Học tại trường Chưa có thông tin
Đến từ
Số lượng câu hỏi 0
Số lượng câu trả lời 109
Điểm GP 1
Điểm SP 0

Người theo dõi (0)

Đang theo dõi (1)

G-Dragon

Câu trả lời:

1. Lai 1 cặp tính trạng

- Định luật đồng tính: Các cơ thể F1 đồng tính, mang tính trạng trội của bố hoặc mẹ.
Vd: Ở đậu Hà Lan, lai giống hạt vàng thuần chủng với giống hạt xanh thuần chủng thu được F1 toàn hạt vàng.
Hạt vàng là tính trạng trội.
- Định luật phân tính: Các cơ thể F2 có sự phân tính theo tỉ lệ xấp xĩ 3 trội: 1 lặn.
Trong trường hợp trội không hoàn toàn, F1 thể hiện tính trạng trung gian giữa cha và mẹ, F2 phân tính theo tỉ lệ 1:2:1

2. Lai 2, 3, nhiều cặp tính trạng

- Định luật phân ly độc lập: Sự di truyền của cặp tính trạng này không phụ thuộc vào sự di truyền của cặp tính trạng kia. Có n cặp tính trạng thì tỉ lệ phân tính ở F2 là (3:1)^n

II. Phương pháp giải toán

1. Tính số loại và tìm thành phần gen của giao tử

- Số loại giao tử: Không phụ thuộc vào số cặp gen trong kiểu gen mà phụ thuộc vào số cặp gen dị hợp trong đó.
KG của cá thể gồm 1 cặp gen dị hợp sinh ra 2^1 loại giao tử.
KG của cá thể gồm 2 cặp gen dị hợp sinh ra 2^2 loại giao tử.
.....
-> Số loại giao tử của cá thể có kiểu gen gồm n cặp gen dị hợp =2^n tỉ lệ tương đương.

- Thành phần gen của giao tử: Trong tế bào của cơ thể, gen tồn tại thành từng cặp. còn trong giao tử, mỗi giao tử chỉ còn mang 1 gen trong cặp. Thành phần gen của các loại giao tử được ghi theo sơ đồ phân nhánh (Sơ đồ Auerbac):
Ví dụ với KG AaBBDdee, thành phần gen của mỗi loại giao tử của nó là:
Đối với cặp gen 1: A a
Đối với cặp gen 2: B B
Đối với cặp gen 3: D d D d
Đối với cặp gen 4: e e e e
Thành phần gen của mỗi loại giao tử: ABDe; ABde; aBDe; aBde.( Xếp từ trên xuống)

2. Tính số kiểu tổ hợp, kiểu gen, kiểu hình và các tỉ lệ phân ly ở đời con

- Số kiểu tổ hợp: Mỗi loại giao tử đực tổ hợp tự do với các loại giao tử cái tạo thành nhiều kểu tổ hợp trong các hợp tử.
Số kiểu tổ hợp = Số loại giao tử đực x Số loại giao tử cái
Ở người bộ gen 2n=46, sẽ có 2^23 loại giao tử đực và 2^23 loại giao tử cái. Khi tổ hợp với nhau tạo thành 4^23 kiểu tổ hợp. Đây là 1 con số rất lớn, chưa kể nếu có đột biến xảy ra thì con số này sẽ còn lớn hơn. Điều này giải thích vì sao trong quần thể người không bao giờ có 2 cá thể giống nhau tuyệt đối.

- Số loại và tỉ lệ phân ly về KG,KH
Tỉ lệ KG chung của nhiều cặp gen = tỉ lệ các KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
Số KG tính chung = số KG riêng của mỗi cặp gen nhân với nhau
Tỉ lệ KH chung của nhiều cặp tính trạng= tỉ lệ các KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau
Số KH tính chung = số KH riêng của mỗi cặp tính trạng nhân với nhau
Vd: Tỉ lệ phân ly KH về màu sắc hạt là (3 vàng: 1 xanh)
về hình dạng hạt là ( 1 trơn: 1 nhăn)
-> tỉ lệ KH chung: 3 vàng, trơn; 1 xanh, trơn; 3 vàng, nhăn; 1 xanh, nhăn.

