Bài 1: Tự chăm sóc, rèn luyện thân thể

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Bản tin GD

Giới khoa học đang nắm chắc cơ hội làm sống lại dòng voi ma mút lông xoăn đã biến mất khỏi bề mặt địa cầu cách đây 4.000 năm, thông qua dự án đầy tham vọng trong lĩnh vực công nghệ di truyền.

Phát biểu trước Hội nghị thường niên của Hiệp hội Mỹ về những tiến bộ trong khoa học (AAAS) tổ chức tại Boston trong tuần qua, trưởng nhóm dự án xóa nạn tuyệt chủng ở voi ma mút, Giáo sư George Church cho hay đội ngũ chuyên gia Đại học Harvard (Mỹ) do ông dẫn đầu đang cách mục tiêu tạo ra phôi ma mút khoảng 2 năm nữa.

Trên thực tế, phôi này tồn tại dưới dạng phôi lai, bằng cách lập trình các đặc điểm của voi ma mút vào voi châu Á. Sinh vật này, với một số người gọi là "mammophant", dự kiến sẽ có bề ngoài như voi châu Á, nhưng bên cạnh đó sẽ xuất hiện các đặc điểm như tai nhỏ, mỡ dưới da dày, lông dài xù xì và máu huyết thích hợp với cái lạnh. Nhóm gene thể hiện những đặc điểm này sẽ được chèn vào ADN voi nhờ vào công cụ chỉnh sửa gene đầy hiệu lực là Crispr.

voi ma mút,hồi sinh voi ma mút
Voi ma mút đang đứng trước cơ hội hồi sinh trong bộ dạng của voi châu Á

Đến nay, đội ngũ chuyên gia chuẩn bị chuyển sang bước tạo phôi. "Chúng tôi đang triển khai các biện pháp nhằm đánh giá tác động của toàn bộ quá trình chỉnh sửa gene, và về cơ bản đang cố gắng thiết lập tình trạng phát sinh phôi (nói đơn giản là tạo phôi) trong phòng thí nghiệm", theo tờ The Guardian dẫn lời Giáo sư Church. Kể từ khi khởi động dự án vào năm 2015, các nhà nghiên cứu đã gia tăng số lượng "cắt - dán" ở những điểm ADN được ghép vào nhau trong chuỗi gene của voi, từ 15 lên 45 điểm.

"Chúng tôi đã biết những điểm cần thiết để tạo nên tai thu nhỏ, mỡ dày dưới da, lông và máu huyết", ông Church chỉ ra và cho rằng những thay đổi này có thể giúp bảo tồn loài voi châu Á, vốn đang bị xếp vào danh sách nguy cấp. Tuy nhiên, những người khác lại nêu bật quan ngại về mặt đạo đức đối với dự án này.

Matthew Cobb, giáo sư về động vật học của Đại học Manchester (Anh), cho rằng cần nhìn nhận vấn đề một cách thấu đáo, vì loài ma mút cũng như bao loài khác không chỉ là một tổ hợp các gene, và chúng là loài động vật sinh hoạt bầy đàn, giống như voi châu Á hiện đại. "Điều gì sẽ xảy cho con voi lai được sinh ra? Những con voi khác sẽ đối xử với nó như thế nào?", Giáo sư Cobb đặt câu hỏi.

Về vấn đề trên, Giáo sư Church cho hay ông đang phác thảo các kế hoạch nuôi lớn động vật lai bên trong dạ con nhân tạo chứ không cấy vào voi cái giống trường hợp mang thai hộ. Hiện phòng thí nghiệm của ông đã có thể nuôi phôi chuột trong tử cung nhân tạo suốt 10 ngày, tức đạt nửa thời gian trong giai đoạn thai nghén ở loài này. "Chúng tôi đang thử nghiệm sự tăng trưởng của chuột bên ngoài cơ thể sinh vật", Giáo sư Church kỳ vọng.

