Văn bản ngữ văn 8

nguyễn thanh

Hãy bàn luận câu nói sau: "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai."

B.Thị Anh Thơ
8 tháng 3 2019 lúc 21:47

Nói về tầm quan trọng của việc đọc sách, có ý kiến cho rằng : "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai."

Thế nào là thói quen đẹp? Thói quen là lối sống, cách sống hay hoạt động lo lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, thành nếp, khó thay đổi. Có thói quen xấu như nói leo, vừa nói vừa múa tay… Lại có thói quen đẹp như cất mũ, cúi đầu chào; rửa tay bằng xà phòng khi đi học về, hoặc trước khi ăn cơm, đọc sách, xem báo hằng ngày ...

Tại sao tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách? Đọc sách là một nếp sống văn hóa, là một hoạt động, là một hình thức tự học. Khi việc đọc sách đã trở thành thói quen thì đó là một thói quen đẹp. Đọc sách đã trở thành một nhu cầu , hoặc để giải trí, hoặc để thưởng thức cái đẹp của thơ văn, hoặc để học tập, nghiên cứu. Sách giáo khoa Toán, Lý, Hóa, Vă, Sử, Địa, Ngoại Ngữ ... là người thầy, người bạn của học sinh (theo từng lớp học, cấp học). Ngoài sách giáo khoa còn có sách tham khảo. Học ở thầy, học ở bạn, học ở cuộc sống xã hội "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", cũng chưa đủ, mà còn phải đọc sách. Đọc sách để tự học, để nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu.

Thói quen đọc sách của tuổi trẻ đã thể hiện đức tính hiếu học, đã biết tận dụng thì giờ cho việc tự học vươn lên, không chịu thua kém trước bạn bè, thể hiện một tinh thần ham hiểu biết, cầu tiến bộ. Có ai bảo rằng lêu lổng chơi bời là thói quen đẹp bao giờ đâu.

Khi đọc sách đã trở thành một thói quen đẹp thì tuổi trẻ cần biết chọn sách tốt, sách hay để đọc, phải biết rèn luyện phương pháp đọc sách. Nghĩa là không đọc xô bồ, không đọc qua loa, mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm, đọc có ghi chép, đọc để học tập và ứng dụng.

Ở Trung Quốc, Tể tướng Hàn Hoành lúc nhỏ xin làm tiểu đồng cho đại gia để được xâm nhập vào kho sách mà đọc sách; đọc sách đến quên ăn quên ngủ. Ở ta, nhà bác học Lê Quý Đôn trong thế kỉ 18, rất thông minh, hiếu học, thuở nhỏ nổi tiếng thần đồng, năm 13 tuổi đã đọc hết Tứ thư, Ngũ kinh…

Qua đó, ta mới thấy rõ, đọc sách cần trở thành một thói quen đẹp của tuổi tre, của thanh thiếu niên, nhi đồng. Đừng lãng phí thời gian! Đừng ăn chơi đua đòi, lêu lổng!

Thế nào là nhân cách văn hóa? Nhân cách là tư cách, phẩm chất con người. Nhân cách văn hóa là nhân cách của con người có học vấn, có đạo đức tốt đẹp. Trái với nhân cách văn hóa là tư cách mõ như nhà văn Nam Cao đã viết, đã cho biết!

Tại sao có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai? Cần chú ý hai chữ "có thể", vì có người say mê đọc sách, nhưng chỉ trở thành "con mọt sách" vô tích sự ! Làm bất cứ công việc gì cũng cần có mục đích và phương pháp. Say mê đọc sách để học hỏi, để vận dụng, để tích lũy kiến thức (văn hóa, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật), để nâng cao tầm văn hóa, học vấn cho bản thân. Đọc sách ngày hôm nay, thời trẻ để làm ăn cho ngày mai, khi bước vào đời. Đọc sách còn để tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng tinh thần. Có như vậy thì mới hữu ích, mới thiết thực, đọc sách hôm nay để trở thành nhân cách văn hóa trong tương lai.

Đọc sách đâu chỉ để khoe mẽ có cái bằng này cái bằng nọ mà là đem cái thực học phục vụ lao động, hiến dâng tài, đức cho nước, cho dân.

Tóm lại, việc đọc sách rất quan trọng. Đọc sách phải trở thành một thói quen đẹp, một nếp sống đẹp. Đọc sách để tự học, để vận dụng trong lao động sáng tạo khi bước vào đời. Văn hóa đọc sách phải chiếm lĩnh tâm hồn tuổi trẻ. Xin được cùng các bạn trẻ đọc và suy ngẫm hai câu thơ của Nguyễn Trai trong "Quốc âm thi tập":

"Án sách cây đèn hai bạn cũ, Hiên mai, song trúc một lòng thanh."

Bình luận (0)
Đạt Trần
8 tháng 3 2019 lúc 21:54

Nói về tầm quan trọng của việc đọc sách, có ý kiến cho rằng : "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai."

Thế nào là thói quen đẹp? Thói quen là lối sống, cách sống hay hoạt động lo lặp đi lặp lại lâu ngày thành quen, thành nếp, khó thay đổi. Có thói quen xấu như nói leo, vừa nói vừa múa tay… Lại có thói quen đẹp như cất mũ, cúi đầu chào; rửa tay bằng xà phòng khi đi học về, hoặc trước khi ăn cơm, đọc sách, xem báo hằng ngày ...

Tại sao tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách? Đọc sách là một nếp sống văn hóa, là một hoạt động, là một hình thức tự học. Khi việc đọc sách đã trở thành thói quen thì đó là một thói quen đẹp. Đọc sách đã trở thành một nhu cầu , hoặc để giải trí, hoặc để thưởng thức cái đẹp của thơ văn, hoặc để học tập, nghiên cứu. Sách giáo khoa Toán, Lý, Hóa, Vă, Sử, Địa, Ngoại Ngữ ... là người thầy, người bạn của học sinh (theo từng lớp học, cấp học). Ngoài sách giáo khoa còn có sách tham khảo. Học ở thầy, học ở bạn, học ở cuộc sống xã hội "Đi một ngày đàng học một sàng khôn", cũng chưa đủ, mà còn phải đọc sách. Đọc sách để tự học, để nghiên cứu mở rộng và chuyên sâu.

Thói quen đọc sách của tuổi trẻ đã thể hiện đức tính hiếu học, đã biết tận dụng thì giờ cho việc tự học vươn lên, không chịu thua kém trước bạn bè, thể hiện một tinh thần ham hiểu biết, cầu tiến bộ. Có ai bảo rằng lêu lổng chơi bời là thói quen đẹp bao giờ đâu.

Khi đọc sách đã trở thành một thói quen đẹp thì tuổi trẻ cần biết chọn sách tốt, sách hay để đọc, phải biết rèn luyện phương pháp đọc sách. Nghĩa là không đọc xô bồ, không đọc qua loa, mà phải vừa đọc vừa suy nghĩ, nghiền ngẫm, đọc có ghi chép, đọc để học tập và ứng dụng.

Ở Trung Quốc, Tể tướng Hàn Hoành lúc nhỏ xin làm tiểu đồng cho đại gia để được xâm nhập vào kho sách mà đọc sách; đọc sách đến quên ăn quên ngủ. Ở ta, nhà bác học Lê Quý Đôn trong thế kỉ 18, rất thông minh, hiếu học, thuở nhỏ nổi tiếng thần đồng, năm 13 tuổi đã đọc hết Tứ thư, Ngũ kinh…

Qua đó, ta mới thấy rõ, đọc sách cần trở thành một thói quen đẹp của tuổi tre, của thanh thiếu niên, nhi đồng. Đừng lãng phí thời gian! Đừng ăn chơi đua đòi, lêu lổng!

Thế nào là nhân cách văn hóa? Nhân cách là tư cách, phẩm chất con người. Nhân cách văn hóa là nhân cách của con người có học vấn, có đạo đức tốt đẹp. Trái với nhân cách văn hóa là tư cách mõ như nhà văn Nam Cao đã viết, đã cho biết!

Tại sao có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai? Cần chú ý hai chữ "có thể", vì có người say mê đọc sách, nhưng chỉ trở thành "con mọt sách" vô tích sự ! Làm bất cứ công việc gì cũng cần có mục đích và phương pháp. Say mê đọc sách để học hỏi, để vận dụng, để tích lũy kiến thức (văn hóa, ngoại ngữ, khoa học kĩ thuật), để nâng cao tầm văn hóa, học vấn cho bản thân. Đọc sách ngày hôm nay, thời trẻ để làm ăn cho ngày mai, khi bước vào đời. Đọc sách còn để tu dưỡng đạo đức, tu dưỡng tinh thần. Có như vậy thì mới hữu ích, mới thiết thực, đọc sách hôm nay để trở thành nhân cách văn hóa trong tương lai.

Đọc sách đâu chỉ để khoe mẽ có cái bằng này cái bằng nọ mà là đem cái thực học phục vụ lao động, hiến dâng tài, đức cho nước, cho dân.

Tóm lại, việc đọc sách rất quan trọng. Đọc sách phải trở thành một thói quen đẹp, một nếp sống đẹp. Đọc sách để tự học, để vận dụng trong lao động sáng tạo khi bước vào đời. Văn hóa đọc sách phải chiếm lĩnh tâm hồn tuổi trẻ. Xin được cùng các bạn trẻ đọc và suy ngẫm hai câu thơ của Nguyễn Trai trong "Quốc âm thi tập":

"Án sách cây đèn hai bạn cũ, Hiên mai, song trúc một lòng thanh."

Bình luận (0)
Nguyễn Ngô Minh Trí
9 tháng 3 2019 lúc 15:51

Trong xã hội tấp nập và bộn bề, đọc sách là một thói quen rất tốt, giúp ta có thể sinh tâm, thư giãn, thả hồn vào những câu chuyện, những cuộc khám phá, những điều mới mẻ được ghi lại một cách tỉ mỉ. Vì vậy, đã có người từng nói: “ tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai”.

Thói quen đẹp là gì?

Thói, quen là những hành động, lối sống được lặp đi lặp lại thành một thói quen hằng ngày, theo một trình tự nhất định, rất khó có thể thay đổi. Các thói quen đẹp như là đọc sách, chào hỏi người lớn, mời mọi người trước khi ăn cơm, đi hỏi về chào…

Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp là đọc sách, vì tuổi trẻ có nhiều thời gian, có nhiều hoài bão và là thế hệ mới xây dựng đất nước, đọc sách là thói quen vô cùng quan trọng. Giúp cá nhân mỗi người có thêm nhiều kiến thức phong phú từ nhiều nguồn khác nhau mà không phải đi quá nhiều nơi. Rèn luyện khả năng tự học, tha hồ tìm tòi tài liệu bằng việc đọc sách. Sau những giờ làm việc, học tập căng thẳng hay não, sách báo là nguồn giải trí phong phú, với những câu chuyện cổ tích, những chuyện cười, những mẫu thông tin thú vị giảm đi căng thẳng và mệt mỏi. Ham đọc sách thể hiện và phát huy được đức tính hiếu học của dân tộc, tự tìm tòi, nghiên cứu qua sách vở.

Sách là dành cho mọi lứa tuổi, trẻ em, người lớn, thanh niên, nhi đồng ai cũng nên đọc sách, nhưng tư tưởng của giới trẻ ngày càng bị thay đổi vì vậy nên việc đọc sách với giới trẻ là rất quan trọng.

Đọc sách như thế nào là đúng, đọc cần dành thời gian, cần sự say mê tập trung cao độ vào vấn đề, hiểu và ngấm những vấn đề đó. Đọc say mê là đọc phải cần có sự tập chung cao độ, say mê nghiên cứu và tìm hiểu những vấn đề mình tìm được trong sách vở. Nhưng đọc cần phải chọn lựa, vì bây giờ có rất nhiều các loại sách khác nhau, nhiều nguồn kiến thức khác nhau, nên cần chọn nguồn mà bạn cảm thấy bổ ích và thấy hữu dụng. Vấn đề cần thì mới đọc, tiếp thu kiến thức một cách có logic theo một trình tự có tổ chức, không đọc theo kiểu tràn lan, miên man.

Sách vở chứa nguồn kiến thức vô hạn, có rất nhiều các lĩnh vực văn hóa, kinh tế, xã hội, con người. Các bạn học sinh, sinh viên có các sách về toán học, văn học, vật lí, các tài liệu bổ ích không nên bỏ lỡ. Dựa vào sách vở bạn có thể thu được một lượng kiến thức khổng lồ. Đọc sách đi đôi với thực hành, phải biết vận dụng vào cuộc sống, vào thực tế một cách có hiệu quả. Cái đọc được ở sách là cái áp dụng chứ không phải đọc để đấy.

Tuy nhiên, ngày nay có rất nhiều bạn trẻ thay vì đọc sách vở, thay vì cả tiếng chăm chú vào thứ vô hình các bạn lại đam mê vào các trò chơi trên điện thoại, ti vi, tích cực sống ảo trên mạng xã hội. Thật là đáng buồn, vì các bạn không biết mình đang bỏ lỡ một kho tàng kiến thức vô cùng phong phú của nhân loại. Sách ở đây không phải là một vài tác phẩm văn chương mùi mẫn gây cười, mà nó có thể là cả công trình nghiên cứu, các loại chuyên khảo, được viết đạt đến các chuẩn mực của tư duy.

