Văn bản ngữ văn 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
bủm bủm

Giản dị trong đời sống, trong quan hệ với mọi người, trong tác phong, Hồ Chủ Tịch cũng rất giản dị trong lời nói và bài viết, vì muốn quần chúng nhân dân hiểu được nhớ được, làm được. Suy cho cùng, chân lí, những chân lí lớn của nhân dân ta cũng như của thời đại là giản dị :

“ Không có gì quí hơn độc lập tự do”, “ Nước Việt Nam là một, dân tộc Việt Nam là một, sông có thể cạn núi có thể mòn song chân lí ấy không bao giờ thay đổi” Những chân lí giản dị mà sâu sắc đó lúc thâm nhập vào quả tim và bộ óc của hàng triệu con người ddang đợi nó, thì đó là sức mạnh vô địch, đó là chủ nghĩa anh hùng cách mạng.

câu 1: xác định phương thức biểu đạt

câu2: khía quát nội dung chính của đoạn văn

câu 3: đoạn văn gợi cho em những cảm xúc gì về Bác Hồ

câu 4: bước vào mỗi môi trường ta đều thấy khẩu hiệu: " mỗi ngày đén trường là một ngày vui. hãy viết bài văn giải thích câu khẩu hiệu đó"

mọi người ơi giúp mik với mai mik thi òi

thanks cac bạn nhìu

Thảo Phương
20 tháng 5 2019 lúc 12:51

4)“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui”. Đó là câu khẩu hiệu dễ dàng bắt gặp ở bất kỳ trường học nào. Đây cũng chính là mục tiêu mà giáo dục Việt Nam đang hướng tới. Nơi đây không chỉ tạo ra một môi trường học tập xây dựng kiến thức mà còn giúp cho bản thân có được những bài học trong cuộc sống trong từng lời chỉ bảo của thầy cô từ những lần phạm lỗi, hay sai trái để bản thân được hoàn thiện và đi đến thành công. Vì vậy với cương vị là một giáo viên làm việc trong ngôi trường đại học hiện đại và phát triển, tôi luôn mong muốn cho sinh viên đến trường có một tâm trạng như tôi. Để làm được điều đó không phải đơn giản cần sự quyết tâm, kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều ý tưởng. Và qua buổi Semina “Lời phê hơn điểm số” do trường ĐH Đông Á tổ chức đã tạo cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy tìm lời giải cho vấn đề này, bởi đây cũng là một yếu tố khá quan trọng mang lại niềm vui cho sinh viên mỗi khi đến trường. Do đó bản thân cũng có đôi dòng trao đổi nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy.Để kết thúc bài viết của mình tôi xin trích dẫn câu danh ngôn “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ, hành động của mình trong sự nghiệp trồng người, giúp cho các thế hệ sinh viên luôn có được niềm vui khi đến trường, có niềm tin ở thầy cô, xem trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người anh, người chị tâm giao chứ không phải là những người thầy, người cô khó tính./.

Tuệ An
20 tháng 5 2019 lúc 11:19

Câu 1: Phương thức biểu đạt là nghị luận chứng minh.

Câu 2: Nội dung của đoạn văn: Sự giản dị của Bác trong lời nói và bài viết.

Câu 3: Chủ tịch Hồ Chí Minh là một vị lãnh tụ vĩ đại của dân tộc.Bác không chỉ đáng yêu mà còn rất đáng kính bởi Bác là người mang đến tự do cho dân tộc. Ở con người Bác ta còn học tập được nhiều điều đặc biệt là lối sống giản dị. Bác mãi là tấm gương để chúng ta học tập noi theo.

Câu 4:

“Mỗi ngày đến trường là một niềm vui!”. Có lẽ với mỗi chúng ta ai ai cũng đã từng đọc, từng nghe thấy câu khẩu hiệu này. Nhưng có ai đã từng đặt câu hỏi ngôi trường mang lại niềm vui gì cho chúng ta? Và không biết có ai đã tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này không? Mỗi người sẽ có một cách nhìn, cách cảm nhận của riêng mình, nhưng với bản thân tôi ngay từ thời cắp sách đến trường cho đến bây giờ được đứng trên giảng đường của một trường đại học, cảm nhận về ngôi trường vẫn không thay đổi. Nơi đây không chỉ tạo ra một môi trường học tập xây dựng kiến thức mà còn giúp cho bản thân có được những bài học trong cuộc sống trong từng lời chỉ bảo của thầy cô từ những lần phạm lỗi, hay sai trái để bản thân được hoàn thiện và đi đến thành công. Vì vậy với cương vị là một giáo viên làm việc trong ngôi trường đại học hiện đại và phát triển, tôi luôn mong muốn cho sinh viên đến trường có một tâm trạng như tôi. Để làm được điều đó không phải đơn giản cần sự quyết tâm, kết hợp của nhiều yếu tố, nhiều ý tưởng. Và qua buổi Semina “Lời phê hơn điểm số” do trường ĐH Đông Á tổ chức đã tạo cho tôi nhiều trăn trở, nghĩ suy tìm lời giải cho vấn đề này, bởi đây cũng là một yếu tố khá quan trọng mang lại niềm vui cho sinh viên mỗi khi đến trường. Do đó bản thân cũng có đôi dòng trao đổi nhằm đem lại hiệu quả trong quá trình giảng dạy.

Với chúng ta ai ai cũng hiểu khi nghe đến câu “Lời phê hơn điểm số” bởi ngay từ thời phổ thông chúng ta luôn được nhận các điểm số kèm lời phê cho mỗi bài văn, bài toán. Điểm số sẽ định lượng kết quả của các em, còn lời phê giúp các em cảm nhận được thành quả mình đã bỏ ra được đánh giá như thế nào, đồng thời qua đó cũng thể hiện được sự quan tâm của người thầy người cô đối với những gì mà các em đã bỏ ra. Các em sẽ biết được mình đã đạt đến mức nào và cần phải cố gắng khắc phục ở phần nào để có kết quả như mong muốn. Chính những lời phê lời chỉ dẫn của thầy cô sẽ giúp các em định hướng đúng con đường đi của mình dù hiện tại kết quả các em đạt tốt hay chưa tốt.

Và bây giờ khi các em không còn là học sinh phổ thông mà đã trở thành các sinh viên trong các trường đại học, các em đã tự lập, làm chủ bản thân làm chủ cuộc sống thì lời phê có hơn điểm số với các em không? Nhưng một điều tôi chắc chắn là với các em điểm số là điều kiện cần nhưng lời phê là điều kiện đủ giúp cho các em tìm được sự thoải mái, thỏa mản trong học tập. Các em sẽ không còn đặt các câu hỏi vì sao mình đạt điểm số đó, vì sao mình có kết quả đó. Đồng thời qua các lời phê sẽ giúp các em có động lực hơn trong học tập.

Tuy nhiên lời phê trong các bài thi, bài kiểm tra sẽ không giúp sinh viên có được kết quả như mong muốn. Để đem lại một hiệu ứng, một tín hiệu tốt cho sự tương xứng giữa lời phê và điểm số thì chúng ta cần sử dụng lời phê ngay trong từng buổi lên lớp, buổi trò chuyện. Cụ thể trong mỗi giờ lên lớp giáo viên cần tạo không khí lớp học sôi nổi cho sinh viên tránh làm cho sinh viên tự ti, và thu mình. Mỗi khi sinh viên hoạt động trả lời bài, giáo viên cần tìm ra những điểm mạnh, điểm tích cực của từng sinh viên để khen ngợi sau đó mới chỉ dẩn cho sinh viên những điều em chưa làm được cần khắc phục để hoàn thiện và khắc sâu hơn. Và sau này điểm số trong các bài thi giữa kì, kết thúc môn là câu trả lời cho lời phê mà giáo viên đã đưa ra. Như vậy lời phê mới có ý nghĩa và giá trị đối với sinh viên.Bên cạnh đó các lời khuyên những lơi chỉ bảo trong các buổi trò chuyện sinh hoạt giữa thầy và trò cũng không kém phần quan trọng trong việc giúp các em tạo hứng thú yên tâm trong học tập, có điểm tựa để định hướng cho con đường mà các em đã chọn.

hưng điều mà một người giáo viên cần lưu ý khi sử dụng lời phê đó là cần sử dụng đúng cách, đúng lúc bởi như thế mới phát huy tác dụng. Chúng ta cần xác định chúng ta sẽ phê trong hoàn cảnh nào, phê cái gì để chúng ta chọn cách phê như thế nào cho hiệu quả. Nếu phê cho bài thi, bài kiểm tra chúng ta sẽ phê ngắn gọn, đúng trọng tâm, chỉ cái được, cái chưa được nhưng cũng cần lưu ý chúng ta đang phê cho môn học nào, bởi mỗi môn học có một đặc thù riêng, chúng ta phải có cách phê khác nhau. Còn nếu khi chúng ta đưa ra “lời phê” trong tiết học chúng ta không nên phê quá ngắn mà nên đưa ra những lời phê có tính chất khích lệ, cổ súy mang lại lòng tin của sinh viên trong lòng mọi người trong lớp: “Bạn A hôm nay làm bài rất tốt, bạn đã biết vận dụng tốt kiến thức cũ và kiến thức mới để làm bài, lần sau cần phát huy nha, cô sẽ cộng điểm cho bạn vào điểm giữa kì, các bạn trong lớp cũng cố gắng nha” Hay nếu sinh viên trả lời chưa đúng thì là giáo viên không nên nhận xét là em trả lời vậy là sai mà giáo viên nên bắt đầu bằng một lời khen sau đó phân tích vì sao câu trả lời đó chưa đúng ví dụ "Cô rất cảm ơn về câu trả lời của bạn,bạn đã có tinh thần xây dựng bài, câu trả lời của em đã có ý tuy nhiên vấn đề cần giải quyết ở đây có một điểm bạn chưa nhận ra vì vậy cô và các em sẽ cùng giải quyết”. Qua từng lời khen sẽ giúp sinh viên tự tin vào mình, vui mừng về kết quả đóng góp của mình được lớp và cô ghi nhận. Còn những đóng góp của giáo viên sẽ giúp sinh viên sửa đổi để hoàn thiện hơn nhưng những lời góp ý phải xuất phát từ tình thần xây dựng, làm sao sinh viên dễ tiếp nhận, tiếp nhận vui vẻ và sửa đổi khi đó điều chúng ta làm là thành công.

Để kết thúc bài viết của mình tôi xin trích dẫn câu danh ngôn “Nghề giáo là nghề cao quý nhất trong những nghề cao quý” để làm kim chỉ nam cho những suy nghĩ, hành động của mình trong sự nghiệp trồng người, giúp cho các thế hệ sinh viên luôn có được niềm vui khi đến trường, có niềm tin ở thầy cô, xem trường là ngôi nhà thứ hai, thầy cô là người anh, người chị tâm giao chứ không phải là những người thầy, người cô khó tính.


Các câu hỏi tương tự
Ngọc
Xem chi tiết
Trần Quốc Tuấn hi
Xem chi tiết
???
Xem chi tiết
Nguyễn Tuệ Minh
Xem chi tiết
Nguyễn Đào Thuỳ Dương
Xem chi tiết
ncjocsnoev
Xem chi tiết
Quy Le Ngoc
Xem chi tiết
Yến 7.6Trương Hoàng
Xem chi tiết
Đỗ Hoàng Tùng
Xem chi tiết