Đề cương ôn tập văn 8 học kì I

 Nguyễn Hạ Băng

Giới thiệu về một thể loại văn học^^

Nguyễn Trần Nhật Minh
3 tháng 1 2018 lúc 19:50

Lục bát là một trong hai thể loại thơ chính của Việt Nam (lục bát và song thất lục bát). Thơ lục bát ởViệt Nam được truyền bá và phát triển hàng trăm năm nay. Thơ lục bát đã thấm đẫm tâm hồn người Việt chúng ta vì đó là thể thơ trong ca dao, đồng dao và các bài ru con. Ngày nay thơ lục bát vẫn được các nhà thơ hiện đại tiếp thu, hoàn chỉnh và giữ một vị trí quan trọng trong nền văn học Việt Nam hiện đại. Thơ lục bát rất giản dị về quy luật, dễ làm, thường dùng để diễn tả những cung bậc cảm xúc khác nhau trong tâm hồn con người.

Thơ lục bát có nguồn gốc lâu đời, là một thể thơ dân tộc ta, thơ lục bát bao gồm có thể từ hai câu trở lên. Trong đó thì cứ hai câu ghép lại thành một cặp câu. Các cặp câu gồm có một câu 6 tiếng (câu lục) và một câu 8 tiếng (câu bát), và xen kẽ cứ câu lục là câu bát rồi đến cặp câu khác, số câu trong bài không giới hạn. Thông thường thì bắt đầu bằng câu sáu chữ và chấm dứt ở câu tám. Nhưng cũng có khi kết thúc bằng câu sáu để đạt tính cách lơ lửng, hiểu ngầm, hay diễn đạt sự đột ngột. Thơ lục bát cũng cần tuân thủ luật về thanh và vần, vì vậy tìm hiểu thơ lục bát là tìm hiểu về luật và vần của nó. Luật về thanh giúp cho câu thơ trở nên hài hoà. Các vần chính là hình thức kết dính các câu thơ lại với nhau.

Luật thanh trong thơ lục bát; Thơ lục bát có 2 câu chuẩn là câu lục và câu bát, cũng như thơ Đường luật, nó tuân thủ quy tắc nhất, tam, ngũ bất luận; nhị, tứ, lục phân minh. Nghĩa là các tiếng thứ 1,3,5 trong câu có thể tự do về thanh, nhưng các tiếng thứ 2,4,6 thì phải theo luật chặt chẽ. Luật như sau:

Câu lục: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6 là Bằng (B) - Trắc (T) - Bằng

Câu bát: theo thứ tự tiếng thứ 2-4-6-8 là B-T-B-B

Ví dụ:

Nửa đêm qua huyện Nghi Xuân (B - T - B)

Bâng khuâng nhớ Cụ, thương thân nàng Kiều (B-T-B-B)

(Tố Hữu)

Về phối thanh, chỉbắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng, nhưng trong câu tám các tiếng thứ sáu thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu hoặc ngược lại:

Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao

Thế nhưng đỏi khi có thể tự do về tiếng thứ hai của câu lục hay câu bát, có thể biến nó thành thanh trắc. Hoặc là câu lục giữ nguyên mà câu bát thì lại theo thứ tự T-B-T-B những câu thơ thế này ta gọi là lục bát biến thể.

Ví du:

Có xáo thì xáo nước trong T-T-B

Đừng xáo nước đục đau lòng cò con T-T-B-B

Hay:

Con cò lặn lội bờ sông

Gánh gạo nuôi chồng tiếng khóc nỉ non T-B-T-B

Cách gieo vần trong thơ lục bát: Thơ lục bát có cách gieo vần khác với các thơ khác. Có nhiều vần được gieo trong thơ nhiều câu chứ không phải là một vần, điều này tạo cho thơ lục bát tính linh hoạt về vần. Thể thơ lục bát thường được gieo vần bằng; tiếng cuối của câu lục hiệp với tiếng thứ sáu của cậu bát, tiếng thứ sáu của câu bát hiệp với tiếng của câu lục tiếp; cứ như thế đến hết bài lục bát:

Trăm năm trong cõi người ta

Chữ tài chữ mệnh khéo là ghét nhau

Trải qua một cuộc bể dâu

Những điều trông thấy mà đau đớn lòng

Như thế ngoài vần chân có cả ở hai câu 6, 8lại có cả vần lưng trong câu tám. Tiểu đối trong thơ lục bát: Đó là đối thanh trong hai tiếng thứ 6 (hoặc thứ 4) của câu bát với tiếng thứ 8 câu đó. Nếu tiếng này mang thanh huyền thì tiếng kia bắt buộc là thanh ngang và ngược lại.

Ví dụ:

Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung.

Ngoài đối thanh còn có đối ý:

Dù mặt lạ, đã lòng quen

(Bích câu kì ngộ)

Cách ngắt nhịp trong thơ lục bát: Thơ lục bát thông thường ngắt nhịp chẵn, là nhịp 2/2/2, hoặc 4/4 để diễn tả những tình cảm thương yêu, buồn đau...

Người thương/ ơi hỡi/ người thương

Đi đâu/ mà để/ buồng hương/ lạnh lùng

Đôi khi để nhấn mạnh nên người ta đổi thành nhịp lẻ đó là nhịp 3/3:

Chồng gì anh/ vợ gì tôi

Chẳng qua là cái nợ đời chi đây

Khi cần diễn đạt những điều trắc trở, khúc mắc, mạnh mẽ, đột ngột hay tâm trạng bất thường, bất định thì có thể chuyển sang nhịp lẻ 3/3, 1/5, 3/5...

Thể thơ lục bát với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hóa vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả. Đa số ca dao được sáng tác theo thể lục bát. Theo thống kê của các nhà nghiên cứu có hơn 90% lời thơ trong ca dao được sáng tác bằng thểthơ này

Từ những đặc trưng cấu trúc ngữ nghĩa trên có thể thấy về cơ bản thểthơ lục bát vẫn là thể thơ nền nã, chỉnh chu với những quy định rõ ràng vềvần nhịp, về số tiếng mỗi dòng thơ, về chức năng đảm trách của mỗi câu trong thể. Tuy vậy cũng có lúc câu lục tràn sang câu bát, câu lục và câu bát dài quá khổ, có khi xê dịch phối thanh, hiệp vần... đó là dạng lục bát biến thể. Sự biến đổi đó là do nhu cầu biểu đạt tình cảm ngày càng phong phú, đa dạng phá vỡ khuôn hình 6/8 thông thường. Tuy nhiên dù phá khuôn hình, âm luật, cách gieo vần của thể thơ lục bát cơ bản vẫn giữ nguyên. Đó là dấu hiệu đặc trưng cho ta nhận biết nó vẫn là thể lục bát.

Bên cạnh lục bát truyền thống còn có lục bát biến thể là những câu có hình thức lục bát nhưng không phải trên sáu dưới tám mả có sự co giãn nhất định về âm tiết về vị trí hiệp vần...Hiện tượng lục bát biến thể là vấn đề đáng chú ý trong ca dao, chúng ta có thể xem xét một số trường hợp: lục bát biến thể tăng, tiếng lục bát biến thể giảm số tiếng.

Xét về mặt nội dung thơ lục bát diễn đạt tâm trạng nhiều chiều của nhân vật trữ tình. Thông thường người bình dân hay mượn thể loại văn vần này để bày tỏ nỗi lòng, tâm trạng của mình trong cuộc sống, sinh hoạt, tình yêu... do vậy thể thơ chủ yếu của ca dao vẫn là thể lục bát vì nó có khảnăng diễn đạt tất thảy những cung bậc cảm xúc như: tình yêu trai gái, tình yêu gia đình, xóm làng, yêu đồng ruộng, đất đai, yêu lao động, yêu thiên nhiên.... Dân tộc nào cũng có một thể thơ, một điệu nhạc phù hợp với cách điệu cuộc sống của dân tộc đó. Lục bát là thể thơ hài hoà với nhịp đập của con tim, nếp nghĩ, cách sinh hoạt của người dân Việt Nam. Ca dao, tiếng nói mang đầy âm sắc dân tộc cũng được chuyển tải bằng lục bát. Việc sáng tạo thể thơ độc đáo này thể hiện đời sống tinh thần phong phú của người bình dân, rất nhiều nhà thơ thành công nhờ thể thơ này. Những truyện thơ vĩ đại nhất của Việt Nam như Truyện Kiều, Lục Vân Tiên đều được thể hiện bằng hình thức thơ Lục bát. Sau này các nhà thơ hiện đại cũng đã rất thành công khi vận dụng thể lục bát trong các sáng tác của mình. Nguyễn Bính, Đồng Đức Bốn tiêu biểu cho dòng lục bát dân gian. Dòng lục bát trí tuệ có thể xem Lửa thiêng của Huy Cận trong phong trào Thơ Mới là thành tựu mở đầu. Dòng lục bát hiện đại có Bùi Giáng, Nguyễn Duy, Tố Hữu...

Bởi cái chất duyên dáng, kín đáo, không ồn ào của lối nghĩ phương Đông, lục bát đã giữ cho mình luôn có cái vẻ nền nã. Ngày nay thể lục bát vẫn là niềm tự hào của dân tộc Việt Nam.haha<3

Bình luận (0)
Nguyễn Linh
3 tháng 1 2018 lúc 19:49

Thơ Đường là một trong những thành tựu rực rỡ về thơ ca của nền văn học Trung Quốc; cũng là một trong những thành tựu chói lọi của nền văn minh nhân loại.

Thơ Đường còn lại khoảng 48.000 bài của trên 2.300 thi sĩ; trong đó Lý Bạch, Đỗ Phủ, Bạch Cư Dị và hàng trăm tên tuổi khác đã bất tử với thời gian, được người đời ngưỡng mộ.

Triều đại nhà Đường tồn tại khoảng 300 năm (618-907) tuy có nhiều lúc thăng, trầm, nhưng đó là một thời kì mà xã hội Trung Quốc và chế độ phong kiến Trung Hoa phát triển mạnh, cường thịnh. Kinh tế nông nghiệp, thủ công nghiệp mở mang. Nghề dệt tơ lụa, làm giấy, làm vàng bạc trang sức, kiến trúc, âm nhạc, hội hoạ, hàng hải,... đạt đến trình cao, chói sáng. Việc học hành thi cử được đề cao, kẻ sĩ được trọng vọng. Làm quan, làm thơ là vinh hạnh cao sang. Đó là những nguyên nhân làm cho Đường thi phát triển một cách kì diệu, mạnh mẽ.

Nội dung thơ Đường rất đa dạng và phong phú. Cảm hứng thiên nhiên trữ tình, cảm hứng nhân đạo, nguồn vui thú nhàn tản, cuộc sống bình dị nơi đồng quê... là những cảm hứng dào dạt.

Thơ Đường gồm có cổ phong, Đường luật.

Cổ phong là thể thơ cổ (cổ thể) chí cần có vần, đọc thuận tai, êm tai. Thơ Đường luật có thi pháp chặt chẽ, nghiêm cách, vô cùng đa dạng, không thể đơn

giản. Có hai loại chính: Thơ bát cú Đường luật (ngũ ngôn bát cú, thất ngôn bát cú) và thơ tứ tuyệt (ngũ ngôn tứ tuyệt, thất ngôn tứ tuyệt).

Trong phạm vi bài này, chỉ giới thiệu về một vài nét cơ bản về thi pháp của thế thơ thất ngôn bút cú Đường luật.

Số câu, số chữ: mỗi bài chỉ có 8 câu, mỗi câu chỉ có 7 chữ. Vần: có thể là vần bằng hoặc vần trắc; phần lớn là vần bằng. Mỗi bài có 5 vần chân. Chữ cuối câu 1 vần với chữ cuối các câu chẵn: 2, 4, 6, 8. Luật bằng, luật trắc: chữ thứ 2, câu thơ thứ nhất là bằng thì bài đó là luật bằng. Chữ thứ 2, câu thơ thứ nhất là trắc thì bài thơ ấy là luật trắc.

Ví dụ:

- Câu "Vần là hào kiệt vẫn phong lưu" có chữ thứ hai là bằng (là), vậy bài thơ "Cảm tác vào ngục Quảng Đông" là luật bằng.

