b+c$
Giải hpt 3 pt trên thì $a=3; b=-10; c=9$
Vậy đồ thị có pt $y=3x^2-10x+9$
-------------------
Thông thường thì chỉ có hàm bậc nhất hoặc bậc 2 thôi. Nếu em tìm không ra hàm bậc nhất thì chuyển sang tìm hàm bậc 2.