- Việc Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt khẳng định đất nước ta là một quốc gia độc lập có chủ quyền, một nhà nước phong kiến tập quyền riêng và đánh dấu thời kỳ phát triển mới của đất nước sau thời kỳ Bắc thuộc.
- Đinh Tiên Hoàng đặt tên nước là Đại Cồ Việt vì ông mong muốn nước Việt là một quốc gia lớn và hùng mạnh, bởi từ "Đại" trong tiếng Hán có nghĩa là lớn, từ "Cồ" trong tiếng Việt cũng có nghĩa là lớn.
Ý nghĩa của Quốc hiệu "Đại Cồ Việt":
-KĐ tính độc lập, tự quyền, tự chủ của 1 quốc gia thể hiện ở việc có Quốc hiệu riêng
\(\rightarrow\) Đánh dấu 1 thời kì mới 1 thời kì phát triển , tự do, sau 1 thời kì bị PK Phương Bắc đô hộ
Hơn nữa Quốc hiệu "Đại Cồ Việt" còn có ý nghĩa:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định tính lớn mạnh của nước Việt , dù đọc theo ngôn ngữ nào.
*TỪ ĐẬM LÀ Ý CHÍNH!!!!!!!
Việt Nam qua các thời kỳ lịch sử đã dùng nhiều quốc hiệu khác nhau. Tuy nhiên, những quốc hiệu này không những chỉ là tên gọi dùng để xưng danh mà nó còn mang rất nhiều mặt ý nghĩa khác nhau. Những vị vua thời trước của ta qua các thời kì lịch sử, để lại những dấu ấn mạnh mẽ nhất. Như vậy, những cái tên (hay gọi là quốc hiệu) như: Văn Lang, Âu Lạc, Lĩnh Nam, Vạn Xuân, Đại Cồ Việt, Đại Việt, Đại Ngu, Việt Nam, Đại Nam,. . . . Tuy nhiên, hôm nay ta quan tấm đến cái tên: "Đại Cồ Việt".
Đại Cồ Việt là quốc hiệu Việt Nam dưới thời nhà Đinh, nhà Tiền Lê và nhà Lý. Quốc hiệu này đã tồn tại 86 năm kể từ khi Đinh Bộ Lĩnh (niên hiệu: Đinh Tiên Hoàng) thống nhất giang sơn, lên ngôi hoàng đế năm 968 cho đến đời vua Lý Thánh Tông năm 1054. Đến năm Giáp Ngọ, niên hiệu Long Thụy Thái Bình thứ 1 (1054), vua Lý Thánh Tông mới đặt lại quốc hiệu là Đại Việt. Điều này có nghĩa là khi dời đô từ Hoa Lư ra Thăng Long, nước vẫn mang quốc hiệu là Đại Cồ Việt.
Vua Đinh Tiên Hoàng đặt tên như vậy mang ý nghĩa gì? Bằng cách hàm ý. Ý nghĩa của nó theo cách của ngài là: "Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" là âm Việt cổ của từ Cự hay Cừ cũng là lớn. Về sau, Cồ viết theo chữ Nôm gồm 2 chữ Hán là Đại ở trên và Cù ở dưới. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép hai chữ để khẳng định nước Việt là nước lớn. Để hiểu rõ hơn, ý nghĩa của cái tên này được thể hiện qua hai câu đối sau:
"Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An."
Nghĩa là:
"Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán."
Như vậy, mục đích của vua Đinh Tiên Hoàng khi đặt tên cho nước ta là: "Đại Cồ Việt có nghĩa là nước Việt rộng lớn trông suốt cả bốn cõi hay tám cõi theo lối hiểu ngày xưa, ấy là cái cao vọng của người không những muốn thống trị mà còn muốn bành trướng thế lực ra tám cõi nữa".
P/s: ngoài ra, bạn có thêm khảo them 2 nguồn tư liệu sau đây:
- Viện nghiên cứu Hán nôm
- "Đại Cồ Việt" hay "Cồ Việt"? - Tuổi Trẻ Online
Việc đặt tên nước là Đại Cồ Việt có ý nghĩa là:
"Đại" theo nghĩa chữ Hán là lớn, "Cồ" trong tiếng Việt cổ cũng là lớn. Đinh Tiên Hoàng muốn ghép 2 chữ cả Hán và Việt để khẳng định nước Việt là nước lớn, dù đọc theo ngôn ngữ nào.
Ý nghĩa này còn được thể hiện ở hai câu đối (vẫn còn trong đền vua Đinh Tiên Hoàng ở Hoa Lư)
Cồ Việt quốc đương Tống Khai Bảo
Hoa Lư đô thị Hán Trường An.
Nghĩa là:
Nước Cồ Việt ngang hàng với nhà Tống đời Khai Bảo;
Kinh đô Hoa Lư như Tràng An của nhà Hán.
Sau thời đại của văn hóa Ðông Sơn, văn minh sông Hồng, lịch sử văn hóa văn minh Việt Nam bước vào thời đại lớn thứ hai của nó là thời đại Ðại Cồ Việt - Ðại Việt - Việt Nam, với ba thời kỳ văn hóa dài ngắn khác nhau: văn hóa Hoa Lư, văn hóa Thăng Long và văn hóa Phú Xuân.
Thế kỷ 10, khi đất nước Ðại Cồ Việt bước vào kỷ nguyên độc lập tự chủ lâu dài, cũng là lúc nảy sinh những mầm mống của một nền văn học dân tộc dưới hình thức chữ Hán và chịu ảnh hưởng của tư tưởng Phật giáo. Các danh nhân như Khuông Việt, Pháp Thuận và Vạn Hạnh là những người được triều đình trọng dụng và có tầm ảnh hưởng lớn đến văn hóa dân tộc. Đinh Tiên Hoàng là người đầu tiên lập chức tăng thống đưa phật giáo trở thành quốc đạo. Từ năm Canh Ngọ 970, Đinh Tiên Hoàng truyền cho đúc tiền đồng, là tiền tệ xưa nhất ở Việt Nam, gọi là tiền đồng Thái Bình, đặt nền móng cho nền tài chính - tiền tệ của Nhà nước phong kiến Việt Nam. Từ năm 976, thuyền buôn của các nước ngoài đến dâng sản vật của nước họ, kết mối giao thương với Đại Cồ Việt.