Bài viết số 4 - Văn lớp 10

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Minh

Hãy thuyết minh về ông tăng bạt hổ , đền thờ tăng bạt hổ ,võ giữ,núi chéo

Giúp hộ đi mọi người cần gấp ạ!!

Kieu Diem
15 tháng 1 2020 lúc 21:53

Thuyết minh về núi chéo

Núi Chéo - địa danh lịch sử nằm ở điểm nối hai thôn Hội An và Phú Văn (xã Ân Thạnh) - có độ cao trên 780 m so với mực nước biển, nằm án ngữ ngã ba nơi hai dòng sông Kim Sơn và An Lão hội tụ thành dòng Lại Giang đổ xuống Hoài Nhơn. Di tích này nằm gần các trục tỉnh lộ số 629 từ Bồng Sơn đi An Lão và số 630 từ Cầu Dợi đi Kim Sơn; đồng thời, chắn giữa tuyến đường liên xã nối liền huyện lỵ Hoài Ân với các xã: Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây.

Thời chống Mỹ, Núi Chéo là một trong những địa điểm có vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, từ năm 1964, địch đã chiếm đóng và xây dựng Núi Chéo thành chốt điểm quân sự nhằm khống chế khu vực rộng lớn cả phía nam Hoài Nhơn, bắc Hoài Ân và mở lên vùng núi An Lão phía tây.

Chính vì vậy, trong giai đoạn 1972-1975, Sư đoàn Sao Vàng và quân, dân huyện Hoài Ân đã mở nhiều đợt chiến đấu đánh chiếm và kiên quyết giữ chốt Núi Chéo. Nơi đây trở thành điểm nóng trong cuộc chiến đầy cam go 1.000 ngày chống phản kích giữ vững vùng giải phóng Hoài Ân.

Núi Chéo đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Và ngày nay, di tích này đã trở thành một địa chỉ văn hóa trên quê hương Hoài Ân.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo được khởi công xây dựng vào ngày 3.9.2013 và đến tháng 12.2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục: Sân tổ chức lễ hội; nhà bia tưởng niệm; nhà khánh tiết kết hợp nhà bảo vệ; nhà trưng bày; tường rào cổng ngõ; bia di tích trên đỉnh đồi; phục chế 2 cửa hầm địa đạo và hệ thống giao thông hào trên đồi; đường lên đỉnh đồi với 148 bậc cấp và các nhà chờ; cùng các hạng mục như cây xanh, thảm cỏ… Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và tài trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng nhiều nguồn tài trợ khác.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo không chỉ là nơi để mọi người đến nghiêng mình tri ân theo đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, mà với cảnh quan xinh đẹp, thiết kế sáng tạo, nơi đây còn trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Hoài Ân.

Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
16 tháng 1 2020 lúc 13:48

Đền thờ Tăng Bạt Hổ đã được tộc họ và chính quyền huyện Hoài Ân xây dựng năm 2001, đến năm 2003 được Ủy ban Nhân dân tỉnh Bình Định công nhận là Di tích lịch sử cấp tỉnh.

Để tri ân, ghi nhận công lao sự nghiệp của nhà chí sỹ Tăng Bạt Hổ trong lịch sử đấu tranh giải phóng dân tộc chống thực dân Pháp xâm lược, từ năm 2012 đến nay, từ nguồn kinh phí của Nhà nước, sự hỗ trợ của các tổ chức trong nước đã huy động được trên 5 tỷ đồng để nâng cấp Đền thờ Tăng Bạt Hổ trong khuôn viên được quy hoạch 5.300m2 (gấp 10 lần so với trước đây), trong đó diện tích xây dựng đền thờ chính 160m2, cùng nhiều công trình tường rào, cổng ngõ và cảnh quan trong khuôn viên của Đền thờ.

Nhà chí sỹ Tăng Bạt Hổ (1858-1906), quê ở làng An Thường, xã Ân Thạnh, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.

Xuất thân trong một gia đình có truyền thống yêu nước, lớn lên ông tham gia chiến đấu chống Pháp trong quân đội triều đình nhà Nguyễn lúc bấy giờ, tham gia phong trào Cần Vương. Đến khi phong trào Cần Vương ở Bình Định thất bại, ông bôn ba nhiều nơi để tìm đường cứu nước và cuối cùng đã tham gia phong trào Đông Du do cụ Phan Đình Phùng lãnh đạo.

Những hoạt động phong phú và đa dạng trong suốt 30 năm, qua 4 thời kỳ cho thấy ông là một nhà yêu nước quật cường, bất khuất, luôn nung nấu ý chí “phục thù báo quốc.”

Việc nâng cấp và công nhận Di tích lịch sử cấp quốc gia Đền thờ Tăng Bạt Hổ thể hiện sự đánh giá cao về tầm vóc, những cống hiến lớn lao của nhà chí sỹ yêu nước, chống giặc ngoại xâm để giải phóng dân tộc; qua đó giáo dục truyền thống yêu nước và cách mạng cho các thế hệ hôm nay và mai sau./.

Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
16 tháng 1 2020 lúc 13:49

Dường như mỗi một làng quê, vùng đất đều in đậm dấu ấn của những người con ưu tú tiêu biểu có tài trí, đạo đức sáng ngời, trở thành niềm tự hào cho bao thế hệ. Làng quê dệt lụa An Thường rất tự hào đã sinh ra một người con ưu tú cho đất nước: nhà yêu nước Tăng Bạt Hổ…

Tăng Bạt Hổ (tự là Sư Triệu, hiệu là Điền Bát) tên thật là Tăng Doãn Văn, sinh ngày 19 tháng 7 năm 1858, tại làng An Thường nay là thôn An Thường 2, xã Ân Thạnh. Chào đời chỉ mấy tháng trước khi thực dân Pháp nổ súng xâm lược Việt Nam, lớn lên trong thời kỳ đất nước trải qua những biến động lịch sử dữ dội, tuổi trẻ Tăng Bạt Hổ đã phải chứng kiến cảnh nhà Nguyễn hèn nhát từng bước đầu hàng rồi dâng toàn bộ đất nước ta cho thực dân Pháp.

Là một người thông minh lại sớm có lòng yêu nước và hun đúc ý chí cứu dân, cứu nước, mười bốn tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia kháng chiến chống Pháp dưới ngọn cờ của Mai Xuân Thưởng - nhân vật trọng yếu trong phong trào Cần Vương ở Bình Định vào những năm cuối thế kỷ XIX. Hưởng ứng Chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp, Tăng Bạt Hổ ra sức chiêu tập anh hào, rèn đúc vũ khí, xây dựng chiến khu chống Pháp tại quê hương Kim Sơn, vùng rừng núi có địa thế hiểm trở.

Ở tỉnh ta bấy giờ phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh và dần dần quy tụ dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mai Xuân Thưởng. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Nguyên soái và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía Bắc Bình Định. Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc, hai tên đại Việt gian, đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886, Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại trước thế lực của địch. Không dễ khuất phục lòng yêu nước của chàng thanh niên quả cảm, Tăng Bạt Hổ tiếp tục chiêu mộ nghĩa binh, củng cố lực lượng kháng chiến. Nhiều trận đánh ác liệt đã diễn ra giữa nghĩa quân với quân của Nguyễn Thân. Trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887, Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ song âm mưu đó không thực hiện được.Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp nhưng ý chí cứu nước không hề bị suy giảm, thui chột, Tăng Bạt Hổ xuất dương sang Lào, Thái Lan, Trung Quốc, Nga, Nhật để tìm đường cứu nguy cho dân tộc. Năm 1903, ông về nước; năm sau ông đưa đường cho Phan Bội Châu và Đặng Tử Kính sang Nhật Bản, tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1905, ông về nước đem theo bài văn “Khuyến thanh niên du học” của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động.

Dưới chiếc áo thầy thuốc, Tăng Bạt Hổ đi khắp nơi tìm người cùng chí hướng. Năm 1906, trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trong một chiếc thuyền trên sông Hương, để lại trong lòng các đồng chí của ông và nhân dân niềm tiếc thương vô hạn.

Có thể nói, Tăng Bạt Hổ là nhân vật số hai sau Phan Bội Châu, là linh hồn, người khai sáng phong trào Đông Du ở nước ta vào cuối thế kỷ XIX. Là chí sĩ của phong trào Cần Vương và Đông Du, mộ phần Tăng Bạt Hổ hiện nằm ở Bến Ngự, Huế cạnh mộ phần Phan Bội Châu và các chí sĩ yêu nước khác cùng thời.

Ngày 10.9.2011, Sở VH-TT&DL Bình Định và huyện Hoài Ân đã khánh thành tượng chí sĩ Tăng Bạt Hổ được đúc bằng đồng, do nhà điêu khắc Lâm Quang Nới thực hiện phỏng theo chân dung Tăng Bạt Hổ lần đầu tiên được tìm thấy tại Nhật Bản. Ông Nguyễn Hạnh, Phó Tổng Biên tập Tạp chí Xưa và Nay, cơ quan chủ trương chương trình “Mỗi người một giọt đồng đúc tượng danh nhân”, cho biết: “Đây là bức chân dung đầu tiên và duy nhất về chí sĩ Tăng Bạt Hổ do người Nhật ký họa, được các nhà nghiên cứu Nhật Bản sưu tầm, tặng lại cho chúng ta”.

Về quê hương Tăng Bạt Hổ, chúng tôi càng cảm nhận rõ ràng hơn sức sống của vị anh hùng này trong lòng dân, đó là minh chứng thuyết phục nhất cho vai trò lịch sử của ông đối với quê hương, đất nước”.

Đối với người Hoài Ân, “sự kiện” tìm được chân dung chí sĩ Tăng Bạt Hổ cũng như nhiều tài liệu quý bổ sung, khẳng định vai trò, công trạng lịch sử của ông đối với dân tộc, có ý nghĩa tinh thần to lớn, thiêng liêng. Tăng Bạt Hổ đã trở thành biểu tượng yêu nước của đất và người Hoài Ân; hậu duệ Tăng Bạt Hổ - họ Tăng ở Hoài Ân tiếp tục sản sinh những người con nghĩa nhân, thành đạt, dù sống tại quê hương hay ở xa luôn phát huy lòng tự hào tự tôn dòng họ, cùng góp phần xây dựng phát triển nước nhà.

Ngày 24.9.2009, ông Tăng Văn Tý, cán bộ công tác tại Thanh tra Chính phủ - hậu duệ cụ Tăng Doãn Văn - trong chuyến đến thắp hương đền thờ cụ, đã ký thác: “Cháu rất tự hào mình mang họ Tăng, họ Tăng đã sinh ra người con ưu tú như cụ. Mong cụ dõi theo và phù hộ con cháu họ Tăng chăm lo bồi dưỡng tài đức, phụng sự Tổ quốc như con đường cụ đã đi”.

Còn tại quê nhà An Thường, trong khu vườn xưa nơi Tăng Doãn Văn cất tiếng khóc chào đời là Đền thờ Tăng Bạt Hổ trang nghiêm, “địa chỉ đỏ” giáo dục truyền thống yêu nước, kính trọng tiền nhân cho các thế hệ trẻ và là nơi nhân dân quanh vùng đến chiêm bái, tri ân. Hàng năm, vào ngày 27 tháng Chạp, nhân dân trong làng lại đều đặn tổ chức giỗ ông theo nghi thức giỗ truyền thống, dâng những sản vật mộc mạc của vùng đất trung du tưởng nhớ một vị tổ tiên chung thiết thân của mọi nhà.

Khách vãng lai đã xóa
Phương Dung
16 tháng 1 2020 lúc 13:51

Núi Chéo - địa danh lịch sử nằm ở điểm nối hai thôn Hội An và Phú Văn (xã Ân Thạnh) - có độ cao trên 780 m so với mực nước biển, nằm án ngữ ngã ba nơi hai dòng sông Kim Sơn và An Lão hội tụ thành dòng Lại Giang đổ xuống Hoài Nhơn. Di tích này nằm gần các trục tỉnh lộ số 629 từ Bồng Sơn đi An Lão và số 630 từ Cầu Dợi đi Kim Sơn; đồng thời, chắn giữa tuyến đường liên xã nối liền huyện lỵ Hoài Ân với các xã: Ân Thạnh, Ân Tín, Ân Mỹ, Ân Hảo Đông, Ân Hảo Tây.

Thời chống Mỹ, Núi Chéo là một trong những địa điểm có vị trí chiến lược quan trọng. Do vậy, từ năm 1964, địch đã chiếm đóng và xây dựng Núi Chéo thành chốt điểm quân sự nhằm khống chế khu vực rộng lớn cả phía nam Hoài Nhơn, bắc Hoài Ân và mở lên vùng núi An Lão phía tây.

Núi Chéo đã đi vào lịch sử một cách hào hùng. Và ngày nay, di tích này đã trở thành một địa chỉ văn hóa trên quê hương Hoài Ân. Chính vì vậy, trong giai đoạn 1972-1975, Sư đoàn Sao Vàng và quân, dân huyện Hoài Ân đã mở nhiều đợt chiến đấu đánh chiếm và kiên quyết giữ chốt Núi Chéo. Nơi đây trở thành điểm nóng trong cuộc chiến đầy cam go 1.000 ngày chống phản kích giữ vững vùng giải phóng Hoài Ân.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo được khởi công xây dựng vào ngày 3.9.2013 và đến tháng 12.2015 đã hoàn thành đưa vào sử dụng các hạng mục: Sân tổ chức lễ hội; nhà bia tưởng niệm; nhà khánh tiết kết hợp nhà bảo vệ; nhà trưng bày; tường rào cổng ngõ; bia di tích trên đỉnh đồi; phục chế 2 cửa hầm địa đạo và hệ thống giao thông hào trên đồi; đường lên đỉnh đồi với 148 bậc cấp và các nhà chờ; cùng các hạng mục như cây xanh, thảm cỏ… Tổng vốn đầu tư xây dựng công trình hơn 10 tỉ đồng từ nguồn ngân sách của tỉnh, huyện và tài trợ của Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam, cùng nhiều nguồn tài trợ khác.

Khu di tích lịch sử Núi Chéo không chỉ là nơi để mọi người đến nghiêng mình tri ân theo đạo lý cao đẹp “uống nước nhớ nguồn”, mà với cảnh quan xinh đẹp, thiết kế sáng tạo, nơi đây còn trở thành một địa chỉ văn hóa, một điểm du lịch hấp dẫn của huyện Hoài Ân.

Khách vãng lai đã xóa
Thúy Vy
16 tháng 1 2020 lúc 20:34

Năm 1872, khi mới 14 tuổi, Tăng Bạt Hổ đã tham gia chiến đấu chống Pháp trong hàng ngũ tướng cờ đen Lưu Vĩnh Phúc. Sau vụ binh biến đêm 22 tháng 5 năm Ất Dậu (1885) ở kinh thành Huế của phe chủ chiến do Nguyễn Văn Tường, Tôn Thất Thuyết cầm đầu thất bại, vua Hàm Nghi chạy về căn cứ Tân Sở, xuất chiếu Cần Vương kêu gọi sĩ phu cùng nhân dân đứng lên kháng chiến chống Pháp. Hưởng ứng chiếu Cần Vương, Tăng Bạt Hổ cùng với Phạm Toàn chiêu mộ binh lính, rèn đúc vũ khí xây dựng chiến khu chống Pháp tại vùng núi Kim Sơn (huyện Hoài Ân), quê hương ông, là một vùng rừng núi có địa thế hiểm trở.

Ở Bình Định bấy giờ phong trào kháng chiến chống Pháp phát triển mạnh và dần dần quy tụ dưới ngọn cờ lãnh đạo của Mai Xuân Thưởng. Tăng Bạt Hổ đã liên kết với lực lượng của Mai Xuân Thưởng và được giao nhiệm vụ giữ mặt trận phía bắc Bình Định. Ông cho quân cùng với Bùi Điền xây dựng và củng cố thêm khu Chóp Chài (Phù Mĩ) và hai đồn tại đèo Phủ Cũ và đèo Bình Đê.

Thực dân Pháp và triều đình Nguyễn cử Nguyễn Thân và Trần Bá Lộc đem quân đàn áp phong trào kháng chiến ở Bình Định. Đầu năm 1886 Tăng Bạt Hổ cử hai tướng là Bùi Điền và Đỗ Duyệt đem quân giao chiến với Nguyễn Thân nhưng bị thất bại. Ông tiếp tục chiêu mộ thêm binh sĩ, củng cố thêm các đồn lũy để chống lại quân của Nguyễn Thân, nhưng trước thế mạnh của địch, hầu hết các chiến lũy của nghĩa quân đều bị phá vỡ. Đầu năm 1887 Nguyễn Thân kéo đại quân triệt phá mật khu Kim Sơn, vây bắt Tăng Bạt Hổ. Mặc dù Nguyễn Thân không thực hiện được kế hoạch, nhưng do quân ít, vũ khí thô sơ nên cuối cùng nghĩa quân tan rã. Nghĩa quân tản mát rồi nương náu tại các bản làng Tây Nguyên.

Sau khi cuộc khởi nghĩa bị đàn áp, Tăng Bạt Hổ vượt núi sang Lào, Xiêm, Trung Quốc, Nga, Nhật tìm Lưu Vĩnh Phúc nhưng Phúc đã chết. Ông quyết định theo nghề hàng hải, làm thủy thủ cho tàu buôn, vì thế có điều kiện quan sát văn minh của các nước và tìm thêm đồng chí. Nhờ nghề thủy thủ, ông thường qua lại Hoành Tân, Trường Kì và sau đó ít năm, ông thông thạo tiếng Nhật và được sung vào Hải quân Nhật Bản.

Trong chiến tranh Nga-Nhật (1904 - 1905), vì lòng căm hờn người Âu, ông nguyện hi sinh giúp Nhật, nổi tiếng là quả cảm, có công trong những trận chiến Đài Liên và Lữ Thuận, và được thưởng huy chương quân công[cần dẫn nguồn]. Ngày khải hoàn, ông được dự bữa đại yến do Thiên hoàng Minh Trị đãi các tướng sĩ. Đỡ chén rượu của Thiên hoàng ngự rót thưởng, ông uống một hơi cạn rồi khóc lớn ở giữa triều đình. Thiên hoàng hỏi, ông giãi bày hết nỗi lòng:

"Tôi vốn không phải là người Nhật mà là một người vong mạng Việt Nam. Sau khi thất bại trong việc chống Pháp, tôi trốn qua Xiêm, qua Trung Hoa rồi tới đây, may được Bệ hạ tin dùng. Nay thấy quý quốc thắng Nga, làm vẻ vang cho giống da vàng, tôi nghĩ đến tình cảnh nước tôi mà không cầm được giọt lệ".

