Tập làm văn lớp 6

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Khánh Huyền

đề 1 kể vè đổi mới ở quê hương

đề 2:kể về 1 kỉ niệm sâu sắc mà em nhớ mãi

văn càng dài càng tốtthanghoathanghoa

Nguyễn Ngọc Lan
17 tháng 12 2016 lúc 21:06

Đã rất lâu rồi em không có dịp về thăm quê nội. Hôm nay, sau một năm học vất vả, em được bố mẹ thưởng một chuyến về quê chơi. Chao ôi! Quê em đổi mới nhiều quá!

Từ xa nhìn lại quê hương em như một bức tranh nhiều màu sắc. Đến gần là rặng tre làng, cánh đồng lúa,... Đứng lên trần nhà bà nội, em phóng tầm mắt nhìn dòng sông Đáy hiền hoà chảy quanh năm. Những trưa hè nóng bức, chúng em thường lội xuống dòng sông để rửa chân, tay và tắm mát. Dòng nước như ôm những đứa con vào lòng. Đông vui và tấp nập nhất là lúc 6 - 7 giờ sáng. Lúc đó là các bạn học sinh đi học, các bác đi làm và các cô đi chợ trên chiếc cầu phao bằng gỗ nối từ bờ sông này sang bờ sông kia. Ở dưới sông, tàu bè xuôi ngược. Trước mặt em là cánh đồng lúa. Từ xa cánh đồng như một tấm thảm màu xanh, lác đác có vài bác nông dân đi thăm lúa. Ra về, ai cũng khen lúa năm nay tốt thật. Em nghe bà kể rằng: "Xưa kia cánh đồng lúa này mọc toàn cỏ, một sào chỉ thu hoạch được gần một tạ thế mà giờ đây một sào có thể thu hoạch được ba tạ thóc. Phía bên phải em là những dãy núi, dãy núi này chồm lên dãy nọ. Những cây mọc quanh sườn núi trông xanh mượt. Em xuống dưới nhà, chỉ cần bước qua khỏi cổng là đã đứng trên con đường làng. Mẹ em nói: "Con đường này trước đây còn là đường đất, khi trời đổ mưa thì đường lầy lội, trơn như đổ mỡ và có rất nhiều ổ gà. Ngày ấy, mẹ đi học toàn bị ngã, nước bắn bẩn hết quần áo, phải về nhà thay". Thế mà giờ đây được sự quan tâm của xã, con đường làng em đã được khoác trên mình một tấm áo bê tông.

Hai bên đường trước dãy là những ngôi nhà mái tranh vách đất, cứ lúc mưa là lại bị dột. Ngày ấy cũng chưa có điện, cứ đến chập tối là thắp đèn dầu và đóng cửa ở trong nhà, ngại sang nhà hàng xóm chơi vì trời tối quá. Thế mà giờ đây hai bên đường san sát những ngôi nhà hai tầng mọc lên. Đèn điện được thắp sáng trưng. Những cột giàn ăng ten dựng lên cao ngất. Chắc hẳn ở khắp các miền quê trên đất nước ta, có rất nhiều nơi có cảnh đẹp và sự đổi mới giống như quê em

 

Quê hương nếu ai không nhớ

Sẽ không lớn nổi thành người

Câu hát trên cứ văng vẳng bên tai. Em nghĩ lớn lên dù có đi đâu xa, em cũng không thể quên nơi chôn rau, cắt rốn. Hiện nay, đang ngồi trên ghế nhà trường em nghĩ sẽ học tập giỏi để mai này lớn lên, xây dựng quê hương em ngày càng giàu đẹp, để không phụ công lao dưỡng dục của cha mẹ và thầy cô.

Trích: loigiaihay.com

 

Sáng
17 tháng 12 2016 lúc 21:09

dàn ý

a.Mở bài.

-Người bạn cùng xóm tên là Thành sống với nhau từ thuở nhỏ.

-Học xong tiểu học thì xa nhau vì em theo gia đình ra Hà Nội.

b.Thân bài.

-Tả qua mấy nét về con người, tính tình (Thành rất vui tính)

-Nhớ lại lúc còn nhỏ hai đứa chơi đùa với nhau như : trèo cây, câu cá, bắn chim.

-Khi học ở trường tiểu học là bạn thân giúp nhau học tập. Có lần trốn học cả hai đứa bị cô giáo bắt phạt.

-Em nhớ lại một cách sâu sắc đầy ấn tượng là hôm Thành tặng em một món quà kỉ niệm chia tay nhau : tập nhật kí của Thành và chiếc bút « Kim Tinh » của Trung Quốc. Trong nhật kí có nhiều chuyện vui buồn của hai đứa.

c.Kết bài.

-Giời đây, mỗi lần đọc lại cuốn nhật kí chữ viết nghuệch ngoạc nhưng tình cảm thì rất thân thương làm em nhớ mãi đến người bạn có tên là Thành.

Bài làm:

Trong mỗi cuộc đời, có biết bao kỉ niệm đẹp về tình cảm gia đình và tình hạn, những kỷ niệm ấy thật thiêng liêng cao đẹp biết bao. Nhưng ấn tượng sâu nặng nhất đối với tôi là những kỷ niệm hồi học ở trường tiểu học.

