Bài thơ trước hết là 1 dòng kí ức đẹp của Bằng Việt về tuổi thơ một đi không trở lại. Hồi ước đó ở sâu trong tiềm thức của nhà thơ. Ở nơi xa, nhớ về quê hương, hình ảnh bếp lửa và người bà hiển hiện tỏa sáng kì lạ trở thành một điểm đi về trong nỗi nhớ của nhà thơ. Bếp lửa chính là cội nguồn cảm xúc của nhà thơ.
Nghĩa tả thực được thể hiện rõ nét trong bài thơ. Trước hết, hình ảnh bếp lửa củi rơm được tác giả miêu tả rất chân thực như vốn có ngoài đời trong cuộc sống ở nông thôn Việt Nam nhiều năm về trước:
“ Một bếp lửa chờn vờn sương sớm
Một bếp lửa ấp iu nồng đượm …”
“…….. khói hun nhèm mắt cháu”
Tác giả đã hướng mọi giác quan để quay về sống lại kỉ niệm. Trong hình ảnh “bếp lửa” luôn gắn với hình ảnh người bà. Trong bài có tới 10 lần tác giả nói về bếp lửa. Hiển hiện cùng với bếp lửa là hình ảnh người bà – người phụ nữ Việt Nam muôn thủa tần tảo, nhẫn nại và đầy yêu thương, giàu đức hi sinh. Vì thế, ngoài nghĩa tả thực, bếp lửa còn là hình ảnh ẩn dụ, mang ý nghĩa tượng trưng
Ý nghĩa tượng trưng của bài thơ được thể hiện rất rõ là tình bà ấm nóng và hình ảnh quê hương đất nước. Ngày ngày bà nhóm lên bếp lửa cũng là nhóm lên niềm vui, sự sống, niềm yêu thương dành cho con cháu và mọi người. Bà không chỉ là người nhóm lửa, giữ lửa mà còn là người truyền lửa – ngọn lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp. Bếp lửa là biểu tượng của tình yêu thương, sức sống và niềm tin. Nó có sức tỏa sáng mãnh liệt để nâng bước ta trên con đường đi tới tương lai. Ngoài ra, ý nghĩa tượng trưng của bài thơ còn là hình ảnh quê hương đất nước trong lòng người đi xa, hướng con người ta trở về với côi nguồn. Đó là 1 đạo lí tốt đẹp của con người Việt Nam mà chính nhà thơ đã được bà nuôi dưỡng từ thủa ấu thơ.
Trong hành trình cuộc đời của mỗi con người có những ngày tháng, những kỷ niệm và những con người ko thể nào quên đc. Bằng Việt đã có đc 1 tuổi thơ gắn bó với người bà mà ông yêu quý, kính trọng. Ông đã gửi gắm tâm sự trong bài thơ và thể hiện nó bằng giọng điệu tâm tình, sâu lắng, hình ảnh thơ gợi cảm và giàu sức liên tưởng, suy ngẫm. Bài thơ chính là món quà quý giá mà Bằng Việt gửi đến cho người đọc. Tác phẩm có tác dụng giáo dục rất tốt về tình nghĩa thủy chung với gia đình, quê hương, đối với những gì đã nhen nhóm và nuôi dưỡng ngọn lửa thiêng liêng trong tâm hồn mỗi con người.
Trong cuộc đời, ai cũng có riêng cho mình những kỉ niệm của một thời ấu thơ hồn nhiên, trong sáng. Những kỉ niệm ấy là những điều thiêng liêng, thân thiết nhất, nó có sức mạnh phi thường nâng đỡ con người suốt hành trình dài và rộng của cuộc đời. Bằng Việt cũng có riêng ông một kỉ niệm, đó chính là những tháng năm sống bên bà, cùng bà nhóm lên cái bếp lửa thân thương. Không chỉ thế, điều in đậm trong tâm trí của Bằng Việt còn là tình cảm sâu đậm của hai bà cháu. Chúng ta có thể cảm nhận điều đó qua bài thơ “Bếp lửa” của ông.
Bạn tham khảo:
* Hình ảnh bếp lửa trong bài thơ có ý nghĩa:- Bếp lửa luôn gắn liền với hình ảnh bà, nhớ đến bếp lửa là cháu nhớ đến bà và cuộc sống gian khổ.
- Bếp lửa bàn tay bà nhóm mỗi sớm mai là nhóm tình yêu thương, niềm vui sưởi ấm, sự san sẻ tình làng nghĩa xóm, những tâm tình và ước vọng của tuổi thơ.
- Bếp lửa là tình cảm yêu thương, bình dị mà thiêng liêng của bà.
- Bếp lửa còn là biểu tượng của gia đình, quê hương, đất nước, cội nguồn…
* Hình ảnh ngọn lửa trong bài thơ có ý nghĩa:
- Ngọn lửa là những kỉ niệm ấm lòng, là niềm tin thiêng liêng, kì diệu nâng bước cháu trên hành trình dài, rộng của cuộc đời.
- Ngọn lửa là sức sống, lòng yêu thương, niềm tin mà bà truyền cho cháu.
Hinh ảnh “Bếp lửa” trong bài thơ cùng tên của Bằng Việt là một hình ảnh thơ gần gũi, dản dị và hết sức quen thuộc đối với mỗi con người Việt Nam và đã trở thành một hình tượng nghệ thuật giàu ý nghĩa.
Bếp lửa đã xuất hiện 10 lần trong bài thơ cùng với sự hiện diện của người bà vì thế bếp lửa là một hình tượng nghệ thuật sóng đôi cùng người bà để làm nổi bật lên vẻ đẹp của người bà.
- Bếp lửa là tình bà ấm nóng, bếp lửa là tay bà chăm chút:
+ Bà nhóm lên bếp lửa là nhóm lên niềm vui, sự sống ( bếp lửa ấp iu nồng đượm; nhóm niềm yêu thương; nhóm tâm tình ...).
+ Bà nhóm lên tình yêu thương dành cho mọi người, cho cháu ( ngọn lửa lòng bà ủ sẵn; ngọn lửa chứa niềm tin dai dẳng...).
- Bếp lửa gắn với những khó khăn gian khổ của đời bà:
+ Bếp lửa gợi ra thời gian dằng dặc bà phải chịu đựng vất vả (Tám năm ròng cháu cùng bà nhóm lửa)
+ Bếp lửa gợi nhớ bà trong tình thương vô bờ của đứa cháu xa quê (Nhóm bếp lửa nghĩ thương bà khó nhọc).
- Bếp lửa bình dị mà thiêng liêng kỳ diệu:
+ Bếp lửa bà nhen không chỉ băng nhiên liệu ở ngoài mà còn được nhen lên từ ngọn lửa trong lòng bà : ngọn lửa của sức sống, lòng yêu thương, niềm tin...
+ Bà là người giữ lửa, truyền lửa của sự sống, của niềm tin cho các thế hệ nối tiếp.
Bằng Việt đã sáng tạo hình ảnh bếp lửa vừa thực vừa mang ý nghĩa biểu tượng để thể hiện tình yêu thương, lòng biết ơn đối với người bà thân yêu của mình. Trong hình ảnh bếp lửa ấy, người đọc còn cảm nhận rất rõ tình yêu gia đình, quê hương đất nước của nhà thơ.
Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỉ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. Nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng