Tập làm văn lớp 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Lê Bảo Trân

Cho đề văn Chứng minh rằng nhân dân Việt Nam từ xưa đến nay luôn luôn sống theo đạo lí '' Ăn quả nhớ kẻ trồng cây " , "Uống nước nhớ nguồn.

Đừng chép mạng. Mình đang càng gấp

Thảo Phương
7 tháng 3 2019 lúc 16:51

1. Giải thích câu tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn

Nghĩa đen: khi ăn khoai phải nhớ đến kẻ mà trồng khoai cho ta ăn, còn khi uống nước thì nhớ đến nơi mà có nguồn nước, sản sinh ra ra nguồn nước. Nghĩa bóng: nhắc nhở con người phải có lòng biết ơn, có nhớ đến người đã giúp đỡ ta trong lúc khó khăn hoạn nạn.

2. Chứng minh cau tục ngữ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây, uống nước nhớ nguồn:

– Thời xưa:

Người ta thường tổ chức cúng kiếng để cảm ơn rời đất Mỗi vụ mùa đều cúng thần linh Thờ tổ tiên, ông bà, cha mẹ

– Thời nay:

Các ngày lễ lớn như: thương binh liệt sĩ, ngày nhà giáoViệt Nam, ngày thầy thuốc,…. Tinh thần ghi nhớ công ơn về các anh hùng liệt sĩ nagx xuống vì dân tộc, các cuộc đền ơn đáp nghĩa,….
Huỳnh lê thảo vy
7 tháng 3 2019 lúc 16:33

Quả thực như vậy, nhân dân Việt Nam ta luôn coi đạo lý Ăn quả nhớ kẻ trồng cây và uống nước nhớ nguồn là một nét đẹp trong tâm hồn của mỗi con người, và luôn phải giữ gìn và phát huy. Nhưng trước hết, chúng ta cần phải hiểu về câu tục ngữ này. “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” và Uống nước nhớ nguồn” là hai câu tục ngữ rất phổ biến trong đời sống của nhân dân ta. Nó thường được ông bà, cha mẹ dùng để dạy bảo, khuyên răn cho con cháu.

“ Ăn quả nhớ kẻ trồng cây”

Về nghĩa đen, câu tục ngữ này khuyên con người ta khi được hưởng một quả thơm, trái ngọt thì phải nhớ đến công lao tiêu tưới, chăm bón, một nắng hai sương của những người nông dân, của “Kẻ trồng cây”. Nhờ có phép ẩn dụ qua hình ảnh Ăn quả- kẻ trồng cây, câu tục ngữ đã đưa ra một bài học về đạo đức, lối sống đó là khi ta hưởng một thành quả tốt của người khác, thì ta cần phải biết ơn và phải biết cách báo đáp, nhớ đến người đã có công ơn với mình. Đây là một bài học về nhân cách, là một phần không thể thiếu để xây đắp nên đạo đức của con người.

Ngoài ra, cha ông ta còn để lại một câu tục ngữ để khuyên răn chúng ta bài học về lòng biết ơn này:

Uống nước nhớ nguồn

“Uống nước” ở đây là những thành quả mà chúng ta được hưởng thụ về cả vật chất và tinh thần. “ Nguồn” chỉ nguồn gốc, cội nguồn và tất cả những thành quả về cả con người, lịch sử và truyền thống. Cụm từ “Nhớ nguồn” là một hành động đạo đức về sự báo đáp, nhớ ơn đến những người làm ra nó. Lòng biết ơn là nhớ ơn những người đã làm ra thành quả cho chúng ta, sâu xa hơn, nó được nâng lên thành sự tri ân, nhớ ơn đến tổ tiên, cội nguồn của chúng ta. Hai câu tục ngữ rất ngắn gọn, giản dị, mang tính toàn diện dạy cho con người những lời khuyên nhủ, khẳng định ý nghĩa cao quí của mình, và nó cũng là một lời răn dạy, lời cảnh tỉnh của thế hệ trước với những con người đời sau mà đang dần đánh mất đi nhân cách, lòng biết ơn quí báu.

Dải đất hình chữ S hòa bình ngày nay được hình thành là nhờ có công dựng nước và giữ nước của một lớp anh hùng đi trước đã hi sinh đời mình để bảo vệ đất nước. Hồ chủ tịch đã nói: Các Vua Hùng đã có công dựng nước, Bác cháu ta phải giữ lấy nước.” Các Vua Hùng đã có công tạo dựng nên đất nước Văn Lang, Việt Nam ngày này. Chính vì vậy, con cháu đời đời luôn nhớ ơn đến những vị anh hùng này, và ngày giỗ tổ Hùng Vương chính là ngày để tất cả con dân Việt Nam nhớ ơn và thể hiện lòng biết ơn của mình. Nhân dân ta xưa đã truyền miệng nhau rằng:

Dù ai đi ngược về xuôi

Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba

Dù ai buôn bán gần xa

Nhớ ngày giỗ tổ tháng ba mùng mười.

Cứ đến ngày giỗ tổ Hùng Vương là khắp con dân Việt Nam từ mọi nơi trên thế giới lại tụ hội về đền Hùng để thắp nén nhang tỏ lòng biết ơn của mình đến. Người đến dự hội đông như kiến, trên tay là những lễ vật để cúng bái tạo nên một nét văn hóa, truyền thống ngàn đời của cha ông ta mà con cháu đời sau cần phải giữ gìn và tiếp nối nó. Đất nước Văn Lang và Việt Nam ngày nay đã thay đổi rất nhiều. Nước ta từ một tiểu quốc đã trở thành một đất nước xã hội chủ nghĩa sánh vai cùng cường quốc năm châu văn minh hiện đại. Đã có rất nhiều thứ thay đổi, nhưng truyền thống về ngày giỗ tổ Hùng Vương luôn được giữ gìn và phát huy. Xưa cũng vậy, nay cũng thế, cứ vào ngày giỗ tổ là người người lại đổ về, trên tay là những lễ vật với lòng thành tâm của mình.

Ngày nay, đời sống vật chất đã hiện đại, nhưng những nét đẹp thời xưa thì luôn được giữ gìn và càng ngày càng được tô điểm thêm. Bạn thử tưởng tượng xem, tuy thời nay phát triện rất khác xưa, nhưng trong mỗi gia đình điều không thể thiếu chính là ban thờ trang trọng với bát hương gia hương gia tiên để nhớ đến ông bà tổ tiên của chúng ta.

Chúng ta cũng có những cách rất độc đáo và cần thiết để thể hiện lòng biết ơn và giúp cho những người khác hiểu về các anh hùng lịch sử, người có công với đất nước. Đó là đặt tên phố theo tên các vị anh hùng lịch sử và có những dòng chữ giải thích bên dưới ví dụ như: Đinh Tiên Hoàng, Lê Thái Tổ, Lý Thái Tổ. Và chính phủ đã đặt tên một thành phố lớn và phát triển nhất đất nước bằng tên của một vị anh hùng dân tộc- một con người đã bôn ba khắp nơi để dành lại độc lập tự do cho tổ quốc: Hồ Chủ tịch. Đây là một cách rất hay để đưa sự biết ơn vào bộ phận giới trẻ và một phần tử nhỏ của xã hội đang bị cuốn vào nhịp sống hiện đại mà quên đi những truyển thống của dân tộc.

Giới trẻ ngày nay luôn tiếp thu và tiếp nối truyền thống đạo lý thời xưa. Đối với học sinh chúng tôi, điều thể hiện sự biết ơn rõ ràng và gần gũi nhất đó chính là lòng biết ơn thầy cô giáo. Vào ngày 20-11, mỗi học sinh trên tay đều có những bó hoa tươi thắm, theo những lời chúc tự đáy lòng mình gửi đến những thầy cô giáo đã có công dạy dỗ chúng ta nên người. Nhà trường và xã hội cũng tạo điều kiện để giới trẻ ngày nay thể hiện lòng biết ơn bằng cách có những cuộc thi tìm hiểu những vị anh hùng dân tộc, hay làm tập san, viết thơ vào những ngày như thương binh liệt sĩ 27-7,…. Những thế hệ học sinh ngày nay sẽ có sự hiểu biệt về lịch sử và sẽ biết ơn đến họ. Và nếu như thế hệ trẻ đã biết giữ gìn những truyền thống đạo đức này thì đất nước sẽ không bao giờ để những nét đẹp này bị mai một mà sẽ ngày càng được phát huy.

Uống nước nhớ nguồn, Ăn quả nhớ kẻ trồng cây- những đạo lý, lối sống, đạo đức này sẽ luôn hiện hữu trong bản chất và cách sống của nhân dân Việt Nam. Và tôi, một học sinh, một chủ nhân của thế hệ tương lai sau, cùng tất cả những con dân Việt Nam khác sẽ luôn tiếp bước, noi theo, phát huy những nét đẹp trong tâm hồn người Việt Nam.

Lê Thái
8 tháng 3 2019 lúc 16:28

Dân tộc Việt Nam từ xưa đến nay luôn có những truyền thống quí báu được gìn giữ và lưu truyền. Một trong những truyền thống đạo lí tốt đẹp nhất mà cha ông ta vẫn thường nhắc nhở thế hệ đi sau phải có tình cảm trân trọng biết ơn đối với những người đã tạo dựng thành quả cho mình là nhớ ơn. Lời khuyên nhủ ấy được gửi gắm trong câu tục ngữ giàu hình ảnh: "Uống nước nhớ nguồn”

Vậy "Uống nước nhớ nguồn" là như thế nào? Câu tục ngữ có hai lớp nghĩa: Lớp nghĩa đen và nghĩa bóng. Theo nghĩa đen: khi chúng ta có được dòng nước trong lành tươi mát để uống và sinh hoạt thì hãy nhớ đến ngọn nguồn của dòng nước đó.Theo nghĩa bóng : "Uống nước" là thừa hưởng thành quả lao động của những người đi trước, thừa hưởng những gì mà họ đã bỏ công sức để tạo ra, để có được. "Nguồn" chính là những thế hệ trước, những con người mà đã tạo ra thành quả mà chúng ta đã hưởng ngày hôm nay.Câu tục ngữ trên là lời răn dạy, nhắc nhở chúng ta, những lớp người đi sau, những thế hệ đang thừa hưởng thành quả phải luôn nhớ ơn công lao của thế hệ trước.

Tại sao phải "Uống nước nhớ nguồn"? Bởi vì tất cả những gì mà ta đang được thừa hưởng hôm nay không phải tự nhiên mà có được. Khi ta ăn một chén cơm, ta sẽ thấy có vị ngọt ngọt nhưng thật ra là vị mặn mồ hôi của chính các bác nông dân bán mặt cho đất, bán lưng cho trời, không ngại mưa nắng mà ra đồng. Từng bộ quần áo, chiếc dày, chiếc dép đều do các bác thợ may bỏ công làm mà ra. Nước Việt Nam như hôm nay là chính các thế hệ đi trước đã phải đánh đổi cả bằng máu và nước mắt, biết bao anh hùng đã ngã xuống để đổi lấy độc lập tự do cho cả một dân tộc, họ đã phải hi sinh hạnh phúc cá nhân để đổi lấy hạnh phúc cho một dân tộc.

Có lòng biết ơn, sống ân nghĩa là đạo lí làm người. Tuy nhiên, lòng biết ơn không phải là lời nói suông mà phải thể hiện bằng hành động cụ thể. Nhân dân ta có câu :

"Dù ai đi ngược về xuôi
Nhớ ngày giỗ tổ mùng mười tháng ba.’’

Đó là lòng biết ơn của nhân dân nên hằng năm cả nước ta làm lễ "Giỗ tổ Hùng Vương" để ghi nhớ công lao của các vua Hùng đã dựng nước và giữ nước, hay lấy ngày sinh của Bác để ôn lại chặn đường mà bác đã đi qua. Để nhớ ơn những thương binh liệt sĩ trong cuộc chiến tranh bom đạn ta có ngày 27-7. Còn rất nhiều ngày như Ngày Nhà giáo Việt Nam 20-11, ngày thầy thuốc Việt Nam, ngày Quốc tế phụ nữ 8-3,...Những ngày đó đã thể hiện lòng biết ơn của nhân dân ta.

Nhân dân ta có câu : "Ăn cháo đá bát’’ hay "Qua cầu rút ván’’.Không phải tự nhiên mà có những câu ấy. Ông cha ta có câu ấy nhằm mục đích phê phán, lên án những hành vi và thái độ vong ơn bội nghĩa, những kẻ còn hơn Lý Thông trong truyện Thạch Sanh, cứ dựa vào người khác để đạt được mục đích của mình, họ còn quay lưng với những người đã giúp đỡ họ khi gặp khó khăn.

Tóm lại, câu tục ngữ trên cho ta hiểu được về đạo lí làm người. Lòng biết ơn, sống ân nghĩa không thể thiếu trong mỗi người chúng ta.Chúng ta phải học tập không ngừng, luôn phấn đấu để xứng đáng với tổ tiên ta, những bậc tiền bối đã đi trước. Không những thế, ta còn phải biết ơn với những người trong cuộc sống đã giúp đỡ ta, dìu dắt ta như cha mẹ, thầy cô. Những bài học trong câu tục ngữ ấy sẽ làm chúng ta nhớ mãi.

TICK!!!


Các câu hỏi tương tự
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Luxi 208
Xem chi tiết
 Âu Dương Cách Cách
Xem chi tiết
Brand New Days
Xem chi tiết
Phạm Khánh Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Đạt
Xem chi tiết
Harry Huan
Xem chi tiết
Kiriya Aoi
Xem chi tiết
pham thi phuong thao
Xem chi tiết