Ngôi trường của tôi ở nông thôn nên không có nét đẹp gì đặc biệt. Nhưng nó đã mang lại cho tôi kỷ niệm ngọt ngào khi lần đầu bước vào trường: cô giáo dạy tôi nắn nót từng chữ, đôi tay của cô nắm chặt tay tôi để rèn chữ, bàn tay cô ấm áp làm sao và cô lại còn tập cho chúng tôi múa hát, giọng cô trong trẻo làm sao. Thời gian trôi qua mau, kỷ niệm lại càng có nhiều với mái trường này… Tôi còn nhớ mãi những kỷ niệm đẹp lúc ra chơi, cùng các bạn chơi đủ các trò, nào là: chơi đuổi bắt, nhảy dây, chơi cầu nhưng ấn tượng sâu nhất đối với tôi đó là trò chơi bịt mắt bắt dê. Hôm ấy vào giờ ra chơi, Lan rủ các bạn trong lớp cùng nhau chơi. Đông quá các bạn phải oẳn tù tì xem ai bắt, cuối cùng là Nam bắt. Lan dùng khăn quàng của mình để bịt mắt Nam lại, các bạn chạy xoay vòng cậu ta, lúc này bạn ấy không thấy gì cả, chỉ tóm bừa nên chúng tôi chạy tán loạn. Bỗng dưng dính một người, Nam sờ từ đầu cho đến tóc và khẳng định là Nga. Nam bỏ khăn ra nhìn, hóa ra đó là bạn lớp khác. Lúc này hai người đều đỏ mặt còn các hạn cùng chơi thì bật cười. Bỗng dưng có một tiếng nói to “Cho tôi chơi với!” Đó chính là Thành, người bạn hay đùa nhất của lớp tôi. Bạn ấy từ trong lớp chạy ra và xung phong bắt. Lan dùng khăn bịt mắt Thành lại, các bạn bắt đầu trốn, Thành đứng giữa sân nhìn qua nhìn lại chẳng thấy gì cả, nhưng hình như bạn ấy đang nghe tiếng bước chân của Hiền. Hiền thấy thế liền chạy qua cột cờ và dừng chân lại, đứng né một bên. Thành nhào tới bắt, ai ngờ Thành bắt dính cột cờ, cả lớp cười lăn lộn, Thành cũng ôm mặt cười. Tiếng trống tùng tùng báo hiệu giờ vào học, thế là giờ ra chơi đã hết, vào lớp các bạn đều dùng tập, sách để quạt cho mát. Đó là một kỷ niệm sâu sắc nhất với tôi dưới mái trường này.

Tuy bây giờ đã học cấp II nhưng kỷ niệm trong sáng hồn nhiên ấy tôi vẫn nhớ. Nhớ đến để thấy thời tiểu học đẹp đẽ làm sao và đó sẽ là kỷ niệm theo tôi trong suốt những năm tháng ngồi trên ghế nhà trường.

Cửu vĩ linh hồ Kurama
17 tháng 12 2016 lúc 21:13

Quê hương –hai tiếng thiêng liêng vang lên mỗi khi ai đó nhớ về chốn đã từng chôn rau cắt rốn, gắn bó với biết bao kỉ niệm, bao kí ức đẹp đẽ.Quê hương tôi, một miền quê trù phú với sông nước hữu tình, đang từng ngày đổi mới, thay da đổi thịt , trở nên đẹp đẽ và văn minh hơn.

Tôi thường được nghe bà kể lại về những khó khăn vất vả thời xưa, thời mà đường làng vẫn còn đất đỏ, chỉ cần một trận mưa thì trơn như đổ mỡ, còn nắng thì con đường trở thành cơn lốc bụi, người đi sau không thấy người đi trước. Bà vẫn hay kể, ngày xưa, cây cối ở đây um tùm, toàn phải sống trong nhà tranh, nhà nào có nhà ngói thì phải gọi là giàu nhất làng. Bà còn bảo ,ngày xưa nước sông trong veo, cứ mỗi sáng mọi người lại rủ nhau đi gánh nước tấp nập không khác gì đi hội. Bà hay đi chợ phiên, mỗi hôm có chợ phiên là bà và ông phải dậy thật sớm, đi bộ hàng ki lô mét mới tới chợ. Mà ngày xưa nghèo lắm, chẳng như bây giờ, mua được bao nhiêu thứ thì cũng phải nhìn trước nhìn sau. Tôi thích nghe những câu chuyện như thế, để tôi thấy bây giờ cuộc sống và quê hương mình thay đổi như thế nào. Thật là mọi thứ đã thay đổi, không còn như ngày xưa, sống động, giàu có và văn minh hơn.

