Chương II- Nhiệt học

Trần Võ Hạ Thi

Giải bài tập Lý hộ mình với

1> Để xử lí thóc giống bằng phương pháp " ba sôi hai lạnh " trước khi gieo, người ta ngâm nó vào một cái vại nước chứa 3 phần nước sôi hòa với 2 phần nước lạnh. Hãy xác định nhiệt độ của nước " ba sôi hai lạnh " nếu nhiệt độ của nước lạnh nằm trong khoảng 15 độ C đến 20 độ C .Biết nhiệt độ sôi là 100 độ C
2> Đổ 738g nước ở nhiệt độ 5 độ C vào một nhiệt lượng kế bằng đồng có khối lượng 200g, rồi thả vào đó một miếng đồng có khối lượng 200g ở nhiệt độ 100 độ C. Nhiệt độ khi bắt đầu có cân bằng nhiệt là 17 độ C. Tính nhiệt dung riêng của đồng, lấy nhiệt dung riêng của nước 4186 J/ kg.K
3> Trộn nước đang ở nhiệt độ 24 độ C với nước ở nhiệt độ 56 độ C. Biết khối lượng của hai lượng nước bằng nhau. Hãy tính nhiệt độ của nước khi đã ổn định? (40 độ C)
4> Một nhiệt lượng kế bằng đồng khối lượng 128g chứa 240g nước ở nhiệt độ 8,4 độ C. Người ta thả vào nhiệt lượng kế một miếng hợp kim khối lượng 192g được làm nóng tới 100 độ C. Nhiệt độ khi cân bằng nhiệt là 21,5 độ C. Biết nhiệt dung riêng của đồng là 380 J/ kg.K; của nước là 4200 J/ kg.K. Tính nhiệt dung riêng của hợp kim. Hợp kim đó có phải là hợp kim của đồng và sắt không? Tại sao?
GIẢI HỘ MÌNH VÀI CÂU THUI CŨNG ĐƯỢC

Netflix
30 tháng 4 2018 lúc 19:05

Câu 1:

Mình chọn nhiệt độ của nước lạnh là 20oC.

Gọi nhiệt độ của nước "ba sôi hai lạnh" là x(oC)

Qthu = Qtỏa

⇔2m.c.Δt = 3m.c.Δt

⇔2m.c.(x - 20) = 3m.c.(100 - x)

⇔2(x - 20) = 3(100 - x)

⇔2x - 40 = 300 - 3x

⇔2x + 3x = 300 - 40

⇔5x = 260

⇔x = 52oC

Vậy nhiệt độ của nước "ba sôi hai lạnh" là 52oC.

#Netflix

Bình luận (2)
Ngọc Huyền
30 tháng 4 2018 lúc 20:02

3.

Tóm tắt:

t1=24oC

t2= 56oC

m1 = m2

c = 4200 J/kg.K

Tính t = ?oC

Giải

Theo nguyên lí truyền nhiệt: Nhiệt lượng của nước ở nhiệt độ 24oC thu vào bằng nhiệt lượng của nước ở nhiệt độ 56oC tỏa ra:

Q1=Q2

=> c.m1.\(\Delta\)t1 = c.m2.\(\Delta\)t2

=> t - t1= t2 - t => t - 24 = 56 - t

=> 2t = 80

Nhiệt độ của nước khi ổn định là: t= \(\dfrac{80}{2}\) = 40oC

Vậy nhiệt độ của nước khi ổn định là 40oC

Bình luận (0)
Ngọc Huyền
30 tháng 4 2018 lúc 20:20

4.

Tóm tắt:

mCu = 128g = 0,128 kg

mnc = 240g =0,24kg

mmkl = 192g = 0,192 kg

t1 = 8,4oC; t2 = 100oC

t = 21,5oC

cCu = 380 J/kg.K; cnc = 4200 J/kg.K

Tính cmkl = ?J/kg.K

Giải

Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế khi tăng nhiệt độ từ 8,4oC lên 21,5oC là:

Q1 = (cCu.mCu+mnc.cnc).\(\Delta\)t = (380.0,128+4200.0,24).(21,5-8,4)=13841,984 (J)

Theo nguyên lí truyền nhiệt: Nhiệt lượng của nhiệt lượng kế thu vào bằng nhiệt lượng của miếng hợp kim tỏa ra:

Q1 = Qmhk = 13841,984 J

Nhiệt dung riêng của miếng hợp kim là:

cmhk = \(\dfrac{Q_{mhk}}{m_{mhk}.\Delta t}\) = \(\dfrac{13841,984}{0,192.\left(100-21,5\right)}\)= 918 J/kg.K

- Hợp kim đó không phải là hợp kim của đồng và sắt vì tổng nhiệt dung riêng của đồng và sắt không bằng nhiệt dung riêng của miếng kim loại: cCu + cFe = 380 + 460 = 840 J/kg.K; 840 \(\ne\) 918

Bình luận (1)
đề bài khó wá
1 tháng 5 2018 lúc 17:02

Tóm tắt :

\(m_1=738g=0,738kg\)

\(c_1=4186J/kg.K\)

\(m_2=200g=0,2kg\)

\(m_3=200g=0,2kg\)

\(t_1=5^oC\)

\(t_2=100^oC\)

\(t=17^oC\)

\(c_3\)= ?

Giải:

Áp dụng phương trình cân bằng nhiệt :

\(Q_{\text{thu}}\text{ }=Q_{\text{tỏa}}\)

\(\Leftrightarrow(0,738.4186+0,2.c_3)\left(17-5\right)=0,2.c_3.\left(100-17\right)\)

\(\Rightarrow c\approx381,4J/kg.K\)

Vậy nhiệt dung riêng của đồng là 381J/kg.K

Bình luận (0)

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Anh Nga
Xem chi tiết
Nguyễn Trung Tuấn
Xem chi tiết
Mai Quỳnh Lan
Xem chi tiết
Trần Văn Ngọc
Xem chi tiết
Tường
Xem chi tiết
Quen Sao [Shino Slimer]
Xem chi tiết
TR ᗩ NG ²ᵏ⁶
Xem chi tiết
thucnhi
Xem chi tiết
Chi Shi TV
Xem chi tiết