- Câu "Tang thương dời đổi mấy thu đông" có chữ thứ hai là bằng (thương), vậy bài thơ "Đập đá ở Côn Lôn" là luật gì?

Câu thứ nhất bài "Qua Đèo Ngang": "Bước tới Đèo Ngang bỏng xế tà”, câu thơ thứ nhất bài "Bạn đến chơi nhà": "Đã bấy lâu nay bác tới nhà"; qua đó, ta biết cả hai bài thơ đều viết theo luật trắc.

4. Bố cục: bài thất ngôn bát cú gồm có 4 phần:

- Đề (câu 1, 2).

- Thực (câu 3, 4).

- Luận (câu 5, 6).

- Kết (câu 7, 8).

5. Đối: Trong bài thơ thất ngồn bát cú, bắt buộc câu 3 đối với câu 4; câu 5 đối với câu 6. Không đối hoặc thất đối thì độc giả cười và xếp tác giả vào loại "chưa sạch nước cản" hoặc kẻ tập tọng "đẽo chữ gọt vần"! Trên báo chí hiện nay thấy nhiều bài thơ (viết theo thất ngôn bát cú) rất buồn cười, bất chấp cả thi pháp.

Các bài: "Cảm tác vào nhà ngục Quảng Đông", "Đập đá ở Côn Lôn”,... nghệ thuật đối rất chặt chẽ, nghiêm chỉnh.

- Câu 3: Đã khách không nhà trong bốn biển,

- Câu 4: Lại người có tội giữa năm châu.

- Câu 5: Bủa tay ôm chặt bồ kinh tế,

- Câu 6: Mở miệng cười tan cuộc oán thù.

- Câu 3: Xách búa đánh tan năm bảy đống,

- Câu 4: Ra tay đập bể mấy trâm hòn.

- Câu 5: Tháng ngày bao quán thân sành sỏi,

- Câu 6: Mưa nắng càng bên dạ sắt son.

Phép đối quy định như thế nào?

- Số chữ, phải bằng nhau.

- Trắc đối với bằng, bằng đối với trắc (các chữ 2, 4, 6).

- Ý phải đối ý

- Đối từ loại: danh từ đối với danh từ, động từ đối với động từ, v.v...

Các yếu tố khác như niêm, thanh điệu bằng, trắc, v.v... sẽ nói vào dịp khác.

Tại sao phải nắm thi pháp Đường thi?

Nắm thi pháp nói chung, cũng như nắm thi pháp thơ thất ngôn bát cú Đường luật nói riêng là để việc cảm thụ, phân tích thơ có cơ sở khoa học, không thể nói chung chung, cảm tính, tuỳ tiện.


Bình luận (0)
Nguyễn Hải Đăng
3 tháng 1 2018 lúc 19:55
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám: "Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​ - Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​ - Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít. "Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​ - Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Bình luận (0)
Phạm Linh Phương
3 tháng 1 2018 lúc 20:46

I.Mở bài

-Điểm qua các tác phẩm truyện ngắn đã học dẫn dắt tới việc giới thiệu đề tài truyện ngắn.

II.Thân bài

1.Khái niệm''truyện ngắn''

-Là thể loại tự sự cỡ nhỏ,thường được viết bằng hình thức văn xuôi,đề cập đến hầu hết các phương tiện của đời sống xã hội. Nét nổi bật của truyện ngắn là giới hạn về số lượng.

2.Đặc điểm truyện ngắn

a)Có cốt truyện:

-So với truyện vừa,truyện dài hay tiểu thuyết,truyện ngắn có dung lượng ngắn nên cốt truyện đơn giản hơn.

-Nội dung truyện bao gồm chuỗi các sự việc:có sự việc mở đầu,sự việc diễn biến,sự việc cao trào dẫn đến sự việc kết thúc và rút ra một ý nghĩa.

-Có những truyện ngắn''giàu chất trữ tình'' nhưng cốt truyện vẫn đậm nét.

b)Có hệ thống nhân vật:

-Nhân vật thường được khắc họa từ ngoại hình,hành động đến tính cách.