 

 

 

Trên con đường đi học, tôi cùng bạn bè trang lứa được đi trên những con đường trải nhự tăm tắp, nắng hay mưa cũng không lo như thời của bà của mẹ nữa. Nhìn những con đường uốn lượn trải dài y như những con rồng chạy quanh khắp xóm làng. Những ngôi nhà mái đỏ, nhấp nhô những ngôi nhà cao tầng đủ màu sắc càng tô điểm thêm khung cảnh của quê hương. Những quán ăn, hàng tạp hóa ,chợ được xây dựng khang trang hơn, thuận tiện cho mọi người mua sắm. Cây cối cũng được phát quang, nhà mọc lên như nấm, người ta thường trồng nhiều loại cây cảnh để trang trí cho ngôi nhà. Không chỉ có nhà cửa cảnh quan thay đổi mà từ khi công nghệ phát triển, mạng internet có khắp mọi nơi, khiến cho công việc và tím kiếm thông tin càng trở nên dễ dàng. Những dự án mới ngày càng được chú trọng xây dựng cho quê hương ngày càng giàu đẹp hơn. Sân vận động cho các hoạt động thể dục thể thao, trạm phát thanh của xã được xây dựng và phát triển đi vào hệ thống. Những chương trình sự kiện được tổ chức thường xuyên nhằm thúc đẩy hoạt động văn hóa văn nghệ. Đền đài và các di tích lịch sử được tu sửa, đời sống tinh thân của con người cũng phong phú đa dạng hơn.

 

Trên con đường đổi mới từng ngày, tôi lại càng thấy quê hương mình giàu đẹp và trù phú biết bao nhiêu. Tôi lại càng yêu quê hương và lại nhẩm mấy câu hát “ quê hương em biết bao tươi đẹp, đồng lúa xanh núi rừng hàng cây..”

 
Linh Phương
17 tháng 12 2016 lúc 21:14

Thời thơ ấu của tôi lặng lẽ trôi bên dòng Châu Giang lững lờ, xanh biếc. Với những buổi chiều nằm dài trên thảm cỏ xanh của con đê ngoài làng, thả hồn theo những cánh diều xa và dòng nước mơn man. Có thể đây là những gì tôi có thể tưởng tượng được về thời thơ ấu của mình. Bởi không hiểu thế nào mà tôi không thể nhớ hết hay hình dung được thời thơ ấu của mình trải qua như thế nào.

Chín tuổi, tôi đã phải rời quê theo bố mẹ vào Nam, nói đúng hơn là vào miền Trung nhưng vì lý do nào đó nên đã chuyển vào Lâm Đồng (quê hương thứ hai của tôi có thể khẳng định như vậy). Tôi không còn được thấy những hình ảnh thân quen ngày nào, không được gặp bạn bè, thầy cô, đi học trên con đường làng mát rượi. Tất cả đã trở thành kí ức, kỉ niệm trong tôi nhưng về bản thân tôi - về thời thơ ấu của tôi - như thế nào, đó là cả một thách thức lớn đối với tôi. Tôi thường nghe về một thời thơ ấu rất là đẹp - thời thơ ấu với những kỉ niệm và xúc cảm mãnh liệt. Còn thời thơ ấu của tôi, tôi đang cố gắng tìm cho mình một cái gì để nhớ, một kỉ niệm và những xúc cảm sâu sắc - thời gian gắn bó với quê không đủ cho tôi có những cảm xúc sâu sắc và mãnh liệt nhưng cũng đủ để tôi viết lên cho mình những kí ức đẹp về một thời thơ ấu - thời của những xúc cảm đầu đời.

Có thể tôi là một con người cầu toàn, mong muốn mọi thứ đều phải đẹp, đều phải như ý muốn nhưng đó chỉ là mong muốn và khi viết ra điều này thì tôi vẫn cho tôi, tự nhận tôi là một con người cầu toàn - điều đó là không thể phủ nhận - tôi cầu toàn khi mong muốn mình có được một thời thơ ấu đẹp nhưng... điều đó là không thể, vì những gì đã thuộc về quá khứ thì hãy để nó là quá khứ - không thể thay đổi - không thể biến nó thành tương lai một cách mơ muội mà hãy giữ lại những gì có thể khi không còn bên cạnh mình.
Tro ve thoi au tho...


Thời thơ ấu - thời thơ ấu của tôi - tôi muốn viết về nó lâu rồi nhưng sao thật là khó khăn. Cái gì đó đang buộc chặt lòng tôi, đang cố kìm nén trong tôi những cảm xúc dâng trào về những kỉ ức đầu đời - giống như một sợi dây vô hình tự buộc lòng mình.

Mười năm - một khoảng thời gian không nói là quá dài nhưng cũng không thể nói là ngắn để ta còn nhớ một cách rõ nét và sâu sắc những gì đã xảy ra trong đời chứ chưa nói là quên - tôi trở lại thăm quê.

Những cảm xúc dâng trào trong tôi, một chút ngậm ngùi, một chút xúc động, một chút vui mừng, một chút ngỡ ngàng, một chút xa lạ, một chút... một chút... tất cả đan xen làm cho tôi có những cảm giác thật lạ. Quê tôi ngày nào đây ư, con đê ngày nào tôi thả diều đây ư... con đường làng, con sông, lũy tre, ao cá, mảnh ruộng, cái ngõ kia... sao bỗng quen thuộc mà là lạ, những hình ảnh đó hiện lên trong tôi thật to lớn khi trên đường về nhưng sao bây giờ nó không còn to như thế, có phải tôi đã lớn hơn nó nhiều lần hay nó tự bé lại - điều đó là không thể - có thể những kí ức trong tôi quá lớn, mong muốn gặp lại quá lớn, sự cầu toàn thể hiện rõ ở đây. Trước mặt tôi là tất cả những gì mà tôi đã trải qua thời thơ ấu nhưng không còn như ngày nào và không còn giống như những gì tôi nghĩ.

