Gần đây các bạn có đăng rất nhiều câu hỏi về xác định số p,n,e của nguyên tử.Nhưng chủ yếu chỉ hỏi về nguyên tử. Hôm nay cô sẽ cho các bạn một câu hỏi về phân tử. Giải đúng sẽ được 2 GP, nhưng phải là bài tự giải nhé.^^
Trong phân tử chất A có công thức M2X, có tổng số hạt p, n, e là 140, trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt. Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23. Tổng số hạt trong nguyên tử M nhiều hơn trong nguyên tử X là 34 hạt. Xác định số hạt p,e,n trong nguyên tử M và nguyên tử X.
Gọi số p,n,e trong M lần lượt là pM, nM, eM
số p,n,e trong X lần lượt là pX, nX, eX
Theo đề ra, trong phân tử M2X cố tổng số hạt p,n,e là 140
=> 2(pM + nM + eM) + pX + nX + eX = 140 (1)
Mặt khác, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44
=> 2(pM + eM) + pX + eX - nM - nX = 44 (2)
Lại có số hạt trong M nhiều hơn số hạt trong X là 34 (hạt)
=> pM + nM + eM - pX - nX - eX = 34 (3)
Mặt khác: Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23
=> pM + nM - pX - nX = 23 (4)
Giải hệ (1), (2), (3), (4), suy ra.....
P/s: Quá trình giải hơi lâu nên em mong cô xem xét các hệ của em và .... Thông cảm cho cách dùng từ ''Mặt khác'', ''Lại có'' vì em không còn từ nào để dùng :))
Gọi A,p,n,e lần lượt là số khối , số proton , số notron , electron .
Theo bài ra : \(\left(p+n+e\right)_A=140\left(hạt\right)\)
mà p = e
\(=>\left(2p+n\right)_A=140\left(hạt\right)\)(1)
\(p+e-n=44\left(hạt\right)=>2p-n=44\left(hạt\right)\)(2)
Giai hệ (1),(2) có :
\(p=e=46\left(hạt\right);n=48\left(hạt\right)\)
Mà số nguyên tử M là 2 X là 1
do vậy ta có :
\(2p_M+p_X=46\left(3\right)\)
Số khối của M lớn hơn số khối của X là 23
\(=>A_M-A_X=23\)(4)
Tổng số hạt của nguyên tử M nhiều hơn nguyên tử X là 34 hạt
\(=>\left(p+n+e\right)_M-\left(p+n+e\right)_X=34\)
\(=>\) \(A_M+p_M-A_X-p_X=34\)
\(\)Thay (4) vào có :
\(23+p_M-p_X=34\)
\(=>p_M-p_X=11\left(5\right)\)
Giai hệ (3),(5) có : \(p_M=19;p_X=8\)
\(=>M:K;X:O\)
Mà công thức tổng quát là M2X
\(=>CTHH:K_2O\)
Bài này còn tầm 2 cách giải làm luônnnn
CÁCH 2 :
\(\left(p+n+e\right)_M+\left(p+n+e\right)_X=140\)
\(=>4p_M+2p_X+2n_M+n_X=140\left(1\right)\)
\(\left(p+n+e\right)_M-\left(p+n+e\right)_X=34\)
\(=>2p_M+n_M-2p_X-n_X=34\left(2\right)\)
Số khối của M lớn hơn X là 23
\(A_M-A_X=23=>p_M+n_M-p_X-n_X=23\left(3\right)\)
Số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 44 hạt
\(4p_M+2p_X-2n_M-n_X=44\left(4\right)\)
Sử dụng máy tính VINALCAL giải hệ (1),(2),(3),(4) ta tính được :
\(p_M=19;n_M=20;p_X=8;n_X=8\)
Vậy \(M:K;X:O\)
Mà công thức tổng quát là M2X
\(=>CTHH:K_2O\)
Theo giả thiết ta có:
\(4p_M+2p_X+2n_M+n_X=140\left(1\right)\)
\(4p_M+2p_M-2n_M-n_X=44\left(2\right)\)
\(p_M+n_M-p_X-n_X=23\left(3\right)\)
\(\left(e+n+p\right)_M-\left(e+n+p\right)_X=34\left(3\right)\)
Từ (1);(2) Ta có:
\(8p_M+4p_X=184\Leftrightarrow2p_M+p_x=46\left(5\right)\)
Từ (3);(4) Ta có;
\(A_M+p_M-A_X-p_X=34\Leftrightarrow p_M-p_X=11\left(6\right)\)
Tù (5);(6) Suy ra:
\(p_M=e_M=19\Rightarrow n_M=20\)
\(p_X=n_X=8\)=> \(n_X=8\)
em không chắc có gì sao xin cô chỉ bảo ạ
Gọi a,b là số proton và nơtron của M
c,d là số proton và nơtron của X.
Từ dữ liệu của đề bài ta có hệ phương trình sau:
\(\left[{}\begin{matrix}2\left(2a+b\right)+2c+d=140\left(1\right)\\4a+2c-2b-d=44\left(2\right)\\a+b-\left(c+d\right)=23\left(3\right)\\2a+b-\left(2c+d\right)=34\left(4\right)\end{matrix}\right.\)
\(\Leftrightarrow\left[{}\begin{matrix}4a+2b+2c+d=140\left(1\right)\\4a+2c-2b-d=44\left(2\right)\\a+b-c-d=23\left(3\right)\\2a+b-2c-d=34\left(4\right)\end{matrix}\right.\)
Lấy (1) cộng với (2) ta được 8a+4c=184 hay 2a+c=46(*)
Lấy (4) trừ cho (3) ta được a-c=11(**)
Từ (*) và (**) ta có hệ phương trình :
\(\left\{{}\begin{matrix}2a+c=46\\a-c=11\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}a=19\\c=8\end{matrix}\right.\)
Tính được a=19 và c=8 ta dễ dàg lập được hệ phương trình với ẩn b,d:
\(\left\{{}\begin{matrix}b-d=12\\-2b-d=-48\end{matrix}\right.\Leftrightarrow\left\{{}\begin{matrix}b=20\\d=8\end{matrix}\right.\)
Vậy pM=19,eM=19,nM=20
pX=8,eX=8,nX=8