3. Tìm kiểu gen của bố mẹ

a. Kiểu gen riêng của từng loại tính trạng

Xét riêng kết quả đời con F1 của từng loại tính trạng.

- F1 đồng tính:
+ Nếu P có KH khác nhau thì F1 nghiệm đúng định luật đồng tính của Menden => tính trạng biểu hiện ở F1 là tính trạng trội và thế hệ P đều thuần chủng: AA x aa
+ Nếu P có cùng KH và F1 mang tính trạng trôi thì 1 trong 2 P có KG đông hợp trội AA, P còn lại có thể là AA hoặc Aa.
+ Nếu P không nêu KH và F1 mang tính trạng trội thì 1 trong 2 P là đồng hợp trội AA, P còn lại tùy ý: AA, Aa hoặc aa.

- F1 phân tính có nêu tỉ lệ
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 3:1 : F1 nghiệm đúng định luật phân tính của Menden => tính trạng chiếm 3/4 là tính trạng trội và P đều dị hợp Aa x Aa
Chú ý: trong trường hợp trội không hoàn toàn thì tỉ lệ là 1:2:1. Trong trường hợp có gen gây chết ở rạng thái đồng hợp thì tỉ lệ F1 là 2:1
+ F1 phân tính theo tỉ lệ 1:1 : F1 là kết quả đặc trưng của phép lai phân tích thể dị hợp => 1 P là dị hợp Aa, P còn lại là đồng hợp lặn aa

b. KG chung của nhiều loại tính trạng

- Trong phép lai không phải là phân tích: Kết hợp kết quả về KG riêng của từng loại tính trạng với nhau.
-Trong phép lai phân tích:Không xét riêng từng loại tính trạng mà phải dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và thành phần gen của mỗi loại giao tử sinh ra => KG của cá thể đó

4. Các nhận định quy luật di truyền

a. Căn cứ vào phép lai không phải là phân tích:

- Tìm tỉ lệ phân tính về KH ở thế hệ con đối với mỗi loại tính trạng
- Nhân tỉ lệ KH riêng rẽ của loại tính trạng này với tỉ lệ KH riêng của loại tính trạng kia. nếu thấy kết quả tính được phù hợp với kết quả phép lai => 2 cặp gen quy định 2 cặp tính trạng đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau, di truyền theo quy luật phân ly độc lập ( Trừ tỉ lệ 1:1 nhân với nhau)

b. Căn cứ vào phép lai phân tích

- Không xét riêng từng loại tính trạng mà dựa vào kết quả của phép lai để xác định tỉ lệ và loại giao tử sinh ra của cá thể cần tìm
- Nếu kết quả lai chứng tỏ cá thể dị hợp kép cho ra 4 loại giao tử tỉ lệ bằng nhau => 2 cặp gen đó nằm trên 2 cặp NST khác nhau.

Câu trả lời:

A/ MỞ BÀI:
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm.
- Dẫn được ý kiến : “Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”
B/ THÂN BÀI:
1. Giải thích, khẳng định ý kiến
- Khẳng định ý kiến đúng đắn vì xuất phát từ bản chất của sự sáng tạo văn chương.
- Văn học luôn quan tâm số phận con người: Đối tượng của văn học là con người, trong đó văn học quan tâm nhất vẫn là vấn đề số phận.
- Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
2. Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:
* Tái hiện hình ảnh “chiếc bóng trên vách”
* Ý nghĩa:
- Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng
- Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng.
- Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.
- Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:
+ Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ.
+ Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….
* Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
3. Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:
* Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.
- Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.
- Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:
+ Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung.
+ Đề cao lẽ sống nhân ái.
+ Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…
* Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm
4. Đánh giá chung:
- Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả …
C/ KẾT BÀI:
“Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”

Câu trả lời:

A/ MỞ BÀI:
- Giới thiệu vài nét tiêu biểu về tác giả và tác phẩm.
- Dẫn được ý kiến : “Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”
B/ THÂN BÀI:
1. Giải thích, khẳng định ý kiến
- Khẳng định ý kiến đúng đắn vì xuất phát từ bản chất của sự sáng tạo văn chương.
- Văn học luôn quan tâm số phận con người: Đối tượng của văn học là con người, trong đó văn học quan tâm nhất vẫn là vấn đề số phận.
- Mỗi nhà văn có cách khám phá, thể hiện riêng: Bản chất của văn học là sáng tạo, mỗi hình tượng cũng như tác phẩm bao giờ cũng là sự sáng tạo mang dấu ấn riêng của cá nhân nhà văn; thể hiện một cách nhìn, cách nghĩ, cách lí giải riêng về thân phận con người bằng những hình thức nghệ thuật độc đáo.
2. Hình ảnh chiếc bóng trên vách trong Chuyện người con gái Nam Xương:
* Tái hiện hình ảnh “chiếc bóng trên vách”
* Ý nghĩa:
- Chiếc bóng - hiện thân của lòng tốt, tình mẹ con, đạo vợ chồng
- Chiếc bóng cũng là nguyên nhân tạo nên bi kịch thê thảm đối với nhân vật Vũ Nương và đối với cái gia đình bé nhỏ của nàng.
- Chiếc bóng thức tỉnh Trương Sinh, giúp chàng nhận ra nỗi oan của vợ.
- Chiếc bóng thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả đối với con người:
+ Sự thấu hiểu, cảm thương sâu sắc số phận những con người bất hạnh, nhất là người phụ nữ.
+ Gửi gắm những triết lí sâu sắc, thấm đẫm tinh thần nhân văn: Cuộc sống luôn đầy những yếu tố bất thường, con người không thể lường trước; thân phận con người nói chung và người phụ nữ nói riêng: thân phận mỏng manh như chiếc bóng- mong manh dễ tan vỡ, khi còn, khi mất. Hạnh phúc, sự sống, … có thể bị hủy hoại vì bất cứ lí do gì, bất cứ lúc nào….
* Về nghệ thuật: Tạo nên sự hàm súc, đa nghĩa đồng thời vừa thắt nút, mở nút tăng sức hấp dẫn cho tác phẩm.
3. Hình ảnh chiếc lá trên tường trong truyện ngắn Chiếc lá cuối cùng:
* Tái hiện hình ảnh chiếc lá trên tường
* Ý nghĩa:
- Thể hiện tình cảnh đáng thương của Giôn-xi: nghèo đói, bệnh tật nên tuyệt vọng, mất niềm tin vào cuộc sống.
- Là kết tinh của hành động cao đẹp, vô tư, quên mình của người họa sĩ già.
- Là biểu tượng của lòng nhân ái, đức hi sinh, sức mạnh của của niềm tin yêu cuộc sống.
- Thể hiện tư tưởng, tình cảm và quan niệm của tác giả về con người, cuộc sống:
+ Sự thấu hiểu, yêu thương của O.Hen-ri với số phận những nghệ sĩ nghèo nước Mỹ nói riêng và con người nói chung.
+ Đề cao lẽ sống nhân ái.
+ Khẳng định sức mạnh của nghệ thuật chân chính: Hướng về con người, nuôi dưỡng niềm tin, khát vọng sống, cứu rỗi con người…
* Về nghệ thuật: Chi tiết này tạo nên tình huống đảo ngược và một kết thúc bất ngờ cho tác phẩm
4. Đánh giá chung:
- Chiếc bóng trên vách và chiếc lá trên tường là những hình ảnh có thực từ đời sống được các tác giả đưa vào tác phẩm theo những cách riêng, thể hiện quá trình lao động nghệ thuật công phu, sáng tạo với dụng ý nghệ thuật riêng. Qua đó thể hiện sự quan tâm đến số phận con người, tấm lòng nhân đạo của các tác giả …
C/ KẾT BÀI:
“Văn học luôn quan tâm số phận con người, nhưng mỗi tác giả lại có một cách khám phá, thể hiện riêng.”

Câu trả lời:

Môi trường giữ vai trò quan trọng đối với đời sống của chúng ta. Một môi trường tốt sẽ tạo nên một cuộc sống tốt, con người có thể thỏa sức làm việc, nghỉ ngơi, vui chơi, phát triển. Còn ngược lại, một môi trường xấu, môi trường bị ô nhiễm, sẽ tạo nên một cuộc sống đầy rẫy bệnh tật và khó khăn, trở ngại.

