Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều là
U = IR = 2.110 = 220V.
Chọn đáp án. A
Giá trị hiệu dụng của điện áp xoay chiều là
U = IR = 2.110 = 220V.
Chọn đáp án. A
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U\sqrt2 \cos\omega t (V)\) vào hai đầu một điện trở thuần \(R=110 \Omega\) thì cường độ dòng điện qua điện trở có giá trị hiệu dụng bằng 2A. Giá trị của U bằng
A.\(220V.\)
B.\(220\sqrt2 V.\)
C.\(110V.\)
D.\(110\sqrt2 V.\)
Đặt vào hai đầu một tụ điện một điện áp xoay chiều có biểu thức \(u = U_0\cos\omega t\). Điện áp và cường độ dòng điện qua tụ ở các thời điểm \(t_1\), \(t_2\) tương ứng lần lượt là: \(u_1 = 60V\); \(i_1 =\sqrt3 A\); \(u_2 = 60\sqrt2 V\); \(i_2 = \sqrt2A\). Biên độ của điện áp giữa hai bản tụ và của cường độ dòng điện qua tụ lần lượt là
A.\(120V; 2A.\)
B.\(120V; \sqrt3A.\)
C.\(120\sqrt2 ; 2A.\)
D.\(120\sqrt2 V; 3A\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U_0\cos\omega t\) vào hai đầu đoạn mạch chỉ có điện trở thuần. Gọi \(U\) là điện áp hiệu dụng giữa hai đầu đoạn mạch; \(i\), \(I_0\) và \(I\) lần lượt là giá trị tức thời, giá trị cực đại và giá trị hiệu dụng của cường độ dòng điện trong đoạn mạch. Hệ thức nào sau đây sai?
A.\(\frac {U}{U_0} - \frac {I}{I_0} = 0\).
B.\(\frac {U}{U_0} + \frac {I}{I_0} = \sqrt2\).
C.\(\frac {u}{U} - \frac {i}{I} = 0\)
D.\(\frac {u^2}{{U_0}^2} + \frac {i^2}{{I_0}^2} = 1\)
Đặt điện áp \(u = U_0\cos\omega t\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm L. Tại thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm có độ lớn cực đại thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm bằng
A.\(\frac {U_0}{\sqrt2 \omega L}.\)
B.\(\frac {U_0}{2 \omega L}.\)
C.\(\frac {U_0}{ \omega L}.\)
D.0.
Đặt điện áp \(u = 100\sqrt2 \cos100t (V)\) vào hai đầu cuộn cảm thuần có độ tự cảm 1H thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm thuần có biểu thức
A.\(i= \cos 100 \pi t(A)\)
B.\(i=\sqrt2 \cos 100 t (A)\)
C.\(i=\cos (100\pi t - \pi /2)(A)\)
D.\(i=\sqrt2\cos (100t - \pi /2)(A)\)
Đặt điện áp xoay chiều u=U\(\sqrt{2}\)cos100πt (V) vào hai đầu một hộp kín X chứa một trong ba loại phần tử: điện trở thuần, cuộn cảm thuần, tụ điện. Khi điện áp có giá trị -50\(\sqrt{2}\) V thì cường độ dòng điện qua hộp X là \(\sqrt{2}\) A; khi điện áp có giá trị 50 V thì cường độ dòng điện qua hộp X là -\(\sqrt{3}\) A. Giá trị của U là:
A. 100 V B. 100\(\sqrt{2}\) V C. 50 V D. 50\(\sqrt{2}\) V
Đặt điện áp \(u=U\sqrt2\cos \omega t\)vào hai đầu một tụ điện thì cường độ dòng điện qua nó có giá trị hiệu dụng là I. Tại thời điểm t, điện áp ở hai đầu tụ điện là u và cường độ dòng điện qua nó là i. Hệ thức liên hệ giữa các đại lượng là
A.\(\frac {u^2}{U^2}+ \frac{i^2}{I^2} = \frac 1 4\)
B.\(\frac {u^2}{U^2}+ \frac{i^2}{I^2} = 1\)
C.\(\frac {u^2}{U^2}+ \frac{i^2}{I^2} = 2\)
D.\(\frac {u^2}{U^2}+ \frac{i^2}{I^2} = \frac 1 2\)
Đặt điện áp xoay chiều \(u=U_0\cos(100\pi t + \frac {\pi}{3})(V)\) vào hai đầu một cuộn cảm thuần có độ tự cảm \(L=\frac {1}{2\pi} (H)\). Ở thời điểm điện áp giữa hai đầu cuộn cảm là \(100\sqrt2 V\) thì cường độ dòng điện qua cuộn cảm là \(2A\). Biểu thức của cường độ dòng điện qua cuộn cảm là
A.\(i=2\sqrt3 \cos(100\pi t - \frac {\pi}{6})(A).\)
B.\(i=2\sqrt3 \cos(100\pi t + \frac {\pi}{6})(A).\)
C.\(i=2\sqrt2 \cos(100\pi t + \frac {\pi}{6})(A).\)
D.\(i=2\sqrt2 \cos(100\pi t - \frac {\pi}{6})(A).\)
một đoạn mạch điện xoay chiều không phân nhánh gồm điện trở R, cuộn dây chỉ có cảm kháng 200Ω và tụ điện có dung kháng 100 Ω. khi đặt vào 2 đầu đoạn mạch 1 điện áp xoay chiều u= 282cos314t (V) thì cường độ dòng điện hiệu dụng là 1,41 A. điện trở R của mạch bằng: