Hào khí Đông A (chiết tự chữ Trần viết theo Hán tự) khởi phát bởi chiến thắng đế quốc Nguyên - Mông lần thứ nhất - 1258 đã được khẳng định rực rỡ, hùng hồn bằng các chiến công vang dội trong hai lần đại thắng 1285, 1287 sau đó. Con cháu của những “Người lính già đầu bạc, kể mãi chuyện
Khí phách hào hùng ấy đã vang động thành cảm hứng yêu nước được biểu hiện một cách tập trung, đa dạng trong thơ văn. Từ một lời hịch thiết tha trước khi lâm trận, bài phú hào sảng, hồi quang mấy chục năm sau đến những tứ tuyệt, những ngũ ngôn 4 câu, 20 chữ ngay trong cuộc chiến.
Phò giá về kinh của Trần Quang Khải là một trong những bài như thế.
Cuối năm 1284 đầu năm 1285, quân Nguyên- Mông ào ạt tấn công nước ta lần thứ hai. Tình thế đất nước hiểm nghèo, các vua Trần phải dời kinh đô tìm phương kế chống đỡ. Nhưng chỉ qua mùa xuân năm 1285, quân ta đã chuyển thế tấn công. Tháng tư, trong trận đánh tại Hàm Tử, một địa điểm trên sông Hồng tại huyện Khoái Châu (tỉnh Hưng Yên ngày nay) tướng Trần Nhật Duật đã phá tan đạo quân Thát Đát, bắt sống giặc Ô Mã Nhi. (Trong Đại cáo bình Ngô sau này Nguyễn Trãi nhầm sự việc nên viết “Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô, sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã”). Tháng 6, Trần Quang Khải thắng tiếp trận Chương Dương, đuổi đạo quân chủ lực của Thoát Hoan chạy dài lên phía bắc, giải phóng Thăng Long, rước vua Trần trở lại kinh thành. Trong không khí ấy, ông ngẫu hứng cao độ làm nên Tụng giá hoàn kinh sư (Phò xa giá nhà vua về lại kinh đô) danh bất hư truyền. Cùng khoảng thời gian này, vua Trần khi đến tế ở nhà Thái miếu cũng ứng khẩu hai câu : "Xã tắc lưỡng hồi lao thạch mã / Sơn hà thiên cổ điện kim âu".
Bài thơ chỉ bốn câu, theo lối năm chữ mạch lạc, gọn gàng. Hai câu đầu kể lại hai chiến công hiển hách vừa mới đó, đang còn tươi nguyên không khí chiến thắng. Có nét đặc biệt là trình tự các chiến công không được nêu theo diễn biến thời gian trước sau. Chiến thắng Chương Dương trước, Hàm Tử sau. Cách trình bày như thế là theo cái lô-gíc của cảm hứng. Trận sau mới hơn và cũng vang dội hơn. Chính nhờ chiến thắng Chương Dương mà Thoát Hoan phải bỏ chạy, Thăng Long được giải phóng. Chính nhờ chiến tháng Chương Dương mà có cái không khí rạo rực phấn chấn trong ngày “về lại thủ đô” này. Lời thơ rất cô đúc, vẻn vẹn mười chữ, nêu hai sự việc là “cướp giáo giặc” và “bắt quân thù”. Song qua hai hình ảnh này người đọc cảm nhận được niềm phấn chấn, hân hoan. Đúng là câu thơ đăng đối bên ngoài đanh chắc, bên trong chứa chan xúc cảm. Cảm xúc theo kiểu cô lại. Sự cô đúc này tạo ra một thế năng, khả năng khơi gợi người đọc suy ngẫm. Một trong những đặc trưng thẩm mĩ của thi pháp cổ là gợi, ít chú trọng kể, tả.
Hai câu thơ sau là lời động viên, quyết tâm xây dựng,bảo vệ nền thái bình của giang sơn, đất nước.
Bài văn Cuộc chia tay của những con búp bê thật cảm động và đầy ý nghĩa được biểu lộ qua cảm xúc chân thành của hai anh em thành và thủy đã để lại cho em nhiều xúc cảm. em cảm nhận được sự đau đớn khi tình cảm của 2 anh em bị chia cắt bởi bi kịch gia đình xảy đến, làm cho cô bé Thủy trở nên yếu đuối và gục ngã khi phải chia tay người anh mình hằng yêu quý mà đi về quê buôn bán và việc học dường như chấm dứt với cô bé khiến em thật bất bình .Hay người anh Thành thường ngày dũng cảm vậy mà trong giây phút đau khổ ấy , người anh đã phải rơi nước mắt khi xa cô em gái mà mình yêu thương nhất. Cuộc sống bình dị của 2 anh em ngày nào giờ đây đã quá đỗi phức tạp với bao nhiêu rắc rối từ cha mẹ cho em sự bất bình . Hai anh em như hai viên pha lê dễ vỡ lại bị tổn thương với những lý do thật đơn giản .2 em bé trong truyện trân trọng đến những thứ đồ chơi là vật vô tri vô giác như một người bạn vậy cớ sao các bậc cha mẹ không vì con mình mà trân trọng cố gắng sống thật tốt ? ... Câu chuyện ấy vẫn còn tồn tại trong cuộc sống hằng ngày của chúng ta khi cha mẹ vì lí do cá nhân của mình làm tổn hại đến những tình cảm trong sáng của trẻ thơ .khiến chúng bị rơi vào cảnh thiếu thốn tình thương, tình cảm của gia đình như 2 anh em thành và thủy vậy em cảm nhận sâu sắc và cảm thông cho những trẻ thơ bất hạnh .
Chúc bạn học tốt!