Ham mê đọc sách sẽ tạo nên nhân cách văn hóa trong tương lai. Nhân cách là tư cách, phẩm chất của con người, nhân cách văn hóa là nhân cách của con người có học vấn, có đạo đức tốt đẹp. Ham mê đọc sách không phải là cuốn chim trong cái bọc, để bản thân trở nên u tối, trở thành một con mọt sách đang thương, ngày ngày đắm chìm mình trong sách vở, không biết đến thế giới bên ngoài. Ham mê ở đây là sự yêu thích, hăng say tìm tòi nhiều cái mới mẻ, nghiên cứu nó trong đời sống xã hội và phát huy nó. Sự say mê không phải sự bốc đồng lửa rơm chốc lát mà là biểu hiện của một hoạt động tinh thần vững chắc được trí tuệ bảo đảm rồi thăng hoa.

Đọc sách tu luyện trí tuệ, chứ không phải khoe mẽ tôi học giỏi, tôi thông minh, tôi ham đọc sách. Đọc sách để hiến dâng cho đời nguồn kiến thức vô biên của bản thân.

Đọc sách là một thói quen tốt, mỗi người cần xây dựng cho mình một thói quen đọc sách hàng ngày, đọc sách như thế nào, đọc những gì là tốt. Mỗi bạn trẻ hãy cùng nhau xây dựng một thói quen đọc sách. Một tư duy logic để tự tin bước vào đời.

Bình luận (0)
Thảo Phương
7 tháng 2 2020 lúc 19:36

1. Mở bài
- Dẫn dắt vấn đề: Muốn đến gần hơn với thành công, chúng ta luôn cần trau dồi tri thức
- Nêu vấn đề: Cách tiếp cận tri thức phong phú nhất là đọc sách bởi đọc sách mang lại rất nhiều lợi ích, vì thế có câu nói "Tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách. Có say mê đọc sách mới có thể trở thành một nhân cách văn hóa trong tương lai"
2. Thân bài
- Giải thích: Thói quen là gì? Thói quen đẹp là thói quen như thế nào?
+ Thói quen là việc lặp đi lặp lại các hành động mỗi ngày
+ Thói quen được coi là đẹp: Dậy sớm tập thể dục, giữ lời hứa, chào hỏi mọi người,... trong đó đọc sách là thói quen đẹp cần được tạo dựng
- Vì sao "tuổi trẻ cần có thói quen đẹp, đó là đọc sách..."?
+ Người trẻ có trí tuệ minh mẫn, có nhiều thời gian, ít mối bận tâm
+ Sách là kho tàng tri thức đồ sộ, chứa lượng thông tin lớn; là hình thức tự học hiệu quả
+ Giúp con người thư giãn, giải trí
- Thực trạng vấn đề đọc sách của giới trẻ hiện nay:
+ Sự phát triển mạnh mẽ của các phương tiện nghe nhìn khiến cho việc đọc sách bị hạn chế, giới trẻ dễ dàng bị thu hút bởi hình ảnh, âm thanh hơn là những cuốn sách dày đặc chữ
+ Một bộ phận giới trẻ đọc sách vì số lượng, đọc nhiều nhưng đọc lướt, đọc không sâu
- Làm thế nào để tạo dựng thói quen đọc sách?
+ Sắp xếp thời gian biểu cho hợp lí, tận dụng quỹ thời gian của bản thân một cách triệt để để tự đọc, tự học, tự bồi dưỡng tri thức
+ Lựa chọn sách tốt để đọc, đọc cần kết hợp với hiểu, nghiền ngẫm cho kĩ càng
+ Trong gia đình, cha mẹ nên làm gương cho con cái, tạo dựng và rèn luyện cho con mình thói quen đọc sách ngay từ khi chúng còn nhỏ.
3. Kết bài
- Khẳng định lại vấn đề cần nghị luận.
- Nêu bài học cho bản thân.

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Thúy Nga
Xem chi tiết
Khánh Phạm
Xem chi tiết
Tu thi
Xem chi tiết
maya phạm
Xem chi tiết
Thảo
Xem chi tiết
Nguyễn Lương Bảo Tiên
Xem chi tiết
Vu Huong
Xem chi tiết
Phương Ly
Xem chi tiết
Nguyễn Thanh Hải
Xem chi tiết