Con đê vĩ đại ngày nào giờ chỉ là một dải đất nhô cao. Con sông xanh biếc với những buổi chiều tắm sông bên bạn bè giờ cũng trở nên nhỏ bé và nâu xạm... tất cả đã thay đổi - tôi lại viết lại trong đầu tôi những kí ức về thời thơ ấu của mình hay sao, những hình ảnh đã trở nên lẫn lộn, tôi trở về quê mà lòng buồn biết bao.

Bạn bè của tôi - những người đã cùng tôi trải qua những năm tháng đầu đời - bây giờ cũng đã lớn, tôi vẫn nhớ mang máng khuôn mặt, dáng người nhưng khi gặp lại thì cũng đã thay đổi quá nhiều.

Khoảng thời gian ngắn ngủi mấy ngày cho tôi có cơ hội hồi tưởng lại một thời thơ ấu của đời mình - một thời để nhớ - một người để nhớ: Nụ - một người bạn - một người hàng xóm - người em gái kém tôi một ngày tuổi. Có thể tôi sẽ nhớ mãi nhưng không thể biết trước được vì chính tôi cũng không biết mình nhớ để làm gì nữa - nhớ về một người bạn thân, nhớ về một người hàng xóm hay nhớ về một người em gái thân thương.
Tro ve thoi au tho...

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 12 2016 lúc 22:04

Đề 2:

"Thời thơ ấu", mỗi khi nhắc đến ba từ ấy, trái tim em lại thổn thức. Bao nhiêu kỉ niệm tuôn trào nhưng chỉ có những cách diều là em nhớ mãi. Ôi! "những cánh diều" thuở nào.

Nhớ những buổi trưa hè, lũ trẻ trong làng tụ tập lại thả diều thi. Chúng chạy lấy trớn để những cơn gió nồm nâng cánh diều lên. Ôi! Hạnh phúc biết bao khi thấy con diều của mình từ bay lên, đùa giỡn với cơn gió. Em cùng mấy đứa bạn trong xóm cùng nhau hò hét tranh đua. Có đứa diều tốt, bay cao nhất, nó cứ nổ mãi. Rồi khi có một con diều nào đó vươn lên đứng nhất thì mặt nó tức lắm, có gắng đánh rớt con diều đáng ghét kia. Có anh không may sở hữu một chiếc diều dỏm. Vừa lên trời đã chống mũi xuống đất. Có chiếc chạy hụt hơi mà chỉ quay tròn. À, mà nói vậy chứ không phải thứ hạng cánh diều chỉ dựa vào diều tốt hay dỏm mà một phần còn nhờ tài nghệ của dân thả diều. Trong lúc thả với tay điêu nghệ, em đã được chúng chỉ cho vài chiêu nâng diều. Nào là khi diều rơi thì giựt giựt đôi tay, nào là khi thả diều thì phải cầm theo keo và một ít dây diều. Nếu thấy hôm ấy gió mạnh thì gắn thêm một đoạn dây vào dây diều, còn nếu gió nhẹ diều bay không nổi thì gở một ít dây ra cho nó nhẹ... Nhờ những kinh nghiệm quý báu đó mà thi thoảng em cũng được biệt hiệu "vua thả diều". À, mà hình như em chưa nói cái chuyện này thì phải, chả là khi cuối buổi thả, diều nào bay cao nhất thì người thả sẽ được cái biệt hiệu quý báu ấy.

Bây giờ, cánh diều thuở nào đã bị xếp xó để nhường thời gian cho những cua kèm liên hồi. Tuy rằng, em không còn được chạy nhảy trên cánh đồng đầy rơm rạ nữa. Những cảm giác bay bổng cùng cánh diều sẽ không bao giờ phai nhạt trong kí ức của em mãi mãi...

Nguyễn Trần Thành Đạt
17 tháng 12 2016 lúc 22:04

Đề 2:

Năm nay, em đã là học sinh lớp 6 nhưng những kỉ niệm hồi còn thơ ấu em không bao giờ quên. Trong những kỉ niệm ấy có chuyện rèn luyện chữ viết hồi em học lớp 3. Em trở thành học sinh giỏi Văn cũng là nhờ một phần vào những ngày rèn luyện gian khổ ấy.

Trong các môn học, em sợ nhất môn chính tả vì chữ em rất xấu. Mỗi khi đến giờ chép chính tả theo lời cô đọc, em thấy khổ sở vô cùng. Chưa bao giờ em đạt điểm cao môn này. Nhiều buổi tối, em giở tập, lặng nhìn những điểm kém và lời phê nghiêm khắc của cô giáo rồi buồn và khóc. Mẹ thường xuyên theo dõi việc học tập của em. Biết chuyện, mẹ không rày la trách mắng mà ân cần khuyên nhủ:

- Con lớn rồi, phải cố tập viết sao cho đẹp. Ông bà mình bảo nét chữ là nết người đấy con ạ!

Em ngẫm nghĩ và thấy lời khuyên của mẹ rất đúng. Vì thế em quyết tâm tập viết hằng ngày, đến bao giờ chữ em trở nên sạch đẹp mới thôi.

Em tự đề ra cho mình kế hoạch mỗi ngày dành ra một tiếng đồng hồ tập chép. Trước hết, em chép lại những bài tập đọc trong sách giáo khoa. Sau đó, tập chép những bài thơ ngắn. Mẹ dạy em cách cầm bút sao cho thoải mái để viết lâu không bị mỏi tay. Em học theo và đã quen dần với cách cầm bút ấy. Mỗi bài, em viết nhiều lần ra giấy nháp, khi nào tự thấy đã tương đối sạch đẹp thì mới chép vào vở. Xong xuôi em nhờ mẹ chấm điểm. Những bài đầu, mẹ chỉ cho điểm 5, điểm 6 vì em viết còn sai Chính tả và nét chữ chưa đều. Em không nản chí, càng cố gắng hơn.

Đến bài thứ chín, thứ mười, em đã có nhiều tiến bộ. Những dòng chữ đều đặn, ngay hàng thẳng lối hiện dần ra dưới ngòi bút của em. Mẹ không ngừng động viên làm cho em tăng thêm quyết tâm phấn đấu.

Lần đầu tiên được cô giáo cho điểm mười chính tả, em vô cùng sung sướng. Cô giáo khen em trước lớp và khuyên các bạn hãy coi em là gương tốt để học tập.

Em luôn nhớ lời mẹ và thầm cảm ơn mẹ. Em cầm quyển vở có điểm 10 đỏ tươi về khoe với mẹ. Mẹ xoa đầu em nói:

- Thế là con đã chiến thắng được bản thân. Con đã trở thành người học sinh có ý chí và nghị lực trong học tập. Mẹ tự hào về con. Ba con biết tin này chắc là vui lắm!

Từ đó, cái biệt danh Tuấn gà bới mà các bạn tinh nghịch trong lớp đặt cho em không còn nữa. Tuy vậy, em vẫn kiên trì tập viết để nét chữ ngày một đẹp hơn. Sau Tết, em sẽ tham gia hội thi Vở sạch chữ đẹp do trường tổ chức.

Đúng là có chí thì nên, có công mài sắt có ngày nên kim, phải không các bạn?

Hiyoko
18 tháng 12 2016 lúc 8:25

“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Nếu em không nhầm thì đây là thì đây là lời của bài hát Quê hương, bài hát mà em thích nghe nhất tử thuở còn bé. Ngày đó, em chỉ nghe vậy thôi chứ cũng không hiểu gì hết, nhưng giờ em đã thay đổi. Mỗi lần nghe bài hát này, em lại thấy thêm yêu cái mảnh đất cằn cỗi, nơi mà mùa nắng thì cháy da cháy thịt, mùa lạnh thì tê tái đến cả thấu xương. Ấy vậy mà, nhờ những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta quê hương em đã thay đổi rất nhiều.

Khi em còn là học sinh cấp một bé tí, nhà em nghèo, mà không phải chỉ mỗi nhà em đâu, hàng xóm xung quanh nhà em cũng nghèo. Chúng em đi học trên con đường cát trắng mà mùa hè, khi dép bị đứt thì không thể nào đi qua nổi. Cát nóng bỏng làm đỏ rộp đôi bàn chân bé xíu của những cô cậu học trò như tụi em, có lúc chúng em rủ nhau bẻ lấy bẹ chuối rồi làm dép đi học. Mùa mưa đến thì đỡ hơn, vì cát hút mưa nên không nóng nữa, nhưng lúc đó đi xe đạp lại rất khó, vì nước làm cát nhũn ra, phải xuống xe đi bộ mới đi qua được. Trường mẫu giáo với trường cấp một lại chung nên rất bất tiện. Buổi sáng là lớp mẫu giáo học, buổi chiều thì dành cho lớp một với lớp hai. Nhà cửa, phố xá cũng không nhộn nhịp, không có nhiều biển báo như bây giờ. Đa số các ngôi nhà của quê em đều là nhà một tầng, ít có nhà cao tầng như bây giờ. Con đường vào buổi tối thì mù mịt, tối om, lâu lâu mới thấy một ít ánh sáng phát ra từ những nhà ven đường còn thức mà thôi, hoặc ở ngã ba hay ngã tư thì có cái đèn điện của mọi người đóng góp lại treo lên cột điện cho sáng.

Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.

Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.

Thảo Phương
18 tháng 12 2016 lúc 10:14

Đề 1:

“Quê hương nếu ai không nhớ, sẽ không lớn nổi thành người”. Nếu em không nhầm thì đây là thì đây là lời của bài hát Quê hương, bài hát mà em thích nghe nhất tử thuở còn bé. Ngày đó, em chỉ nghe vậy thôi chứ cũng không hiểu gì hết, nhưng giờ em đã thay đổi. Mỗi lần nghe bài hát này, em lại thấy thêm yêu cái mảnh đất cằn cỗi, nơi mà mùa nắng thì cháy da cháy thịt, mùa lạnh thì tê tái đến cả thấu xương. Ấy vậy mà, nhờ những chủ trương, chính sách và đường lối đúng đắn của Đảng và nhà nước ta quê hương em đã thay đổi rất nhiều.

