Ôn tập lịch sử lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Sen Phùng

DÀNH CHO CÁC BẠN CÓ ĐAM MÊ VỚI LỊCH SỬ VÀ YÊU LỊCH SỬ

“Ngày 6/8/1945, máy bay Mỹ ném quả bom nguyên tử đầu tiên xuống thành phố Hirosima (Nhật Bản). Phần đông dân cư ở trong phạm vi trung tâm vụ nổ trong chớp mắt đã bị thiêu cháy thành tro bụi. Ngày 8/8/1945, Mỹ ném quả bom nguyên tử thứ 2 xuống thành phố Nagasaki. Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Ở Hirosima, trong công viên Hòa bình, có một bức tượng đài kỷ niệm đặc biệt để tưởng nhớ những nạn nhân bị sát hại bởi bom nguyên tử. Trên tượng đài 9m là tượng hình một cô gái đang giơ cao hai bàn tay nâng đỡ con sếu. Một cô gái Nhật có tên là Xadaco Xaxaki, khi bom nguyên tử rơi xuống, cô mới có hai tuổi, đã may mắn thoát nạn. Nhưng 10 năm sau, vào tháng 2/1955, cô phải nhập viện vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Cô tin vào một truyền thuyết của Nhật Bản là nếu gấp được một nghìn con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh tật. Nhưng cô chỉ gấp được 644 con sếu thì chết. Xúc động trước cái chết của cô gái các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc dòng chữ “Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hòa bình vĩnh viễn trên thế giới này!”.

Quan đọc hiểu đoạn văn trên, Em hãy đóng vai là một phi công Mỹ tham gia phi vụ ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki của Nhật Bản, viết một bức thư gửi lời xin lỗi đến những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

Các bạn cứ thoải mái viết, việc đánh giá cứ để cô lo nhé! :) và cô bật mí là phần thưởng cho bạn có bức thư hay nhất sẽ rất thú vị...

Dương Nguyễn
11 tháng 6 2017 lúc 20:06

Cô ơi câu hỏi này nghiêng về phần văn hơn, mà em lại không giỏi văn cho lắm, nên cô có thể gợi ý phần đầu được không ạ?

Dương Nguyễn
11 tháng 6 2017 lúc 20:53

Kính gửi những nạn nhân trong hai vụ ném bom nguyên tử ở thành phố Hirosima và Nagasaki!

Tôi luôn bị ám ảnh bởi giây phút kinh hoàng khi hai quả bom liên tiếp ném xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki, làm hàng nghìn, hàng triệu người vô tội phải thiệt mạng trong chốc lát. Tôi vô cùng xấu hổ, bởi tôi là một phi công Mỹ tham gia vụ ném bom này. Tôi đã nhìn thấy tất cả nhưng chẳng làm được gì, ngoài việc ủng hộ cho tội ác này.

Tôi đã rất ân hận khi đọc được một bài báo, nói rằng "Có một cô gái Nhật tên Xadaco Xaxaki đã may mắn thoát nạn trong vụ ném bom đó, nhưng mười năm sau cô gái ấy đã qua đời vì bị nhiễm phóng xạ nguyên tử. Xúc động trước cái chết của cô, các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng đài khắc chữ: Chúng tôi mong muốn, hãy để cho hoà bình vĩnh viễn trên thế giới này!". Tôi thực sự xót thương và xúc động trước cuộc đời ngắn ngủi của một cô gái là nạn nhân trong vụ ném bom ấy, đó cũng chính là lý do và động lực để tôi viết bức thư này.

Tôi thành thật xin lỗi những nạn nhân vô tội của hai thành phố Hirosima và Nagasaki. Xin hãy tha lỗi cho tôi! Xin hãy tha lỗi cho tôi! Mọi chuyện đã quá muộn, tôi có thể làm gì được bây giờ, tôi chỉ có thể viết thư xin lỗi để tội lỗi của tôi được giảm nhẹ và tâm hồn của tôi được thanh thản hơn.

Người phi công Mỹ

Biel

Như Khương Nguyễn
12 tháng 6 2017 lúc 16:48

Kính gửi những người con của đất nước Nhật Bản , kính gửi những người thân của những nạn nhân xấu số trong ngày đất nước Nhật Bản bị tàn phá .

Tôn tên là Pedro Lecas Bennet , một người từng là phi công Mỹ lái máy bay SENSE F456 huỷ diệt thành phố Hiroshima của Nhật Bản .

Tôi lúc này đã 75 tuổi , đã có một người vợ tuyệt vời và một cuộc sống sung túc hơn bao người , nhưng không khi nào tôi không bất an , lo sợ một ngày đất nước của tôi bị tàn phá giống như đất nước của các bạn lúc đó , tôi lại càng uất ức hận khi tôi lại là người lại chiếc máy bay đáng sợ ấy , tôi viết bức thư để vẽ len những điều tôi đã làm trong ngày thảm hoạ ấy .Từ nơi đây , bằng lá thư này ,tôi tìm đến gõ cửa lương tâm của những kẻ khủng bố tàn bạo , những kẻ luôn để nhân tính ngủ say , và để chiến tranh luôn thức tỉnh .Từ nơi đây mang lên lời nói của tôi , từ chính thế giới tối tăm này mà tôi đang trải qua , từ bầu không khí đẫm mùi chiến tranh này là nơi ta đang sống .

Trở về với quá khứ , năm 1945 đế quốc Nhật Bản là một trong những nguyên nhân chính khiến thế giới lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc ,Nhật Bản lúc đó đi theo chủ nghĩa phát xít .Trước thất bại của đế quốc Đức tại châu Âu ,Nhật bắt đầu cân nhắc dừng lại cuộc chiến tranh nhưng Đại sứ Nhật- Sato Naotake lại đi cửa sau nhờ Liên Xô giúp sức trong cuộc chiến tranh khiến Mỹ lo ngại Liên Xô can thiệp vào tình hình Viễn Đông .

Sáng 4/8/1945 tôi đang đi với vợ đến Sanfrancisco , chúng tôi định nghỉ vài ngày để tránh nguy hiểm trong khoảng thời gian đất nước đang loạn lạc thì đúng vừa đến thì ngay lập tức nhận được một cuộc điện thoại từ viên tướng Savila , bảo rằng tôi phải về ngay trước khi trời tối để mai còn lên đường 'huỷ hoại Nhật Bản' ,tôi rùng mình , tôi hiền lành và cũng chưa bao giờ làm gì sai trái mà lần này tôi đang đứng trước hai sự lựa chọn , mà nếu tôi chọn bên nào thì tôi cũng phải hứng chịu những mất mát , một bên là mất mát về vật chất và một bên là tinh thần . Tôi nghĩ Nhật Bản là một nước phát xít rất độc ác nên tôi chọn việc mất mát về tinh thần .Tôi cũng chỉ nghĩ , tôi vì tuân theo mệnh lệnh cấp trên thôi nên không sao đâu .

Sáng 6/8/1945 tôi đã lái chiếc máy bay đến nước Nhật , chuẩn bị

-1 ,2 ,3 .....

Ném !!!