"Bao giờ dân nước tôi mới được một bữa yến như bữa này của quý quốc!"[1]

Hết thảy các người dự yến đều chăm chú nhìn vẻ mặt cương nghị, nghe lời khẳng khái của ông. Thiên hoàng Minh Trị khen ông là chân ái quốc an ủi ông mấy lời và từ đó các nhà cầm quyền Nhật rất có cảm tình với ông. Ông làm quen với các nghị sĩ Nhật như Khuyển Dưỡng Nghị (Inukai Tsuyoshi), Đại Ôi Trọng Tín (Ōkuma Shigenobu), tỏ ý muốn cầu viện Nhật để đuổi Pháp. Họ bảo phải chờ cơ hội vì Nhật Bản còn lo đánh Nga mà cũng chưa có hiềm khích gì với Pháp. Rồi họ khuyên ông:

Trước hết các ông phải lo phát triển phong trào duy tân trong nước để nâng cao dân khí, dân trí cho đại sự dễ thành. Muốn duy tân, không thể trông cậy ở Pháp được vì Pháp không thực tâm khai hóa, nên phải lựa những thanh niên tuấn tú đưa qua đây, nước chúng tôi sẽ đào tạo cho.

Khuyến Dưỡng Nghị lại hứa tận lực giúp cho các học sinh Việt Nam được phép cư trú và được miễn học phí. Tăng Bạt Hổ xét lời khuyên đó hữu lý, nên xin phép chính phủ Nhật, tức tốc về nước, không dự trận thủy chiến ở Đối Mã.

Tăng Bạt Hổ về tới Hải Phòng cuối năm 1904, vào Quảng Nam, do Nguyễn Thành giới thiệu mà hội họp với Sào Nam và Kỳ Ngoại Hầu Cường Để, đầu năm sau đưa Sào Nam và Đặng Tử Kính qua Nhật để cầu ngoại viện, tổ chức phong trào Đông Du. Năm 1905 ông về nước đem theo bài văn Khuyến thanh niên du học của Phan Bội Châu truyền bá, cổ động. Dưới chiếc áo thầy thuốc ông đi khắp nơi liên lạc tìm người cùng chí hướng, có lần gặp Nguyễn Quyền ở Lạng Sơn, họp với Nguyễn Thượng Hiền ở nhà cụ đốc Đinh Trạch tại Nam Định. Nghe tiếng cụ Lương Văn Can có nghĩa khí, được nghĩa hội văn thân ở Bắc tín nhiệm, ông tìm lại thăm tại nhà ở số 4 phố Hàng Đào, Hà Nội để bàn về tình hình trong nước và kế hoạch lâu dài. Tại đây hai cụ Tăng kể lại những lời khuyên của Khuyển Dưỡng Nghị và nhờ cụ Lương giới thiệu các thanh niên ưu tú sang Nhật du học. Và sau cuộc nói chuyện này, Lương Ngọc Quyến và Lương Nghị Khanh trở thành hai sinh viên Đông Du đầu tiên. Năm 1906 trên đường từ Nam ra Huế ông lâm bệnh nặng rồi mất trên một chiếc thuyền trên sông Hương.

Khi Tăng Bạt Hổ qua đời, Võ Bá Hạp cùng các đồng chí đồng sự đã đem táng thi hài ông trên một gò cao thuộc ấp Thế Lại Thượng. Năm 1956, Lê Ngọc Nghị - một nhân sĩ - đã cùng với một số hậu duệ các bậc tiền bối hợp tác cùng thân hào xã Thế Lại Thượng tổ chức lễ truy điệu và cải táng hài cốt Tăng Bạt Hổ lên chôn tại khu vườn nhà và lăng mộ Phan Bội Châu như hiện nay.[2]

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
22.10A1.5. Trần Thị Kim...
Xem chi tiết
Lương Thị Cẩm Nhung
Xem chi tiết
Bé Nhỏ
Xem chi tiết
Pinky Bảo Trân
Xem chi tiết
Đặng Hoàng Phúc
Xem chi tiết
Việt Nguyễn Quốc
Xem chi tiết
Hoàng Nguyễn Việt Anh
Xem chi tiết
BlueShark
Xem chi tiết
người bí ẩn
Xem chi tiết