Hai bình trụ A và B đặt thẳng đứng có tiết diện là 10cm2 và 20cm2 được nối thông với nhau bằng 1 ống hẹp có khóa K. Lúc đầu khóa K đóng , người ta đổ vào bình A 0.5 lít nước và đổ vào bình B 2.5 lít nước
a) tính áp suất do nước tác dụng lên đáy mỗi bình
b) mở khóa K và chờ cho đến khi nước đứng yên. Tính áp suất của nước tác dụng lên đáy mổi bình trong trường hợp này
a) Đổi:
\(S_1=10cm^2=0,001m^2\\ S_2=20cm^2=0,002m^2\\ V_1=0,5l=0,0005m^3\\ V_2=2,5l=0,0025m^3\)
Độ cao mực nước trong bình A là:
\(V_1=S_1.h_1\Leftrightarrow h_1=\dfrac{V_1}{S_1}=\dfrac{0,0005}{0,001}=0,5\left(m\right)\)
Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình A là:
\(p_1=d_n.h_1=10000.0,5=5000\left(Pa\right)\)
Độ cao mực nước trong bình B là:
\(V_2=S_2.h_2\Leftrightarrow h_2=\dfrac{V_2}{S_2}=\dfrac{0,0025}{0,002}=1,25\left(m\right)\)
Áp suất của nước tác dụng lên đáy bình B là:
\(p_2=d_n.h_2=10000.1,25=12500\left(Pa\right)\)
Vậy: Áp suất nước tác dụng lên đáy bình A là: 5000Pa
Áp suất nước tác dụng lên đáy bình B là: 12500Pa
b)Tổng độ cao của nước trrong hai nhánh A và B là:
\(h=h_1+h_2=0,5+1,25=1,75\left(m\right)\)
Vì khi nước đã đứng yên thì độ cao mực nước trong các nhánh khác nhau là như nhau nên:
\(h_1'=h_2'=\dfrac{h}{2}=\dfrac{1,75}{2}=0,875\left(m\right)\)
Áp suất nước tác dụng lên đáy bình A trong trường hợp này là:
\(p_A=d_n.h_1'=10000.0,875=8750\left(Pa\right)\)
Áp suất nước tác dụng lên đáy bình B trong trường hợp này là:
\(p_B=d_n.h_2'=10000.0,875=8750\left(Pa\right)\)
Vậy trong trường hợp này áp suất tác dụng lên hai đyá bình là như nhau và bằng: 8750Pa