Vậy môi trường sống là gì? Môi trường sống chính là những gì bao quanh chúng ta, đó là không khí, là đất, nước, là cả những sinh vật nhỏ bé như những loài côn trùng, bò sát… tất cả đều gọi là môi trường sống. Ở những môi trường sống ấy, con người có không khí để hít thở, có nước sạch để sử dụng, có cây xanh tỏa bóng mát, có đất đai để trồng trọt và chăn nuôi. Một môi trường trong lành sẽ ngăn ngừa sự phát triển của các loài vi khuẩn có hại, không khí sạch sẽ không để vi khuẩn, virus sinh sôi, nước sạch sẽ không có chỗ cho muỗi đẻ trứng, đất đai sạch sẽ không thể có các mầm mống gây bệnh. Đó chính là những ích lợi mà môi trường sống trong lành mang lại cho chúng ta. Được sống trong môi trường ấy, con người sẽ khỏe mạnh, sống vui, sống khỏe và làm được nhiều điều có ích.

Thế nhưng, đời sống ngày càng phát triển, con người ngày càng được hỗ trợ bởi những thiết bị tiện nghi, hiện đại nên quên mất đi nhiệm vụ quan trọng nhất đó chính là bảo vệ môi trường. Cách sống ích kỷ trong xã hội hiện đại đã khiến chúng ta vô tình làm tổn hại đến môi trường sống. Tất cả mọi người, ngay cả những người lớn tuổi, vẫn hồn nhiên xả rác bừa bãi ra môi trường, rác thải theo mưa đi đến cống rãnh, làm tắt cống rãnh, đi đến sông suối làm ô nhiễm nguồn nước. Không khó để chúng ta bắt gặp trên mạng xã hội hình ảnh những loài động vật phải ngập ngụa trong rác thải của con người. Chưa kể là những rác thải hữu cơ rất có ích nếu dùng để ủ thành phân, bón cho cây trồng thế nhưng chúng ta không làm vậy, chúng ta thải ra môi trường, gây ô nhiễm không khí, ô nhiễm nguồn nước, ô nhiễm môi trường sinh sống của chính chúng ta. Đó là chưa nói đến các nhà máy công nghiệp, lúc nào cũng ngùn ngụt khói trắng, khói đen tỏa ra trên bầu trời. Những thứ đó sẽ làm thủng tầng ozon, tạo mưa gió, lũ lụt, làm đời sống con người vô cùng cực khổ. Thêm nữa, chúng ta chặt phá rừng, gây đòi trọc, đất trống, mỗi khi mừa về sức nước lớn mà không có cây xanh giữ lại sẽ gây ra sạc lỡ, xói mòn.

Những dẫn chứng nêu trên đã giúp chúng ta thấy được phần nào tác hại mà môi trường sống ô nhiễm gây ra. Thực tế đã có những vụ việc hết sức đau lòng trên đất nước Việt Nam. Đó là thảm họa cá chết ở bốn tỉnh miền trung, là những dòng sông độc ở Thanh Hóa, là những vụ sạc lở chôn vùi nhà cửa thậm chí là sinh mạng con người. Tất cả chính là hệ quả của ô nhiễm môi trường. Như một vòng tròn nhân quả, con người gây ra ô nhiễm và cũng chính con người phải chịu đựng những cơn thịnh nộ của thiên nhiên.

Trước những vấn đề cấp thiết như thế, giữ gìn môi trường sống đang bị ô nhiễm chính là nhiệm vụ không chỉ của các nhà lãnh đạo mà còn là vai trò, trách nhiệm của mỗi người. Chúng ta cần góp sức lực vào việc bảo vệ môi trường, dù chỉ là những hành động đơn giản, nhỏ bé như nhặt rác, dọn vệ sinh trường, lớp, giữ vệ sinh đường phố sạch đẹp v.v…

Tóm lại, môi trường chính là nơi chúng ta được sinh ra, lớn lên và trường thành. Một môi trường trong lành sẽ là điều kiện thuận lợi để giúp chúng ta có thể học tập và phát triển. Còn ngược lại, nếu môi trường bị ô nhiễm thì cuộc sống chắc chắn sẽ bị tổn hại rất to lớn.