Tự nhiên khắp nước Nhật kêu than khốc , tiếng bom nghe chói tai đếm đáng sợ , tôi ngẩn người :

''Mình đang làm gì thế này ''

Hai ngày sau đó một quả bom nguyên tử nữa đã được thả xuống .

Kết quả là do ảnh hưởng của 2 quả bom nguyên tử đã gây ra thiệt hại lớn về người và của cho nước Nhật ,có gần 247.000 người ở Hiroshima và 200.000 người ở Nagaxaki chết .Nhưng vì ảnh hưởng của phóng xạ lại có thêm 100.000 người ở Hiroshima bị chết .

Đã vậy , tôi còn đọc thêm 1 bài báo viết về cô bé Nhật Xadaco Xaxaki đã may mắn thoát chết trong vụ ném bom đó nhưng mười năm sau cô bé lại qia đời do ảnh hưởng của phóng xạ nguyên tử . Tôi càng đau xót thêm khi cô bé lại có thêm một trái tim nhân hậu đến vậy mà tôi 25 tuổi suy nghĩ của tôi lại vẫn chưa bằng được cô bé . Cô muốn gấp 1000 con hạc giấy không chỉ để giúp mình thoát bệnh mà còn cầu mong cho cả nước Nhật Bản .Và tôi lại xú động hơn nữa , lúc đó tôi đã rơi lệ khi tận mắt chứng kiến các bạn trong thành phố đến quyên góp tiền xây dựng tượng đài cao 9m để tưởng niệm cho cô trong công viên Hoà bình tại thành phố Hiroshima ,nơi từng hứng chịu một quả bom nguyên tử .Bên dưới tượng đài tưởng niệm khắc chữ : ''Chúng tôi mong muốn hãy để hoà bình vĩnh viễn trên thế giới này''

Tôi đang suy nghĩ , nghĩ về một điều tôi chỉ muốn thốt lên ''Cảm ơn cô bé !'' nhưng tôi không đủ can đản để nói vậy vì tôi đã quá có lỗi với cô bé mà kiếp này tôi không trả được .

Giờ đây tôi chỉ muốn nói lời xin lỗi thật lòng đến các bạn Nhật Bản , tôi chỉ muốn các bạn đừng xa lánh tôi khi tôi đến nước Nhật ,tôi chỉ muốn được sống cuộc sống yên vui như bao người mà không lo âu phiền muộn.

Tôi không muốn thế giới này là một nhà máy thuốc súng nữa và tôi không muốn con cái của mình trở thành nạn nhân của của sự chia ly mà tôi đã mắc phải .Tôi muốn thế giới là một chú chim bồ câu mang một cành ô liu trong thế gian đầy bão tố , là một ngọn hải đăng hướng dẫn tàu thuyền cần ẩn náu nơi xa .Tôi muốn nhìn thấy ánh sáng của thế giới trong những đám mây thấy tiếng cười trong nước mắt .

Tôi ước muốn thế giới này trở thành một người mẹ thứ hai luôn sưởi ấm tôi bằng tấm lòng tràn đầy yêu thương ,hy vọng và chở che .Tôi muốn thế giới ấy là nơi mà đau khổ ẩn sau phía những cánh cửa của lãng quên để các chú chim bồ câu của tương lai bay liệng trên bầu trời ,một thế giới hôi tụ nhwungx khoảnh khắc của thiên đường sáng chói .

Tôi muốn thế giới này không còn ai phải sống trong đau khổ , tâm hồn cứ mãi tươi sáng như viên kim cương như tôi .

Nhưng bây giờ tôi phải nói lời xin lỗi cuối cùng trong thế giới này :

Các bạn Nhật Bản kính yêu ! Tôi ,Pedro Lucas Bennet thật lòng xin lỗi các bạn . Nếu các bạn không tha thứ cho tôi cũng được , nhưng tôi xin các bạn đừng làm thế giới điên loạn ,một thế giới mà ánh sáng của hoà bình yếu ớt lạ kì .

Kính xin các bạn lần cuối cùng !

Phi công Mỹ .

Pedro Lucas Bennet

15/5/1995 ,San Francisco

P/s : bài làm của em hơi dài , mong cô thông cảm .

.

Sen Phùng
13 tháng 6 2017 lúc 8:41

Có một số bạn hỏi cô hạn nộp bài là khi nào?

Cô vẫn đang chờ đợi những bức thư giàu trí tưởng tượng của các em nhé...

Cô là người đưa thư và vẫn đang làm việc hết mình và như cô đã nói, bức thư này các em không chỉ viết để xin lỗi, cô nghĩ rằng các em nên phát triển theo những chiều hướng tốt đẹp khác như: có hành động cụ thể thay cho lời xin lỗi, hay phát triển bất cứ hành động nào khác...

Vậy nên các em hãy cứ gửi thư đến Hoc24 nhé.

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 18:04

fukking weird ==' chờ hơn 40' chỉ để đăng được đúng 1 bức đầu tiên của bài làm :(( em xin lỗi cô Sen Phùng, chắc em phải chia nhỏ cái bài làm của em ra rồi ạ ==/

Ôn tập lịch sử lớp 8

Cẩm Vân Nguyễn Thị
13 tháng 6 2017 lúc 23:33

Mặc dù không biết nhiều về lịch sử lắm nhưng mà cũng xin được tham gia

 

Xin gửi lời xin lỗi chân thành nhất đến những người dân sống tại 2 thành phố Hirosima và Nagasaki. Đây có lẽ là lời xin lỗi muộn màng, nhưng tôi vẫn muốn gửi đến các bạn.

Tôi tên là Kevin. Tôi là một cựu phi công Mĩ đã về hưu. Tôi đã từng tham gia chiến dịch ném bom nguyên tử xuống 2 thành phố Hirosima và Nagasaki của quân đội Mĩ. Chiến tranh tuy đã lùi xa, nhưng những nỗi đau mà chúng tôi đã để lại trên mảnh đất này sẽ còn mãi.

Trong chiến tranh, con người sát hại lẫn nhau đơn giản chỉ vì sự sinh tồn; vì nghe theo tiếng gọi của tổ quốc. Trong thế chiến thứ II, nước Mĩ của chúng tôi đứng ngoài trận chiến quân phát xít và phe đồng minh. Nhưng nước Mĩ đã nhận được sự tấn công thảm khốc của quân đội Nhật tại Trân Châu Cảng. Việc Mĩ dội 2 quả bom xuống Nagasaki và Hirosima là sự tấn công đáp trả cho sự việc quân đội Nhật Bản đã tiêu diệt toàn bộ hạm đội của Mĩ tại Trân Châu Cảng. Tôi cũng là một người có mặt tại Trân Châu Cảng vào ngày hôm đó. Một buổi sáng đầu u ám. Xác những người đồng đội của chúng tôi nổi trên khắp mặt biển. Có những người còn sống nhưng mang trên mình thương tích đầy mình. Bấy giờ trong lòng những người còn được sống như chúng tôi chỉ có một suy nghĩ duy nhất trong đầu: đó là phải bảo thù cho những người đồng đội, giành lại sự uy nghiêm của nước Mĩ. Khi được cấp trên hạ lệnh tham gia chiến dịch này; chúng tôi đã sẵn sàng hi sinh để hoàn thành nhiện vụ; để bảo vệ lòng tự tôn của nước Mĩ. Giây phút quả bom rời khỏi máy bay, có lẽ trong lòng tôi cả thấy không có gì sung sướng bằng việc đã báo thù được cho những người đồng đội. Nhưng rồi để những ngày tháng sau đó, tôi luôn mãi day dứt trong lòng. Những hậu quả mà chúng tôi gây nên đã ảnh hưởng đến bao thế hệ người dân tại hai thành phố đó.Kết quả hai quả bom nguyên tử đã giết 247.000 người ở Hirosima và khoảng 200.000 người ở Nagasaki. Vì ảnh hưởng của phóng xạ, đến năm 1951 lại có thêm gần 100.000 người ở Hirosima bị chết. Tôi tự đặt cho lòng mình một câu hỏi: "Cùng là con người với nhau, tại sao chúng ta lại tàn nhẫn như vậy?" Sau 60 năm kể từ trận đánh bom; tôi đã quay trở lạnh mảnh đất ấy, tôi thật sự bất ngờ. Các bạn đã đứng lên một cách mạnh mẽ sau chiến tranh, xây dựng lại đất nước từ một mớ đổ nát. Có lẽ những thiên tai và chiến tranh mà đất nước các bạn đã phải gánh chịu đã làm cho con người Nhật Bản trở nên mạnh mẽ đến vậy. Giờ đây khi đứng tại quảng trường tưởng niệm, lòng tôi không khỏi day dứt về những việc mà quân đội Mĩ đã gây nên tại đây. Tôi xếp một chú sếu trắng và thầm nguyên ước những nỗi đau sẽ được xoa dịu và bình yên sẽ mãi mãi đến với mảnh đất này.

27/05/2005

"Suy nghĩ của một con người đã coi rất nhiều phim, hoạt hình; trong đó có 2 phim tiêu biểu nhất "Pearl harbor" (phim nói về Trận chiến Trân Châu Cảng) và "Bí mật ngôi mộ đom đóm" (phim nói về những đau thương do chiến tranh hạt nhân ở Nhật Bản):Hậu quả mà Nhật gây ra cho Mĩ cũng làm Mĩ thiệt hại nhiều.Nên Mĩ mới trả thù. Nhưng sự trả thù của Mĩ lại gây ra hậu quả quả lớn với người dân Nhật Bản."

Như Khương Nguyễn
12 tháng 6 2017 lúc 15:35

cô ơi bây giờ còn viết được không cô

Nguyễn Trần Thành Đạt
12 tháng 6 2017 lúc 21:02

Em quay lại rồi chị ơi! Quay lại bởi lẽ em nhận được những lời chân thành của những giáo viên an ủi em chị ạ! Nếu được em thử làm chị nhé! Quyết định quay lại của em em nghĩ là rất khó khăn đối với em và tất cả mọi người.

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 9:33

Wow, một câu hỏi mang tính liên môn rất thú vị :))

Hưởng ứng theo phong trào của các bạn, có lẽ em cũng xin một vé để tham dự thử xem :D

P/s : Em đã và đang lên ý tưởng :D có thể vài tiếng nữa em sẽ post :D

Võ Đông Anh Tuấn
13 tháng 6 2017 lúc 10:11

Văn dở nhất lớp @@ Nhưng cho em xin vé với nha :)

Minamoto Sakura
13 tháng 6 2017 lúc 10:26

Gửi về những giọt nước mắt của Nhật Bản, gửi cho những linh hồn đã mất trong vụ ném bom tàn phá nơi đây!

Tôi là Hope Will - người được giao nhiệm vụ lái chiếc máy bay ném bom B-29 Enola Gay. Từ những giây phút thả trái bom đầu tiên xuống Đất Mẹ, lòng tôi đã vô cùng day dứt. Dặn lòng đừng nhấn nút, nhưng lý trí trung thành với những người chỉ huy đã chiến thắng tình yêu nhân loại của bản thân, buộc cánh tay người lính phải sẵn sàng. Lúc đó, cả đất trời chìm trong bom khói mù mịt. Lòng tôi bây giờ ngẫm lại cũng thấy thật mịt mù.

Quay về quá khứ, vào những ngày cuối cùng của chiến tranh thế giới lần thứ hai. Lúc 7 giờ tối, tôi đang nằm trên chiếc sofa mịn, tranh thủ trò chuyện với vợ con thì nhận được 1 cuộc điện thoại khẩn từ đại tá. Tôi vội vã dừng ngay cuộc trò chuyện với gia đình, mặc chiếc áo khoác da xanh lục vào rồi giã từ người vợ. Giọng của đại tá báo trước chúng tôi chuẩn bị làm việc không hay, một việc làm dấn lương tâm xuống sâu 9 tầng Địa Ngục.
Tôi đến sân bay từ 10 giờ tối, chuẩn bị để lái Chiếc Enola Gay cất cánh lúc 1h40 sáng 6/8 theo giờ Nhật Bản. Nó cần 6 giờ bay để đến địa điểm mục tiêu. Chừng 3 tiếng sau, tôi ngồi trong buồng lái, nói chuyện với những binh sĩ qua bộ đàm. Phần lớn họ đều tỏ ra buồn bã vì lần này, Đại tá Paul W. Tibbets Jr. đã nói rằng, chúng tôi sẽ thả 1 trái bom, bom nguyên tử.
Tôi hoàn toàn không hay các bạn đã phạm phại lỗi lầm gì để rồi phải trả 1 cái giá đắt đỏ như vậy. Chiến tranh nay đã biến thành 1 vụ mua bán, chúng tôi bán, còn các bạn bắt buộc phải mua. Mua những trái bom tạo nên thời kỳ đen tối nhất của chương lịch sử nhân loại.