Loài voi ma mút lông xoăn đã đặt dấu chân rong ruổi khắp châu Âu, châu Á, châu Phi và Bắc Mỹ trong kỷ Băng hà gần đây nhất, và biến mất vào khoảng 4.000 năm trước, có thể là do tình trạng thay đổi khí hậu ảnh hưởng môi trường sống của chúng và cuối cùng bị con người đuổi tận giết tuyệt. Họ hàng gần nhất của chúng là voi châu Á, cũng là đối tượng sẽ được ghép gene với hy vọng có thể làm sống lại sinh vật huyền thoại một thời của địa cầu.

********************************************************************************************

Con người chuẩn bị những gì cho công cuộc đưa người lên Sao Hỏa?

Để chinh phục sao Hỏa trong tương lai, về cơ bản, con người cần phương tiện vận chuyển quy mô lớn, nơi cư trú, thực phẩm và năng lượng bền vững.

Việc đưa người lên sao Hỏa không phải là điều gì quá xa xôi. Nhiều quốc gia, tập đoàn và thậm chí cá nhân đã tuyên bố kế hoạch chinh phục sao Hỏa trong khoảng 10-20 năm tới. Tuy nhiên, đưa người lên sao Hỏa là một chuyện, xây dựng cả thành phố cho hàng trăm ngàn người sinh sống là một câu chuyện khác. Để làm điều này, về cơ bản con người cần phương tiện vận chuyển quy mô lớn, nơi cư trú, thực phẩm và năng lượng bền vững.

Thế giới đã đạt được những bước tiến nào trong việc chuẩn bị chinh phục sao Hỏa?

Phương tiện vận chuyển

chinh phục sao hỏa,sao hỏa,đưa người lên sao hỏa

Để chinh phục sao Hỏa, trước tiên con người cần phải đặt chân tới hành tinh này. Một trong những dự án vận chuyển người lên sao Hỏa gây sự chú ý trong thời gian qua là của tỉ phú công nghệ Elon Musk. Tàu vũ trụ do tập đoàn SpaceX phát triển hiện nay có khả năng chở 100 người cùng hàng hóa trên mỗi chuyến đi. Chuyến tàu không người lái thử nghiệm đầu tiên sẽ được phóng vào năm 2018 và mục tiêu là đưa con người lên sao Hỏa từ năm 2024.

Gần đây, Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) cũng công bố mẫu tên lửa cực mạnh, nhằm phục vụ cho việc vận tải người và hàng hóa lên sao Hỏa trong tương lai.

Nơi cư trú

sao hỏa,đưa người lên sao hỏa

Khác với Trái Đất, sao Hỏa có môi trường khắc nhiệt gồm tia cực tím, bức xạ, cũng như các cơn bão bụi. Do đó, nhà cửa xây dựng trên sao Hỏa cũng phải có thiết kế riêng. Mới đây, NASA đã hé lộ ý tưởng những ngôi nhà mái vòm được bơm phồng và bao phủ bởi lớp băng dày để làm nơi sinh hoạt, làm việc cho con người trên sao Hỏa. Điểm đáng chú ý là ngôi nhà này có thiết kế nhẹ, dễ lắp ráp, vận chuyển đơn giản.

Một mẫu nhà khác cũng vừa được giới thiệu tại Anh. Những ngôi nhà sao Hỏa sẽ được xây dựng bằng gạch được nung từ chính đất trên hành tinh Đỏ cùng với những mảnh ghép được tái chế từ tàu vũ trụ. Ngôi nhà này được thiết kế để chịu được môi trường khắc nghiệt trên sao Hỏa

Thực phẩm

Để sinh sống lâu dài trên sao Hỏa, con người phải duy trì nguồn cung cấp thức ăn và việc trồng trọt cũng đã được tính đến. Các nhà khoa học thuộc Trung tâm nghiên cứu Đại học Wageningen, Hà Lan đang thử nghiệm trồng một số loài cây như cà chua, lúa mạch đen, củ cải, đậu Hà Lan, tỏi tây, xà lách xoăn, cải xoong và hẹ trên nền đất được mô phỏng gần giống như điều kiện thổ nhưỡng trên sao Hỏa.

Sau một thời gian trồng, các loài cây này phát triển khá tốt, vượt xa cả sự mong đợi của các nhà khoa học. Tuy nhiên, nghiên cứu mới chỉ dùng đất mô phỏng mẫu đất trên sao Hỏa chứ chưa tính đến các điều kiện khắc nghiệt khác như khí hậu nóng lạnh thất thường, bầu khí quyển không có oxy, bức xạ độc hại.

Năng lượng

sao hỏa,năng lượng trên sao hỏa



Xây dựng và duy trì một thành phố trên sao Hỏa đòi hỏi rất nhiều năng lượng. Các nhà khoa học đã tính đến việc tận dụng nguồn năng lượng Mặt Trời sẵn có trên hành tinh này. Ngoài ra, người ta cũng tính đến nguồn điện năng chuyển hóa từ nhiệt trong phản ứng phân rã các chất phóng xạ đã dùng để cung cấp năng lượng cho những các cỗ máy, hay robot để phục vụ việc xây dựng. Mặt hạn chế hiện nay là các nhà khoa học phải tìm ra giải pháp mới để dự trữ năng lượng.

********************************************************************************************

Tranh cãi quanh bài hát của Sơn Tùng M-TP vào đề thi Ngữ văn lớp 11

Đề thi Khảo sát chất lượng THPT Quốc gia lần 3 năm học 2016-2017 môn Ngữ Văn 11 của trường THPT chuyên Vĩnh Phúc vừa yêu cầu học sinh đưa ra thông điệp của bài hát “Lạc trôi” của Sơn Tùng M-TP khiến nhiều người tranh cãi.

Đề thi trích dẫn một phần lời bài hát với câu hỏi liên quan phương thức biểu đạt của văn bản, tìm từ Hán Việt trong đoạn trích.

Ngoài ra, đề bài còn yêu cầu học sinh hiểu thế nào về hai câu "Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời / Ta lạc trôi giữa trời". Học sinh phải tìm ra thông điệp của đoạn trích này.

Cụ thể, phần đọc hiểu (3 điểm) nêu trích đoạn:

"Người theo hương hoa mây mù giăng lối
Làn sương khói phôi phai đưa bước ai xa rồi
Đơn côi mình ta vấn vương hồi ức trong men say chiều mưa buồn
Ngăn giọt lệ ngừng khiến khóe mi sầu bi
Đường xưa nơi cố nhân từ giã biệt li, cánh hoa rụng rơi
Phận duyên mong manh rẽ lối trong mơ ngày tương phùng.

Tiếng khóc cuốn theo làn gió bay
Thuyền ai qua sông lỡ quên vớt ánh trăng tàn nơi này
Trống vắng bóng ai dần hao gầy.
Lòng ta xin nguyện khắc ghi trong tim tình nồng mê say
Mặc cho tóc mây vương lên đôi môi cay
Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời
Ta lạc trôi giữa trời".

Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích trên?
Câu 2: Chỉ ra các từ Hán Việt được sử dụng ở 6 dòng đầu của đoạn trích?
Câu 3. Theo anh, chị vì sao tác giả lại cho rằng: Bâng khuâng mình ta lạc trôi giữa đời / Ta lạc trôi giữa trời?
Câu 4: Thông điệp mà đoạn trên muốn gửi tới mọi người là gì?

Phần còn lại của đề thi là câu hỏi nghị luận xã hội và cảm nhận đoạn thơ Vội vàng của nhà thơ Xuân Diệu.

đề thi,bài hát lạc trôi vào đề thi
Bài hát "Lạc trôi" được đưa vào đề thi

Theo độc giả Trọng Thái (Hà Nội), môn Ngữ văn từ trước đến giờ luôn bị bó hẹp và giới hạn bởi những tác phẩm và kiến thức từ rất lâu, năm nào học đi học lại cũng chỉ có những tác phẩm như vậy. Do đó, đề văn như thế này mới chính là những luồng sáng mới cho văn học Việt Nam. Không những học sinh ban C mà ban A như mình còn thấy bị thu hút bởi những đề văn như vậy. Theo mình những đề văn như thế này, sẽ là "nam châm" để các bạn học sinh quay lại với văn học nhiều hơn, chứ không phải xu hướng chạy theo những môn tự nhiên như hiện giờ.

Độc giả Tùng Nguyễn (Hà Nam) cũng cho hay, quan điểm của mình là văn chương phải phục vụ cho đời sống. Thế thì có gì sai khi lấy những thứ trong đời sống ra để làm đề văn? “Một phần lý do mà học sinh ghét, lười học văn là vì những thứ có trong những bài văn trong sách giáo khoa quá xa so với thực tế mà họ biết”, độc này này nhận xét.

Tuy nhiên, một số người cho rằng, việc đưa một bài hát như “Lạc trôi” vào đề Văn khiến đề Văn ngày càng chạy theo trào lưu. Cái gì cũng nên có giới hạn. “Lạc trôi sử dụng từ ngữ hay có sức gợi tả. Nhưng về tầng ý nghĩa thì hầu như không có gì. Đem nó ra làm hình mẫu cho giáo dục là không tương xứng”, độc giả Ngọc Giàu (TP Hồ Chí Minh) chia sẻ.

Một học sinh trao đổi sau khi làm bài thi: “Ngồi mãi vẫn không đúc rút được thông điệp của bài hát, khổ thật”.

Được biết, bài hát “Lạc trôi” được phát hành đúng 0h ngày 1/1/2017. Chỉ sau gần 24 giờ, video đạt 4 triệu lượt xem trên kênh Youtube. Đến 4/1, Lạc trôi đạt 13,5 triệu lượt xem.

Trên bảng xếp hạng quốc tế những MV được xem nhiều nhất trong ngày phát hành đầu tiên của Youtube, "Lạc trôi" đứng vị trí thứ sáu, vượt mặt nhiều tên tuổi nổi tiếng như Ricky Martin, Bruno Mars, Justin Bieber... Trong danh sách 20 MV của bảng xếp hạng này, Sơn Tùng là cái tên duy nhất đại diện cho châu Á.

MV gây sốt vì nhiều lý do, trong đó có sức nóng từ bản thân cái tên Sơn Tùng M-TP.

Video “Lạc trôi” được xây dựng theo phong cách cổ trang. Bài hát kể về một ông vua dù đứng ở đỉnh cao quyền lực vẫn cô đơn vì không thể sở hữu một tình yêu đích thực. Ông ta che giấu con người của mình bằng vẻ ngoài lạnh lùng, bất cần.

Đoàn Ngọc Ly
3 tháng 3 2017 lúc 20:11

Hay bạn ah

Mai Nguyễn Bảo Ngọc
12 tháng 3 2017 lúc 22:12

tuyệt

Nam Nguyễn
20 tháng 3 2017 lúc 22:01

Hay lắm bn, có thể dùng làm tài liệu học tập được đấy!!!hahahahahaha

Nam Nguyễn
20 tháng 3 2017 lúc 22:05

Ko mỉa mai đau bn!!!

Nam Nguyễn
20 tháng 3 2017 lúc 22:05

hihihi!!!

Đỗ Việt Trung
21 tháng 3 2017 lúc 21:00

kết mỗi cái đề thihaha

Super God Kaka
24 tháng 3 2017 lúc 20:17

very well

Nguyễn Quỳnh Hương
28 tháng 3 2017 lúc 15:39

hay dok nhá bnhihihihi

cát phượng
3 tháng 4 2017 lúc 19:05

chúc may mắn!!

khuất duy hoàng
23 tháng 4 2017 lúc 19:42

mình gét đề thi

Kiều Chung
31 tháng 5 2017 lúc 13:51

Hay quá, mình đọc một mạch hết luôn nè.


Các câu hỏi tương tự
Hoàng Sang Vũ
Xem chi tiết
Nhok Scorpio
Xem chi tiết
Bản tin GD
Xem chi tiết
Aoi Aikatsu
Xem chi tiết
Heartilia Hương Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Phương My
Xem chi tiết
Kagamine Rin
Xem chi tiết
Renri✎﹏
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Trương
Xem chi tiết