Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
 Âu Dương Cách Cách

Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn".

︵✰Ah
8 tháng 5 2020 lúc 20:16

Đạo đức, nhân cách là những điều vô cùng quan trọng, nó được thể hiện trong thói quen, lối sống, nó là giá trị cao quí nhất của con người để người khác đánh giá về bản thân mình. Một trong số đó chính là lòng biết ơn. Đất nước chúng ta có 4000 truyền thống văn hóa, ông cha ta đã đúc kết những bài học, những đạo lý mà nhân dân đời đời gìn giữ để truyền lại cho con cháu đời sau. Và bài học về lòng biết ơn từ xưa của nhân dân ta đã thể hiện ở câu tục ngữ: Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, Uống nước nhớ nguồn. Đó là một đạo lý mà nhân dân ta luôn sống và làm theo nó.

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này: Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Thảo Vy
9 tháng 5 2020 lúc 11:56

Bài làm

Từ xưa trong cuộc sống, ông cha ta đã đúc kết được nhiều câu tục ngữ mà đến nay vẫn là những bài học quý giá. Một trong những bài học đó là: "ăn quả nhớ kẻ trồng cây", "Uống nước nhớ nguồn". Từ xưa đến nay, nhân dân Việt Nam ta luôn sống theo đạo lý tốt đẹp đó.

Tuy hai câu tục ngữ khác nhau nhưng "Ăn quả nhớ kẻ trồng cây" và" Uống nước nhớ nguồn" đều chứa đựng những bài học về cách sống tình nghĩa cao đẹp của con người vs nhau: Đó là lòng biết ơn. Người được hưởng một thành quả nào đó thì phải biết ơn người tạo ra thành quả cho mik hưởng. Để có được hạnh phúc. Truyền thống "Ăn quả nhwos kẻ trồng cây" , "Uống nước nhớ nguồn". Vốn đã đi vào đời sống, là nét đẹp trong phẩm chất của người Việt. Gần gũi nhất là tục lệ thờ cúng ông bà, tổ tiên mỗi khi tết giỗ trong gia đình, để con cháu tỏ lòng biết ơn công lao sinh thành dưỡng dục của tổ tiên, ông bà. Rầm rộ hơn là những lễ hội được tổ chức hàng năm để tưởng nhớ các vị anh hùng dân tộc. Nhân dân ta luôn ghi nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng. Vì thế mà:

Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Cứ đến dịp lễ hội Đền Hùng( Phú Thọ) Nhân dân cả nước lại kéo nhau về nơi quê cha đất tổ thắp nén hương thơm để tưởng nhớ công lao của các vua Hùng. Mỗi làng mỗi thôn xóm vẫn diễn ra hoạt động Hội làng đều đặn nhằm ghi tạc công lao của các vị thành hoàng làng, tổ nghề...

Để có được cuộc sống ấm no như ngày hôm nay, cha ông ta đã phải đổ biết bao mồ hôi xương máu để giữ vững sự bình yên cho đất nước. Chúng ta luôn ghi nhớ công lao của các vị anh hùng dân tộc: Hai Bà Trưng, Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung ... Tên của các vị anh hùng dân tộc đều trở thành những tên phố, tên đường, tên trường học, ... luôn nhắc nhở chúng ta về sự đóng góp to lớn của họ cho đất nước. Khắp các địa phương đều có đền thờ các vị anh hùng dân tộc là những di tích lịch sử, trở thành nơi thăm viếng của du khách trong và ngoài nước.

Toàn thể nhân dân Việt Nam một lòng biết ơn Đảng, Cách mạng, Bác Hồ. Hàng năm chúng ta có ngày 27 tháng 7 là ngày Thuwogn binh liệt sĩ để tỏ lòng biết ơn những anh hùng có công với cách mạng. Lòng biết ơn được thể hiện bằng hành động cụ thể như phong trào "đền ơn đáp nghĩa" , "Nhà tình nghĩa" ... Xã hội cũng có nhiều chính sách ưu đãi hỗ trợ gia đình thương binh liệt sĩ, Bà Mẹ Việt Nam anh hùng.

Gần gũi vs hok sinh nhất là ngày 20 tháng 11 - ngày nahf giáo Việt Nam. Mỗi dịp 20 tháng 11, hok sinh tất cả nước lại hân hoan bày tỏ lòng biết ơn yêu kính của mik vs thầy cô giáo.

Như vậy, lòng biết ơn đã trở thành lẽ tự nhiên, thành nếp sống, nếp nghĩ và phẩm chất tốt đẹp của nhân dân ta. Vs mỗi hok sinh, thể hiện lòng biết ơn vs ông bà, cha mẹ thầy cô bằng hành động cụ thể chính là chúng ta đang thực hiện đạo lý làm người ấy.

Bài này mik ms làm bài kiểm tra đó.

Chúc bạn hok tốt nhé! Âu Dương Cách Cách




Các câu hỏi tương tự
Luxi 208
Xem chi tiết
Brand New Days
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Lê Bảo Trân
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
Xem chi tiết
pham thi phuong thao
Xem chi tiết