Tại thời điểm đó, Hiroshima là một thành phố quan trọng cả về mặt quân sự và kinh tế, bao gồm các doanh trại quân sự, căn cứ hậu cần, trung tâm liên lạc của quân đội Nhật. Dân số tại thành phố vào lúc này là 350.000 người.
Vào 8 giờ sáng, trạm radar tại Hiroshima phát hiện máy bay của chúng tôi tiến vào. Nhưng do số lượng máy bay quá ít - chỉ 3 chiếc - quân đội Nhật đã bãi bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân để tiết kiệm nhiên liệu và giữ gìn lực lượng.
15 phút sau, tức 8 giờ 15, tôi nắm chặt tay những người đồng đội thả quả bom “Little Boy”trên bầu trời tại trung tâm Hiroshima. Trái tim chúng tôi tan nát dần theo lệnh đếm của bộ chỉ huy...
- Thả !
Quả bom nổ cách mặt đất 800m, có sức công phá tương đương 13 nghìn tấn thuốc nổ TNT đã ngay lập tức giết chết ít nhất 70.000 người, trong đó có 20.000 binh sĩ.
Tôi chặn lòng. Quả bom trước kia chưa đủ hay sao? Chả lẽ chiến trường bày bán nhiều thứ hơn thế ?!
1 tuần sau khi làm vấy bẩn tâm hồn bằng màu đỏ của máu, không phải là máu hy sinh mà là máu của chiến tranh, thay vì về Mĩ thì tôi lại ở tạm vài căn hộ của Nhật. Các bạn không hề xua đuổi tôi mà còn tiếp đãi tử tế với lời lẽ nhẹ nhàng. Tôi biết, sau tất cả vẫn là đau khổ mà các bạn cố dấu kín trong tim.
Tiếng hòm thư mở ra lách cách. tôi chạy vội ra nhận lấy tờ báo mà ngay trang nhất đã tô đậm tội lỗi của chúng tôi. Trong tờ báo đó, cô bé Xadaco Xaxaki n
ằm ở bệnh viện đã xin được mua 1000 tờ giấy để gấp hạc cầu mong mình và mọi người khỏi bệnh. Tôi vội vã chạy xe đi giữa trời xanh lộng gió để mua giấy gấp gửi cho Xaxaki vài con hạc. Lòng tôi được sưởi ấm bởi 1 suy nghĩ hồn nhiên trong suốt 4 tuần nhưng sau đó lại bị 1 gáo nước lạnh dội vào : '' Cô bé không nhận bất kỳ con hạc giấy nào, nhưng cô bé đã rất cố gắng, gấp được 644 con thì qua đời. ''
Các bạn đã xây dựng ngay 1 đài tượng niệm sau việc làm này. Trong số những người đầu tiên tới thăm, tôi đã có mặt, đặt thêm 1 con hạc vàng và 1 con hạc xanh của mình xuống dưới tượng đài.
Màu vàng...là màu hy vọng, còn màu xanh...màu của hòa bình và sự nguyện cầu tha thứ.

Có thể, lá thư này đã là một lời xin lỗi muộn màng. Các bạn hãy cứ lên án chúng tôi bởi những lời lẽ khắc nghiệt nhất! Người Mĩ chúng tôi không biết phải làm gì hơn để bù đắp cho sự mất mát rất lớn của các bạn. Ngày thế giới giã từ những sinh linh vô tội ấy, đau đớn biết nhường nào!

Tôi đã ngoài 70. Cái mạng này cũng không giữ được bao lâu nữa. Đã cuối đời, tôi không muốn phải day dứt ôm nặng hận thù với một quốc gia, Nhật Bản. Tôi biết các bạn sẽ rộng lượng tha thư cho chúng tôi trong thương đau nhưng các bạn ắt cũng hiểu những người lính già nua này rất day dứt. Trong suốt tời gian qua, tuổi tác đã an ủi chúng tôi được phần nào, vậy mà thương tâm vẫn chưa được lấp kín. Các bạn, tôi chỉ muốn nói với những con người hiền lành ở xứ anh đào một câu nữa thôi : '' Hãy bảo vệ hòa bình, đừng như chúng tôi. Hãy đem những thước sơn hòa bình che lấy những thước sơn chiến tranh đã từng tồn tại."

Cho phép tôi được khóc, thêm một lần cuối cùng !

Phi công Mĩ
Hope
Hope Will

Dương Nguyễn
13 tháng 6 2017 lúc 12:20

Bài của các bạn hay quá! Chắc mình phải làm lại bài mới thôi! leuleu

Dương Nguyễn
13 tháng 6 2017 lúc 15:49

Los Angeles, 13/6/2000

Kính gửi những nạn nhân vô tội trong hai vụ ném bom nguyên tử ở thành phố Hirosima và Nagasaki!

Có lẽ ngày 6/8 và ngày 8/8 năm 1945 là hai ngày mà người dân ở hai thành phố Hirosima và Nagasaki không thể nào quên được. Bởi lẽ ngày 6/8 là ngày thành phố Hirosima bị huỷ diệt khi một quả bom nguyên tử do Mỹ ném xuống, sau đó là thành phố Nagasaki vào ngày 8/8. Trong chốc lát, tôi đã gián tiếp giết chết hàng trăm, hàng triệu người vô tội trên đất nước Nhật Bản, cảnh chết chóc ấy luôn ám ảnh tôi cho đến tận bây giờ, bởi tôi là một phi công Mĩ tham gia phi vụ ném bom này - Apollo Biel - thế nên tôi đã chững kiến tất cả mọi thứ. Đúng vậy, tôi đã chứng kiến tất cả, nhưng tôi không làm gì, không ngăn cản tội ác này mà còn ủng hộ một cách miễn cưỡng.

Việc lái máy bay B-29 để ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hirosima và Nagasaki là một nhiệm vụ quan trọng dành cho tôi. Khi được cấp trên giao nhiệm vụ này, tôi thực sự rất hoảng sợ và phân vân không biết có nên nhận hay không, nhưng vì muốn được cấp trên tin tưởng nên tôi đã... Bây giờ tôi rất ân hận, nếu lúc đó tôi không ủng hộ cho tội ác này mà kêu gọi người dân nước Mỹ đứng lên phản đối thì có lẽ mọi chuyện đã khác.

Cho đến bây giờ tôi mới biết, từ lúc máy bay của tôi còn cách hai thành phố Hirosima và Nagasaki rất xa, Nhật Bản đã phát hiện nhưng không đánh chặn, bởi họ đã không coi đó là mối đe doạ. Người Nhật Bản thật hiền lành và nhân từ! Tôi cảm thấy thật xấu hổ và cả nước Mĩ cũng thật đáng trách.

Bây giờ tôi đã 85 tuổi. Cách đây 45 năm, đó là vào năm 1955, tôi quyết định sang Nhật Bản, với tư cách là một mạnh thường quân, tôi vào bệnh viện thăm một bé gái bị nhiễm phóng xạ nguyên tử do vụ ném bom đó gây ra, tên cô là Xadaco Xaxaki. Vừa bước vào phòng bệnh của cô bé ấy, tôi rất ngạc nhiên vì có rất nhiều con sếu bằng giấy treo xung quanh phòng, sau một lúc chào hỏi, tôi liền đề cập đến vấn đề đó, cô bé mỉm cười trả lời:

- Thưa bác, cháu tin rằng nếu cháu xếp đủ 1000 con sếu và treo xung quanh phòng thì những con sếu này sẽ mang lại may mắn và bình an cho cháu, cho cả đất nước Nhật Bản của cháu. Cháu không muốn Nhật Bản lại xảy ra chiến tranh nữa, cháu chỉ muốn hoà bình mãi mãi...

Lúc này nghĩ đến những lời nói, nguyện vọng của Xadaco Xaxaki năm ấy tôi lại càng cắn rứt lương tâm, tôi chỉ có thể quyên góp tiền giúp đỡ cho cô bé, tôi không thể xoá đi nỗi đau trong lòng của cô. Thật đáng tiếc khi chỉ gấp được 644 con sếu thì cô bé đã mất. Tôi thực sự xúc động và thương xót trước cuộc đời ngắn ngủi của một cô gái là nạn nhân trong vụ ném bom ấy. Tôi thành thật xin lỗi cô - Xadaco Xaxaki và cả những nạn nhân trong vụ ném bom nguyên tử ở hai thành phố Hirosima và Nagasaki.

Một lần nữa, cho tôi xin lỗi những người dân Nhật Bản, các bạn đã chịu quá nhiều đau thương và mất mát do nước Mĩ chúng tôi gây ra. Tôi cầu mong cho hoà bình vĩnh viễn trên thế giới này!

Phi công Mĩ

Apollo Biel

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 17:15

Bài của em có lồng ghép các kiểu trần thuật, đối thoại v...v..v, và cả câu chuyện bên lề (câu chuyện kể trước ngày ném bom, trong ngày ném bom, sau ngày ném bom - theo lời kể của nhân vật trong bức thư v...v) em sợ là nó không phù hợp, em có nên đăng bài của mình không ạ :((

Hà Linh
13 tháng 6 2017 lúc 18:36

Kính gửi những người con của đất nước Nhật Bản, kính gửi những linh hồn đã khuất trong vụ ném bom tàn phá đầy đau thương tại Hiroshima và Nagasaki.

Tôi tên là Simon Geogre, năm nay đã ngoài bày mươi tuổi. Tôi có một cuộc sống hạnh phúc với người vợ nội trợ hiền hậu bên Mỹ. Tuy thế, hàng đêm tôi luôn lạc trong giấc mơ miên man của mình. Như một cơn ác mộng kéo dài từ ngày này sang ngày khác dày vò tôi liên tục, hình ảnh về quá khứ mịt mù sặc mùi khói đạn, về cái ngày kinh khủng ấy cứ hiện lên rõ trong tâm trí tôi. Thật ám ảnh, giấc mơ ấy đã chỉ ra sai lầm lớn nhất trong đời mà tôi mắc phải, vào cái ngày mà Mỹ thả bom tàn phá xứ sở anh đào - Nhật Bản.

Chiến tranh đã xảy ra từ rất lâu trong lịch sử nhân loại rồi. Từ khi loài người xuất hiện, họ đã biết mài đá làm vũ khí, chặt cây để chuốt nhọn làm giáo mác. Chiến tranh xảy ra có thể do nhiều lý do, có thể xuất phát từ lòng yêu nước, niềm tin tôn giáo, mâu thuẫn không thể hoà giải, lòng tham không đáy hoặc tham vọng thống trị của con người. Bất kể vì lý do gì, ta không thể đếm nổi bao nhiêu người vô tội đã mất đi tính mạng nhưng tên tuổi họ lại bị bụi thời gian phủ mờ.

Trở về quá khứ năm 1945, Nhật Bản là một đất nước đi theo chủ nghĩa phát xít, và đế quốc này là một trong những nguyên nhân chính khiến thế giới lâm vào cảnh chiến tranh tàn khốc. Nhật cân nhắc có nên hay không dừng lại cuộc chiến tranh trước thất bại của đế quốc Đức tại Châu Âu, nhưng Sato Naotoke - Đại sứ Nhật Bản lại nhờ Liên Xô giúp sức trong cuộc chiến này. Và muốn nhanh chóng kết thúc cuộc chiến cùng với dằn mặt Liên Xô chính là 2 lý do khiến Mỹ ném bom Nhật Bản.

Lúc bấy giờ, tôi là một người phi công mang quốc tịch Mỹ. Tối ngày 4/8/1945, tôi gọi điện hỏi thăm vợ và con. Vợ tôi lúc ấy chỉ là một giáo viên dạy cấp một, nhưng cô ấy có vẻ ngoài thanh tú và tính cách dịu dàng nên rất được học sinh yêu quý. Tôi rất vui khi đứa con gái có cái tên dễ nghe - Laura của tôi đã biết tô màu một bức tranh bé tự vẽ, và điều tuyệt vời hơn là cô giáo cho nó điểm A đỏ chói! Con bé cười hồn nhiên với tôi qua chiếc điện thoại trắng đen cũ xưa. Tôi dường như có thể nhắm mắt và cảm giác nụ cười chúm chím của con trên gương mặt bầu bĩnh ấy làm cho người bố này hạnh phúc như thế nào.

Nói chuyện được chừng 10 phút, tôi cúp máy. Bỗng điện thoại lại tiếp tục reo lên! Tôi giật mình vơ lấy nó bấm nút và áp vào tai. Đại tá Paul W. Tibbets Jr. phía bên kia tai nghe trách mắng tôi về việc máy bận, và ngài ấy đã phải chờ 4 phút để gọi lại. Tuy nhiên, đó không phải là lý do chính mà ngài ấy gọi cho tôi, tin tức mà ngài ấy thông báo cho tôi kinh khủng hơn nhiều: Ngày 6/8 chúng tôi lên đường phá huỷ Nhật Bản, và tôi sẽ là người lái chiếc máy bay mang tên B-29 Enola Gay.

'' Chuẩn bị sớm nhé, cậu chỉ có 1 ngày thôi, cậu phi công ạ. ''

Tôi hoàn toàn sững người.

1 giờ 40 phút sáng ngày 6/8 theo giờ Nhật Bản, chiếc Enola Gay do tôi lái cất cánh. Nó cần tới 6 giờ để bay đến địa điểm mục tiêu: thành phố Hiroshima.

Hiroshima là một thành phố rất quan trọng của Nhật Bản kể cả ở các lĩnh vực như quân sự và kinh tế. Thành phố này bao gồm căn cứ hậu cần, trung tâm liên lạc của quân đội Nhật,... Ước chừng dân số ở đây vào khoảng 350000 người.

1 giờ 55 phút, qua bộ đàm, tôi nghe đại tá Paul nói: '' Các anh biết hôm nay chúng ta làm gì không? Chúng ta sẽ đi đánh bom, nhưng lần này rất đặc biệt, và đặc sắc. '' Tôi nghĩ thầm, không lẽ sẽ sử dụng bom nguyên tử? Và khi pháo thủ Bob Caron hỏi một cách trùng hợp câu hỏi này, ngài Paul đã trả lời: '' Anh nói hoàn toàn đúng. ''

6 giờ 30 phút, mặt trời ở Hiroshima đã ló lên. Từng tia nắng vàng nhạt xuyên qua tầng mây trắng và nhảy nhót trên mái tóc người đi trên đường. Hôm nay trời thật đẹp! Dường như ẩn sau sự yên bình này chính là mối nguy hiểm cận kề, sắn sàng làm con người ta giật mình thét lên khi nó trỗi dậy.

8 giờ sáng, trạm radar của Nhật đã phát hiện máy bay của chúng tôi tiến vào. Tuy nhiên, với số lượng quá ít - chỉ có 3 chiếc, nên quân đội Nhật đã bãi bỏ lệnh đánh chặn bằng không quân để tiết kiệm nhiên liệu và giữ gìn lực lượng. Người tính không bằng trời tính, họ sẽ kinh hoàng ngay thôi.

8 giờ 10 phút, khi máy bay đang ở độ cao 31000 feet, tôi đã chuẩn bị sẵn sàng với những điều sẽ xảy ra tiếp theo. Thình thịch, thình thịch... Tiếng tim đập rộn ràng trong lồng ngực tôi, rõ ràng là tôi vẫn chưa thể bình tĩnh nổi với tâm trạng kì lạ này: một chút tò mò, một chút lo sợ, và... một chút mủi lòng.

Ba, hai, một, không,... Đã 8 giờ 15 phút rồi. Cửa buồng chứa bom của Enola Gay bật ra, quả bom nguyên tử Little Boy với sức công phá kinh khủng 13 - 16 nghìn tấn TNT rơi xuỗng mục tiêu. Tim tôi đột nhiên co thắt lại, tôi run bắn người trong khi cả phi hành đoàn bắt đầu đếm ngược 43 giây cho đến khi bom nổ.

3,...2,....1,...0! Đến rồi,... cuối cùng cũng.... NỔ!!!!

BÙM!!!!

Tiếng nổ long trời lở đất thét lên. Từ trên máy bay, tôi nhìn thấy cột khói xám đen bốc thẳng lên cao mang heo hơi nóng bức người! Quả bom ngay lập tức tạo nên một quả cầu lửa khổng lồ khiến nhiệt độ bề mặt lên đến 4000 độ C!!! Bức xạ và sóng nén áp suất cao trực tiếp toả ra nhiều phía, thiêu sống hàng chục nghìn mạng người và gia súc, gia cầm. Trong phút chốc, các toà nhà và xe cộ tan chảy, bê tông và cốt thép nhão ratôi có thể cảm nhận cái nhiệt độ nóng rực như dung nham đang táp vào khuôn mặt cùng bờ môi trắng bệch của mình vậy. Hiroshima trực tiếp biến thành một thành phố chết, lửa âm ỉ cháy khắp nơi, nhà cửa đổ nát, xác người cháy rụi nằm la liệt. Tôi thấy, trẻ em vô tội cũng chết rất nhiều, giờ chúng chỉ là tro bụi, hoặc bộ xương, hoặc may mắn thì sống sót, nhưng với căn bệnh nhiễm phóng xạ đáng sợ. Bỗng tôi giật mình...

'' Oahaha... Bố ơi, bức tranh hoà bình con vẽ được điểm A đấy! Các bạn còn chúc mừng con, ai cũng cười cả! Con vui lắm! Con tặng bố làm kỉ niệm nhé!''

'' Ừ, cảm ơn con. Con gái bố thật giỏi. Con vẽ cái gì thế?''

'' Con vẽ trái đất màu xanh, các bạn nhỏ nắm tay vui đùa trên đó, con còn vẽ con và Rosy đang múa nữa cơ! ''

...

Dường như tiếng trẻ con khóc âm ỉ bên tai tôi, tiếng những sinh mạng vô tội thét lên làm tôi run sợ. Khoé mắt tôi cay cay, viền mắt đỏ lên. Và tôi oà khóc trước sự ngạc nhiên của mọi người trong phi hành đoàn.

'' Con gái yêu,...xin lỗi,... bố xin lỗi, bàn tay bố đã nhiễm máu tươi rồi, bức tranh hoà bình, ... bức tranh trái đất màu xanh với những đứa bé thiên thần mà con tặng bố,.. làm sao bố có thể nhận trong sự hạnh phúc chứ? ''

Hai ngày sau, lại thêm một quả bom mang tên Fat man, còn kinh khủng hơn Little boy, đã được thả xuống Nagasaki, và thiệt hại cũng rất lớn. Lòng tôi quặn lại đau đớn. Đau đớn cho những đứa trẻ vô tội, những người dân khổ sở, những sinh mạng xấu số,...

Hai quả bom Little Boy và Fat Man đã cướp đi ít nhất 250000 mạng người, gây ra biết bao nhiêu mất mát to lớn về vật chất và tinh thần. Quả thật, đây là vụ thảm sát kinh hoàng trong lịch sử nhân loại.

Tuy chỉ là một phi công, nhưng tôi đã lái chiếc máy bay thả một trong 2 quả bom ấy, có phải nó đồng nghĩa với việc tôi đã gây ra tội ác thảm thiết nhất trong cuộc đời này không? Tôi lắc đầu, không, mình không biết, mình... quên nó đi, sống tiếp đi! Ừ, sự hèn nhát của tôi, cứ để nó trôi đi, bị bụi thời gian che lấp đi. Tôi tự nhủ mình, lẩm bẩm như một tên điên: '' Phải,... c..cút đi..., biến mau đi...! ''

...

1 tuần sau, một ngày trời đẹp, con gái tôi gấp hạc khoe bố nó và đòi nhận xét. Tôi ung dung ngồi trên ghế sofa êm ái, vừa thưởng thức cốc cafe ấm áp, vừa ngắm nghía tác phẩm của Laura.

Phải đấy, cứ thế mà sống thanh thản, tôi cần gì phải tự chôn vùi mình vào quá khứ chứ? Tuy vẻ mặt tôi bên ngoài có vẻ rất vô tư, thoải mái, nhưng trong lòng vẫn thật rối loạn lung tung, nhức đầu quá!

Lách cách...! Tiếng hòm thư vang lên, tôi liền sai Laura ra lấy báo mới.

Nhận tờ báo từ cánh tay búp non mũm mĩm của con, tôi mỉm cười đọc tiêu đề in đỏ chói đầu trang.

'' Cô bé Sadako Sasaki 2 tuổi may mắn thoát nạn qua cuộc ném bom thảm khốc của Mỹ! ''

Tay tôi run lên, và đâu đó trong tâm trí mình, tôi bỗng cảm thấy thật nhẹ nhõm, may mắn, may mắn thay cô bé còn sống, may mắn thay một sinh mệnh vô tội đã được giải thoát! Ít ra, tôi sẽ thoải mái hơn một chút, cho dù điều này thật ngu xuẩn.

10 năm sau, năm 1955,...

Đang ăn cơm tối, vợ tôi ân cần:

'' Anh à, còn nhớ cô bé tên Sadako Sasaki không? Chính là cô bé trên tờ báo 10 năm trước đó. Cô bé ấy đã nhập viện rồi, nghe nói do bị nhiễm phóng xạ....

Ánh mắt tôi thẫn thờ, ông trời ơi, sao ông lại nhẫn tâm như thế? Ông đang trêu đùa chính tôi và cô bé ấy sao?

Và tôi quyết định đi thăm cô bé ấy, với tư cách là một người phi công bình thường. Ngay sau khi nghỉ ngơi một chút, tôi liền vội vã khoác tạm chiếc áo khoác màu xanh xám và chạy đi.

Bệnh viện luôn sặc mùi thuốc khử trùng và nổi bật với màu trắng tang thương. Tôi mở cửa phòng bệnh, và quá đỗi ngạc nhiên khi trong phòng toàn là hạc giấy, đầy đủ sắc màu. Sasaki ngồi trên giường với khuôn mặt trắng bệch nổi bật trên mái tóc đen bóng, và nhẹ nhàng cười với tôi:

'' Chào bác, cháu rất hạnh phúc khi bác lặn lội đến đây thăm cháu. ''

Tôi hơi ngập ngừng, nhưng dường như đã bị cảm hoá trước nụ cười thiên thần ấy, tôi liền quyết định kể cho Sasaki biết về vụ việc hôm đó, và tôi là người lái chiếc máy bay thả quả bom Little Boy.