Khi em còn là học sinh cấp một bé tí, nhà em nghèo, mà không phải chỉ mỗi nhà em đâu, hàng xóm xung quanh nhà em cũng nghèo. Chúng em đi học trên con đường cát trắng mà mùa hè, khi dép bị đứt thì không thể nào đi qua nổi. Cát nóng bỏng làm đỏ rộp đôi bàn chân bé xíu của những cô cậu học trò như tụi em, có lúc chúng em rủ nhau bẻ lấy bẹ chuối rồi làm dép đi học. Mùa mưa đến thì đỡ hơn, vì cát hút mưa nên không nóng nữa, nhưng lúc đó đi xe đạp lại rất khó, vì nước làm cát nhũn ra, phải xuống xe đi bộ mới đi qua được. Trường mẫu giáo với trường cấp một lại chung nên rất bất tiện. Buổi sáng là lớp mẫu giáo học, buổi chiều thì dành cho lớp một với lớp hai. Nhà cửa, phố xá cũng không nhộn nhịp, không có nhiều biển báo như bây giờ. Đa số các ngôi nhà của quê em đều là nhà một tầng, ít có nhà cao tầng như bây giờ. Con đường vào buổi tối thì mù mịt, tối om, lâu lâu mới thấy một ít ánh sáng phát ra từ những nhà ven đường còn thức mà thôi, hoặc ở ngã ba hay ngã tư thì có cái đèn điện của mọi người đóng góp lại treo lên cột điện cho sáng.

Trải qua một thời gian dài thực hiện theo chủ trương, đường lối chính sách đúng đắn của Đảng và nhà nước ta. Bộ mặt của quê em đã đổi mới hoàn toàn. Trước đây con đường chỉ có màu của cát trắng, màu của sỏi đá, thì bây giờ nó lại được khoác lên mình một màu áo mới, màu của xi măng, cát sỏi, màu của bê tông hắc ín trộn đều với nhau tạo thành một chiếc áo màu xanh rất khác biệt. Con đường phẳng phiu, đẹp đẽ, sạch sẽ khác hẳn với con dường luôn phủ đầy cát bụi, thỉnh thoảng lại có một ổ gà hay ổ voi bởi sỏi đá bị dồn hết sang một bên. Hơn nữa, ngày nay ở hai bên đường còn được trồng những cây xà cừ, cây bàng to đùng, rợp bóng mát. Những ngôi nhà hai tầng, ba tầng mọc lên san sát nhau, thay đi cái màu cũ kĩ của những viên ngói, viên gạch được dùng đi dùng lại nhiều lần là những viên gạch mới đỏ chói, những tấm lợp tôn đủ màu sắc làm cho ngôi nhà thật đẹp đẽ và thật kiều diễm. Khi xây nhà xong người ta còn xây những cái cổng thật cao, thật đẹp nhìn rất đã mắt. Cho tới trường học, trạm y tế, … cũng được trang bị đầy đủ hơn. Bây giờ ở quê em đã có trường mẫu giáo, trường cấp một cấp hai và cấp ba riêng rồi. Ngôi trường mẫu giáo em hằng mong ước mà chỉ có thể nhìn thấy trên ti vi đã xuất hiện. Trong trường có đu quay, có cầu trượt, có cả xích đu, và nhiều trò chơi khác mà trước đây em mơ ước đều đã có đầy đủ. Thỉnh thoảng em lại cùng đám bạn giấu bác bảo vệ vào đây chơi đùa cho đỡ thèm, những lúc đó, bao nhiêu kí ức về thời xa xưa lại hiện lên thật rõ nét – cái thời chỉ biết nhìn ti vi và tưởng tượng mình được như thế dù chỉ một lần cũng mãn nguyện. Trường của chúng em thì đã có bàn ghế đầy đủ, có bảng mới rất đẹp, chúng em không sợ mỗi lần lên bảng viết bài sẽ bị các bạn ở dưới chê cười nữa. Bởi bảng mới có các đường kẻ để khi tụi em viết sẽ được thẳng hàng và dẹp hơn. Và chúng em cũng có thêm nhiều thầy cô mới nữa. Hồi đó, những thầy cô dạy toán, dạy tiếng Việt sẽ dạy luôn cả thể dục, âm nhạc và mỹ thuật nữa. Bây giờ, mỗi khi đi học hay đi chơi về muộn em cũng không sợ nữa, bởi có nhiều cây cột điện đang phát sáng vào mỗi tối làm cho con đường trở nên lung linh hơn rất nhiều. Mùa hè chúng em không sợ cái nóng, mùa đông chúng em không sợ cái lạnh nữa. Vì giờ đây, khi hè đến chúng em có những cây quạt điện làm trợ thủ rất đắc lực, còn đông đến thì những chiếc áo khoác đủ màu sắc, những chiếc chăn bông ấm áp mềm mại đã sưởi ấm cho chúng em rất nhiều. Bố mẹ em cùng những người dân ở quê em đã đỡ cực nhọc, vất vả hơn rất nhiều. Trước đây mỗi lần đi làm đồng hay tưới nước cho rau màu thì tất cả đều làm bằng tay, nhưng giờ thì đã có máy móc, đã có các thiết bị tiên tiến nên công sức lao động của mọi người bỏ ra ít hơn nhưng đến vụ thu hoạch lại được nhiều hơn.

Giờ đây quê em như được khoác một màu áo tươi mới hoàn toàn, tất cả mọi thứ từ trong nhà đến ngoài ngõ đều đẹp hơn, sạch sẽ hơn, thoáng mát hơn. Chúng em cũng được tận hưởng những điều tuyệt vời nhất, những điều tốt nhất khi mà đất nước và xã hội ngày một phát triển hơn.