-Nhân vật ít khi trở thành một thế giới hoàn chỉnh,một tính cách đầy đặn(như trong tiểu thuyết,truyện dài,...),hiện thân cho một trạng thái quan hệ xã hội,ý thức xã hội hay trạng thái tồn tại của con người.

-Nhân vật truyện ngắn thường để lại những ấn tượng sâu sắc.

c)Có chi tiết cô đúc,giàu ý nghĩa:

-Chi tiết là yếu tố quan trọng bậc nhất của truyện ngắn.

-Chi tiết chuyển tải tư tưởng chủ đề một cách sâu sắc nên mang một dung lượng thông tin lớn.

d)Có nghệ thuật kể chuyện:

-Hệ thống lời văn phong phú:lời người kể chuyện,lời nhân vật,lời đối thoại,lời độc thoại,...xen kẽ.

-Cách kể chuyện,sắp xếp chi tiết nhiều ẩn ý,tạo hiệu quả bất ngờ.

III.Kết bài

-Đánh giá chung về sự đóng góp của thể loại này trong kho tàng văn học nói chung.

Bình luận (0)
nguyen thi vang
4 tháng 1 2018 lúc 5:58

Tham khao nhé .

Đề: Thuyết minh đặc điểm thể thơ lục bát.

HƯỚNG DẪN LÀM BÀI
I/MB:
Giới thiệu thể thơ lục bát: Một thể thơ cách luật cổ điển thuần tuý Việt Nam.
II/TB:
* Các đặc điểm:
- Số câu, số tiếng: Đơn vị cơ bản là một tổ hợp gầm hai câu: sáu tiếng và tám tiếng. Số câu không hạn định.
- Gieo vần: Về gieo vần, chủ yếu là vần bằng và cứ mỗi cặp hai câu mới đổi vần. Tiếng cuối câu sáu vần với tiếng thứ sáu câu tám, rồi tiếng cuối câu tám lại vần với tiếng cuối câu sáu sau. Như thế, ngoài vần chân có cả ở hai câu sáu và tám, lại có cả vần lưng trong câu tám: "Đầu lòng hai ả tố nga
Thuý Kiều là chị em là Thuý Vân
Mai cốt cách, tuyết tinh thần
Mỗi người một vẻ, mười phân vẹn mười."​ - Phối thanh: Về phối thanh, chỉ bắt buộc các tiếng thứ tư phải là trắc, các tiếng thứ hai, thứ sáu, thứ tám phải là bằng. Nhưng trong câu tám, hai tiếng thứ sáu và thứ tám phải khác dấu, nếu trước là dấu huyền thì sau phải là không dấu, hoặc ngược lại: "Một cây làm chẳng nên non
Ba cây chụm lại nên hòn núi cao."​ - Ngoại lệ: Thơ lục bát biến thể:
Trong thơ lục bát biến thể, những qui định trên có thể thay đổi chút ít. "Núi cao chi lắm ai ơi,
Núi che mặt trời chẳng mấy người thương."​ - Tác dụng của thơ lục bát: Thể thơ lục bát phản ánh những phẩm chất thẩm mĩ của tiếng Việt. Với cách gieo vần, phối thanh và ngắt nhịp giản dị mà biến hoá vô cùng linh hoạt, phong phú và đa dạng, nó rất dồi dào khả năng diễn tả.
III/KB: Vị trí của thơ lục bát trong nền văn học Việt Nam.
Bắt nguồn từ ca dao, dân ca, được phát triển qua các truyện thơ nôm, các kịch bản ca kịch dân tộc và đạt đến sự hoàn thiện với thiên tài Nguyễn Du, thể thơ lục bát vẫn được tiếp tục phát huy qua thơ Tố Hữu, chứng tỏ sức sống mãnh liệt của nó trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Trúc
Xem chi tiết
dragon gold
Xem chi tiết
quynh nhu nguyen
Xem chi tiết
Ngạn Vy
Xem chi tiết
Minh Trang Trần
Xem chi tiết
Zenitsu
Xem chi tiết
Hoai Thuong Nguyen le
Xem chi tiết
nguyễn hoàng dũng
Xem chi tiết
Yim
Xem chi tiết