Tập làm văn lớp 7

Nguyễn Thị Ngọc Diễm

hãy CM rằng ăn quả nhớ kẻ trồng cây luôn là nét sống đẹp của ndân ta

giúp mk với

Linh Phương
9 tháng 4 2017 lúc 15:44

Gợi ý:

Bình luận tại sao ăn quả lại phải nhớ kẻ trồng cây:
Vì tất cả thành quả lao động (vật chất + tinh thần) mà chúng ta thừa hưởng ngày nay là do công sức của bao thế hệ đi trước tạo nên, nhiều thành quả phải đánh đổi bằng xương máu (thành quả Cách mạng)... Cho VD.

. Bình luận về thái độ biết ơn của người ăn quả đối với người trồng cây được thể hiện như thế nào cho đúng? (Trọng tâm)
- Trân trọng, ghi nhớ công ơn.
- Có ý thức vun đắp, bảo vệ và góp phần phát triển những thành quả đã đạt được, mở rộng ra là góp phần làm cho đất nước ngày càng giàu mạnh, cho gia đình ngày càng ấm no, hạnh phúc.
Thực tế lịch sử, cuộc sống, dân tộc ta thực hiện điều này khá tốt. Chứng minh bằng việc đền ơn đáp nghĩa (xây nhà tình nghĩa cho các bà mẹ anh hùng, có công với đất nước...).
- Khẳng định giá trị câu tục ngữ: luôn đúng, nhắc nhở mọi người... Ngày nay, ta đang sống theo đạo lí tốt đẹp đó...
- Từ đó, phê phán những thái độ, quan điểm sai trái, đi ngược đạo lí nhân dân, vô ơn bội nghĩa.
- Thái độ vô ơn, thiếu trách nhiệm đều bị lên án... Đó là biểu hiện của người suy thoái đạo đức, nhân cách.

Bình luận (0)
Thảo Phương
9 tháng 4 2017 lúc 17:53

Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghị luận.
- Từ xưa đến nay, nhân dân ta luôn đề cao lòng biết ơn.

- Điều đó được khẳng định qua câu tục ngữ: “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”.

Thân bài:
Giải thích ý nghĩa câu tục ngữ:
- Câu tục ngữ được diễn đạt bằng những hình ảnh trong cuộc sống lao động bình thường…

- Bằng nghệ thuật ẩn dụ: “ăn quả” chỉ người hưởng thụ và “kẻ trồng cây” chỉ người lao động tạo ra. Ông cha ta muốn nhắc nhở con cháu, khi ăn trái chín mọng phải nhớ tới công vun xới của người lao động.

- Từ những hình ảnh sinh động rút ra 1 bài học phải biết ơn những người đã đem cho chúng ta cuộc sống hôm nay.

Xây dựng hệ thống luận cứ:
Từ xưa dân tộc Việt Nam luôn nhớ tới cội nguồn, luôn biết những người đã cho mình được hưởng thành quả, những niềm hạnh phúc, vui sướng trong cuộc sống.
- Dẫn chứng nhớ ơn những người có công lao trong sự nghiệp đựng nước và giữ nước.

- Lập đền thờ Thánh Gióng và xây dựng tượng đài các vị anh hùng: Thánh Gióng, Trần Hưng Đạo…

- Ghi công lao người anh hùng trong sử sách hay những câu chuyện dã sử.

- Nhớ ngày giỗ tổ Hùng Vương, tổ chức ngày lễ kỉ niệm, ngày mất của các vị anh hùng hay kỉ niệm chiến thắng.

Ngày nay đạo lí ấy vẫn được người Việt Nam thực hiện và phát huy.
- Nhà nước lấy ngày 27/7 hàng năm làm ngày thương binh, liệt sĩ.

- Phong trào xây nhà tình nghĩa, chăm sóc các bà mẹ Việt Nam anh hùng.

- Quy tập hài cốt liệt sĩ về nghĩa trang, trả tên các liệt sĩ vô danh.

Còn đối với học sinh thì chúng ta nên tỏ lòng biết ơn mà trước hết là đối với cha mẹ, thầy cô.
Trích thơ hoặc câu văn liên quan đến nội dung cần giải thích.
Tương phản với lòng biết ơn đó chính là vô ơn.
- Em nghĩ về người vô ơn.

III. Kết bài:

- Khẳng định 1 lần nữa ý nghĩa của câu tục ngữ.

- Và học sinh chúng ta phải rèn luyện phẩm chất tốt đẹp đó.

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Luxi 208
Xem chi tiết
Đặng Tường Vy
Xem chi tiết
Chi Mary
Xem chi tiết
Linh Oracles
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Ngô Thành Chung
Xem chi tiết
kkkkkkkkkkkk
Xem chi tiết
 Âu Dương Cách Cách
Xem chi tiết