Đề 2:

Bước chân ta đi qua trên cát để lại dấu

Con sông xô bờ xóa đi để lại thời gian

Người thầy đi qua đời ta để lại kí ức...

Kí ức khó mà phôi pha dù năm năm, mười năm, hai mươi năm hay nhiều hơn nữa. Kí ức vẫn còn hiện hữu trong ta, có thể buồn, có thể vui, có thể đậm nét hay có thể mong manh nhòa nhạt nhưng chưa bao giờ biến mất.

Có ai đó đã nói rằng lũ học trò qua sông sẽ quên người lái đò. Có lẽ chỉ một vài thôi chứ không phải.là tất cả, phải không? Một mai nào đó, trong chúng ta có người lên đỉnh vinh quang, có người bình dị với phấn trắng bảng đen hay cũng có khi lại bằng lòng với lẽ thường nhật của cuộc sống, nhưng chắc chắn một điều là kí ức về người thầy luôn theo họ, dẫu thời gian có phai mờ. Bởi lẽ, những gì mà họ nhận được từ nơi người thầy là tri thức giúp họ nên người — phần quan trọng hơn cả.

Hầu như trong mỗi chúng ta ai cũng một thời trải qua khoảng ấu thơ với bạn bè, trường lớp, thầy cô. Rồi, chúng ta tự tìm cho chính minh một hình ảnh người thầy sâu sắc nhất trong miền nhớ của mình. Người thầy ấy có thể là ông là bà, là cha là mẹ hoặc có thể là một người nào đó ta kính trọng. Thế nhưng đa phần, lứa tuổi học sinh vẫn hay dành tình cảm của mình cho hình ảnh của người thầy đầu tiên nâng tay ta tập viết, hoặc như là cô giáo chủ nhiệm ngày xưa, cô dạy Văn, thầy Toán, thầy Sử hay cô dạy Địa chẳng hạn.

Trong tôi lại thấp thoáng kí ức về một người thầy. Thầy là giáo viên dạy môn Thể dục những năm tôi học cấp III. Có những diều tói hay tự băn khoăn với chính mình, trong các môn học thì nếu nói ra môn Thể dục chẳng phải là môn chính, nó là môn tôi đã học ngay từ khi còn chập chững.

Tôi đã xót xa cho môn Thể dục vào những ngày Nhà giáo Việt Nam, chắc vì ngày đó tôi thấy thầy mình nhìn ngắm lớp lớp học sinh tặng hoa chào hỏi bộ môn chính mà chúng học hằng ngày và quên mất thầy cũng là thầy một bộ môn. Có một ngày 20/11, tôi đã nghĩ thầy buồn vì học trò vô tâm, nhưng hình như không phải vậy.

Thầy tốt nghiệp ngành Thể dục, về dạy trường chúng tôi dễ chừng cũng trên dưới mười năm. Thầy ngày trước là một tuyển thủ về bóng chuyền, do vậy môn thể theo chính của trường tôi vẫn là bóng chuyền. Tôi không hình dung được lương giáo viên dạy thể dục khác xa với lương giáo viên dạy bộ môn chính ra sao. Nhưng mỗi sáng, thầy thức dậy sớm để cùng vợ chở rau. củ, quả ra chợ, xong việc, thầy đến trường cùng học trò. Tôi luôn thấy thầy đến rất sớm tất bật huấn luyện cho đội tuyển bóng chuyền của trường. Khỉ hết tiết dạy thầy tất bật ra chợ trông hàng giúp vợ, mỗi chiều về thầy luôn giúp vợ dọn hàng và cồng những vật nặng trên lưng mình. Thầv siêng năng thế nhưng cuộc sốhg vẫn chật vật, thầy lăn lộn với áo cơm và nuôi dạy con. Một đôi lần tôi trộm nghĩ, số thầy sao mà khổ, dời sông thầy khó khăn thế mà con gái thầy, cũng là bạn của tôi lại mắc phải căn bệnh về não. Tôi không biết bạn mình mắc bệnh từ khi nào, suốt năm cuối cấp II tôi thấy bạn hoàn toàn khỏe mạnh, đến lớp rồi về nhà. Hiền lành và chăm chỉ! Vậv mà chỉ sau một trận sốt, bạn phải nằm viện luôn. Thầy tôi bắt đầu những ngày tháng cơ cực, dạy xong tiết thể dục, thầy tranh thủ dọn hàng giúp vợ, rồi tất tả chạy dến bệnh viện chăm sóc con. Suốt ba năm học cấp III, tôi đã chứng kiến thầy gồng mình gánh cuộc sống trên lưng, cố hết sức để chữa bệnh cho con và kiếm thêm thu nhập cho gia đình. Tôi từng hoài nghi về sức chịu đựng của con người, vì tôi nhìn thấy mình rất kém trong việc chịu đau đớn hoặc giả như trước một tai ương nào đó đầu óc non nớt của tôi luôn tính đường tháo lui. Nhưng thầy tôi lại chứng minh rành rọt rằng thầy chẳng bao giờ buông tay để cứu đứa con gái, để cứu gia đình dù rằng đôi khi không tránh khỏi cảm giác mỏi mệt. Thầy đã chọn không bao giờ bỏ cuộc trước những người mà thầy yêu thương.

 

Cuộc sống đôi khi tàn nhẫn hơn cả cách chúng ta cảm nhận nó. Cuối năm cấp III, cô bạn tôi mất, thầy trầm hơu nhưng nhiệt thành. Mỗi buổi sáng thầy huấn luyện cho đội tuyển, trong mắt thầy vẫn một ngọn lứa. Thầy yêu nghề và yêu học trò của thầy.

Cũng sau lần ấy, tôi được biết một bạn trong đội tuyển của thầy có dấu hiệu sử dụng ma túy và điều đáng lạ là môn nào bạn ấy cũng trốn học nhưng duy chỉ môn thể dục là luôn đều đặn, đúug giờ và phát bóng chuẩn xác. Nhàn một hôm tôi đi họp Đoàn về trễ, trong sân trường chiều tôi chỉ còn thầy và các bạn đội tuyển bóng chuyền đang luyện tập. Ngồi từ văn phòng Đoàn tôi trông thấy thầy cho đội tuyển nghỉ ngơi và tôi nghe giọng thầy có vẻ nặng nề như trách móc, như đau lòng, như bất lực trước một vấn nạn nào đó. Tôi nghe loáng thoáng thầy khóc và cố nói thật lớn cho các bạn trong đội tuyển cùng nghe, thầy đã nói: “Thầy đi dạy nhiều năm, nhìn từng lớp học trò trưởng thành. Thầy cám ơn các em mỗi khi lễ tết các em vẫn chăm đến nhà thầy, thầy cám ơn các em luôn biết khi nào đôi giày thể dục của thầy mòn và mua tặng thầy một đôi mới, cám ơn các em trân trọng những tiết học của một môn học không được coi là môn chính, không là môn trọng tâm để thi tốt nghiệp. Thầy cám ơn vì môn thầy các em không trốn tiết bao giờ nhưng chính vì điều ấy hôm nay thầy thấy mình có lỗi. Các em chăm môn Thể dục như thế ắt hẳn là chúng ta rất gần gũi nhau, gần gũi như thế mà khi thấy một vài em trong đội tuyển có dấu hiệu vướng vào ma túy, thầy lại không kéo được các em khỏi chất độc ấy. Thầy đã mất đi một người con gần gũi thầy hằng ngày, nay các em gần gũi như con thầy, lẽ nào thầy lại không hành động gì để giữ các em đừng sa chân vào cái huyệt do chính mình đào lấy. Sự sống vốn không phải là vô hạn, vì nó là có hạn nên các em phải biết dùng nó sao cho có ích nhất. Có ích theo cách của riêng các em đó cũng là các em hiểu được ý nghĩa của sự sông vậy. Kể từ hôm nay, thầy muốn các em luyện tập chăm chỉ, có sức khỏe để thi tốt nghiệp, và có ý chí để rời xa thứ chất độc đang phá hủy cuộc sống của các em. Thầy mong các em hiểu được lời thầy!”.

 

Đêm ấy. về nhà, tôi thấy thấm thía câu nói: “Ở lâu mới biết lòng người”. Giáo viên chủ nhiệm, hay giáo viên bộ môn mỗi năm mỗi khác. Nhưng ba năm cấp III, đội tuyển bóng chuyền chỉ có một mình thầy huấn luyện. Các bạn đội tuyển đã rất yêu và kính trọng thầy, thời gian đủ để nhận ra sợi dây tình cảm thầy trò là bền chặt từ sự gần gũi và quan tâm. Cũng đêm ấy nhìn lên bầu trời đầy sao tôi đã thì thầm với bạn tôi rằng: “Đúng như lời Kiều nói, thầy Vy ba của Kiều vừa là một người cha tuyệt vời vừa là một người thầy tròn trịa với định nghĩa nhất, Kiều à!”.

Thời gian cứ thế trôi qua, thuở cấp III tưởng như gần đâu đây. Thầy Thể dục của chúng tôi hiện giờ vẫn ngày ngày đến lớp, ngày ngày giúp vợ mang rau, quả ra chợ. Đội tuyển bóng chuyền đã thi đấu thành công, tuy không giành hạng nhất nhưng cũng nằm trong top. Một số bạn nghiện ma túy đã từ bỏ ma túy sau lời nói và giọt nước mắt thầy.

Cuộc sống vẫn cứ trôi không ngừng và tháng 11 đang về, tháng dành cho những người thầy người cô. Và cũng vì thế, những kỉ niệm về thầy dạy Văn của bạn đẹp, những kỉ niệm về cô dạy Toán của bạn hay thì những kỉ niệm về một người thầy dạy Thể dục của tôi cũng đẹp mà, phải không?

 


Các câu hỏi tương tự
Khánh Huyền
Xem chi tiết
Đoàn Anh Minh Hoàng
Xem chi tiết
Bảo Nguyễn
Xem chi tiết
Em vô tội mừ
Xem chi tiết
Đoàn Anh Minh Hoàng
Xem chi tiết
Anna
Xem chi tiết
Hoàng Nghĩa Đức
Xem chi tiết
Trần Lê Khánh Linh
Xem chi tiết
Cao Thị Phương Ly
Xem chi tiết