Cô bé không cười nữa, tôi bỗng cảm thấy thật sợ hãi. Nhưng sau 2 phút im lặng, cô mỉm cười tười rói:

- Cháu không hận bác, cháu chỉ hận chiến tranh, hận lòng những kẻ ủng hộ chiến tranh mà thôi. Cháu yêu hoà bình, cháu mong rằng Nhật Bản vẫn là xứ sở hoa anh đào xinh đẹp như trước, cháu và mọi người sống yên ổn, vậy là đủ rồi.

Khoé mắt tôi lại cay cay, dạo này tôi rất không thể kiềm chế được cảm xúc của chính mình. Nhận ra trong phòng có rất nhiều hạc, nên tôi hỏi cô bé vấn đề này.

Sasaki mỉm cười yếu ớt, cô bé giải thích:

'' Truyền thuyết Nhật Bản kể rằng, nếu gấp được một nghìn con hạc giấy và treo quanh phòng, thì chúng ta sẽ hết bệnh tật! ''

Ra là thế, tôi liền cùng cô bé trò chuyện, vừa học gấp hạc với cô. Tuy nhiên, cô bé lại

Đã muộn, tôi ra khỏi phòng cho cô bé nghỉ ngơi, vẫn cảm thấy không được an tâm cho lắm, tôi liền nói với y tá nhớ chú ý chăm sóc cô, và quyên góp một số tiền chữa trị cho Sasaki.

Ít ra, lúc này lòng tôi thanh thản hơn.

...

Một quãng thời gian trôi đi, tôi nhận được tin Sadako Sasaki đã qua đời do căn bệnh nguy hiểm nhiễm phóng xạ gây nên. Khi ấy, cô bé mới gấp được 664 con hạc.

Xúc động trước cái chết của cô gái, các bạn học sinh trong thành phố đã góp tiền xây dựng tượng đài tưởng niệm. Bên dưới tượng khắc dòng chữ : '' Chúng tôi mong muốn: Hãy để cho hoả bình vĩnh viễn trên thế giới này! ''

Tôi ngẩn ngơ nhìn phía chân trời, hãy cho tôi khóc, khóc lần cuối cùng!

Lịch sử nước Mỹ đã bắt đầu với câu tuyên ngôn: '' Tất cả mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng. Tạo hoá cho họ những quyền không ai có thể xâm phạm được, trong những quyền ấy, có quyền được sống, quyền tự do, và quyền mưu cầu hạnh phúc.''

Vì vậy, tôi - Simon Geogre, ước rằng, trên thế giới này chỉ tồn tại hai chữ '' Hoà bình '' , không còn thuốc súng, bom đạn, không còn những đống đổ nát, những sinh mạng chết vô tội. Thay vào đó, chúng ta sẽ hưởng thụ một cuộc sống yên bình, hạnh phúc, chim bồ câu sẽ mãi bay lượn trên bầu trời tự do xanh thẳm!

Và tôi cũng gửi lời xin lỗi đến xứ sở anh đào - Nhật Bản: Các bạn, tôi - Simon Geogre thật lòng xin lỗi, có lẽ lời xin lỗi của ông già 75 tuổi này đã quá muộn màng, nhưng các bạn, hãy giữ gìn hoà bình tươi đẹp, và sống, sống một cuộc sống thật hạnh phúc khi chiến tranh đã qua đi!

Phi công Mỹ

Simon Geogre

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 18:51

fuckkin cancer =====' bức số 2 :(((

Ôn tập lịch sử lớp 8

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 22:27

chờ tối cho mạng ổn định mới đăng được @@

Ôn tập lịch sử lớp 8

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 22:40

có xíu bão wall :(( xin lỗi cô và các bạn nhé :((

Ôn tập lịch sử lớp 8

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 22:56

Next :D

Ôn tập lịch sử lớp 8

Đức Minh
13 tháng 6 2017 lúc 22:57

Ngày mai em đăng part cuối ==' lag quá ạ :((

Ôn tập lịch sử lớp 8

Sen Phùng
14 tháng 6 2017 lúc 9:43

Sau khi đọc xong những câu trả lời của các bạn, cô thực sự xúc động và nhận thấy lịch sử đáng để học hỏi, đáng để chúng ta suy tư đến thế nào....

Vì bài của các bạn đều chan chứa cảm xúc và nỗi lòng...còn cô thì không thể nào đánh giá bài nào hay nhất, ý nghĩa nhất bằng suy nghĩ chủ quan của mình được.

=> Vậy nên cô sẽ dựa vào bài viết nào được nhiều lượt tick nhất cùng với sự đánh giá của riêng của cô để mang phần thưởng cho bạn may mắn nhất...Có lẽ phần thưởng này chỉ về mặt tinh thần từ phía cô thôi đấy.

Nếu bạn nào còn đang ấp ủ ý tưởng thú vị và khác lạ với những bài viết đã đăng ở đây thì nhanh chóng thể hiện nhé.

Cảm ơn các em!

thằng chó tao ghét mày
14 tháng 6 2017 lúc 14:49

cô ơi,cô lấy bài này ở đâu zậy?em nghe quen quen

Lê Thị Ngọc Duyên
14 tháng 6 2017 lúc 22:50

Kính gửi đến những con người đang ở một phương trời khác,gửi đến những nạn nhân, những nhân chứng, những con người của đất nước Nhật Bản.

Tôi là William Sterling Parsons, một phi công đã về hưu. Tôi bây giờ cũng đã 75 tuổi, một cái tuổi gần đất xa trời.Những người tuổi này có lẽ đã yêu tâm để an vui cùng con cháu lúc tuổi già,nhưng có một điều mà tôi vẫn chưa thể yên tâm an nghỉ tuổi già này, vẫn thấy có tội lỗi đối với những người dân Nhật đó là vụ ném bom tàn khốc ở thành phố Hiroshima mà tôi cũng đã góp một phần vào đó.Có lẽ khi tôi nói về danh tính của mình trong lòng các bạn sẽ có một chút sự oán hận và một chút nghi ngờ xen kẽ với tò mò khi tôi gửi đến bức thư này.Và hôm nay, tôi viết bức thư này để gửi đến các bạn một lời xin lỗi chân thành nhất.Có lẽ những kí ức kinh hoàng về vụ ném bom nguyên tử ở hai thành phố Hiroshima và Nagasaki sẽ mãi không thể nào mờ nhạt được trong kí ức của các bạn. Phải, dĩ nhiên các bạn không thể quên được khi nhớ lại buổi sáng hôm ấy. Đó là một ngày như mọi ngày, người dân Nhật vẫn đi làm bình thường và họ không hề biết rằng chỉ trong và phút nữa thôi thành phố của họ sẽ bị hủy diệt bởi một quả bom nguyên tử chỉ trong chốc lát, và tôi chính là người trực tiếp thực hiện quy trình này.Trong cuộc đời của con người, tổ quốc luôn là tiếng gọi thiêng liêng và tôi cũng vậy. Khi Nhật Bản tấn công quân đội Mĩ tại Trân Châu Cảng,tôi cũng ở đó, một điều thật tồi tệ đã xảy ra trước mắt tôi mà cho đến giờ tôi vẫn không thể tả nỗi những gì mà tôi đang thấy trước mắt khi ấy, gần như tất cả đồng đội của tôi đã không còn. Xác của họ nổi lên trên mặt nước, người nào còn sống thì mang thương tật đầy người và điều đầu tiên xuất hiện trong đầu chúng tôi đó là “trả thù”. Trả thù cho những đồng đội của chúng tôi, trả thù cho đất nước và cũng để thể hiện sức mạnh chiến lược của Mĩ. Và tôi đã vui mừng khôn xiết khi nghe tin rằng tôi được giao nhiệm vụ tham gia và trận ném bom và hai thành phố Hiroshima và Nagasaki. Khi sắt thả trái bom có tên Little Boy xuống thành phố Hiroshima, tâm trạng của tôi vẫn hớn hở xem hậu quả ra sao, và tôi thực sự hài lòng sau khi nghe kết quả của hai vụ ném bom làm trong lòng đinh ninh rằng tôi đã trả thù cho đồng đội rồi. Nhưng 10 năm sau, tôi tình cờ nghe qua về một cô bé tên là Xaxaco Xaxaki đang bị nhiễm phóng xạ nguyên tử,một nạn nhân của vụ ném bom ở thành phố Hiroshima.Cô bé tin vào một truyền thuyết của Nhật rằng nếu gấp đủ 1000 con sếu và treo quanh phòng, em sẽ khỏi bệnh. Nhưng tiếc là em chỉ gấp tới 644 con sếu đã chết. Câu chuyện của cô bé đã xoáy sâu trong tâm trí tôi một câu hỏi: Tại sao lại giết họ, tại sao lại giết những đứa trẻ vô tội,những người dân vô tội ấy, họ liên quan gì đến cái chết của đồng đội mình, tại sao cùng là con người mà phải sát hại nhau,…? Rất nhiều câu hỏi đã hiện ra trong đầu óc tôi, nó đã làm cho tôi phải mất ngủ suốt mấy đêm liền và cuối cùng tôi cũng đã nhận ra, tất cả những gì tôi và đồng đội đã làm lúc ở trên máy bay là hoàn toàn vô nghĩa, nó đã cướp đi sinh mạng của biết bao người dân vô tội. Sau bao nhiêu năm kể từ khi tôi xuất hiện ở thành phố Hiroshima với vai trò gây ra bao đau thương mất mát thì bây giờ đây, tôi lại đến mảnh đất mà chính tôi đã góp một phần trong sự hủy hoại mảnh đất tươi đẹp này. Hôm ấy, tôi đến trước đài tưởng niệm để đặt một vòng hoa tưởng nhớ đến những người dân vô tội đã mất lòng bùi ngùi hối hận về những gì đã làm trong quá khứ.

Tôi biết những gì tôi đã viết không thể xóa đi một phần đau thương trong các bạn, những người đã chịu những tổn thương về cả thể xác lẫn tinh thần. Nhưng tôi vẫn muốn gởi đến các bạn một lời xin lỗi chân thành. Vâng! Có lẽ lời xin lỗi của tôi đã quá muộn, quá muộn so với khoảng thời gian dài mà các bạn phải chịu đựng. Tôi không mong các bạn tha thứ cho lỗi lầm của tôi nhưng tôi mong rằng đất nước của các bạn sẽ mãi hòa bình, thế giới này sẽ mãi hòa bình, không bao giờ phải sống trong cảnh khổ cực, lầm than do chiến tranh gây ra nữa.

“Lại một lần đặt chân đến Nhật Bản

Thấy lòng mình hổ thẹn với lương tâm

Tự nhủ lòng làm sao để xóa hết

Những đau thương mất mát đã gây ra”

Cựu phi công Mĩ

William Sterling Parsons

"Mặc dù văn học không tốt nhưng em vẫn muốn thử sức, mong nhận được sự góp ý của mọi người"

Diệp Băng Nhi
15 tháng 6 2017 lúc 9:42

Kính gửi những vong hồn nạn nhân xấu số trong hai vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hirosima và Nagasaki và toàn bộ người dân xứ sở Mặt Trời mọc.

Tôi là Danish Michael, một phi công người Mỹ đã tham gia vào phi vụ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố của Nhật Bản. Từ đó đến nay đã 72 năm rồi nhưng tôi vẫn không thể quên đi hình ảnh hai quả bom Little Boy và Fat Man phát nổ ở Hirosima và Nagasaki. Vào một buổi sáng, chỉ trong tích tắc, quả bom Little Boy đã phát nổ trên bầu trời của thành phố Hirosima. Chỉ vài ngày sau, cảnh tượng kinh hoàng đó lại được lặp lại một lần nữa trên bầu trời thành phố Nagasaki. Quả bom thứ hai đó là Fat Man, một quả bom được tạo thành từ plutonium. Quả kia được làm ra từ uranium. Tôi vẫn còn nhớ như in hai cột khói hình nấm bốc lên ngùn ngụt. Thật hãi hùng làm sao!

Sau khi thấy bản thống kê báo cáo về hai vụ ném bom nguyên tử ở Hirosima và Nagasaki, tôi càng thêm áy náy và day dứt hơn. Khoảng 447.000 người đã thiệt mạng trong phi vụ đó. Vài năm sau, lại có thêm 100.000 mất mạng vì nhiễm phóng xạ. Một con số rất lớn, đủ để chúng ta biết sức công phá của bom nguyên tử lớn đến mức nào.

"Chiến tranh thế giới lần thứ 2" đứng là đã cướp đi bao nhiêu sinh mạng vô tội trên toàn thế giới. Theo như tôi biết, dân số Nhật Bản trước và trong năm 1945 là gần 80 triệu người, nhưng khi "Chiến tranh thế giới lần thứ 2" kết thức, xứ sở Mặt Trời mọc chỉ còn khoảng 1,7 triệu người. Một con số cực kì lớn.nnTôi biết, mọi người lúc bấy giờ phải sống một cách khổ sở, trốn chui trốn lủi nhưng vẫn không tránh khỏi kiếp mạng này. Người thì mất người thân, người thì tan nhà tan cửa, người thì nhiễm phóng xạ,... Từ một đất nước xinh đẹp bỗng chốc trở nên tàn lụi, tan hoang. Khung cảnh đó, tôi vẫn nhớ, vẫn không quên. Đến nay, đó vẫn là một nỗi ám ảnh kinh hoàng của người dân nước Nhật. Tôi vừa áy náy vừa ngưỡng mộ cô bé Xadaco Xaxaki. Tuy đã thoát chết từ nhỏ nhưng lại bị nhiễm phóng xạ. Mặc dù vậy, cô bé vẫn tin vào một truyền thuyết rằng gấp đủ một nghìn con sếu bằng giấy treo quanh phòng thì sẽ hết bệnh tật. Em cố gắng từng ngày để xếp đủ một nghìn con sếu bằng giấy, nhưng khi mới xếp được 644 con sếu thì em qua đời. Tôi rất ngưỡng mộ tinh thần kiên trì vượt qua mọi trở ngại của Xaxaki.

Nay tôi đã 95 tuổi. Một độ tuổi "gần đất xa trời" thì khó có thể làm gì để xoa dịu đi nỗi đau đó. Nhưng con cái của tôi nhất định sẽ đưa tôi sang bên đất nước của các bạn. Lúc đó, tôi sẽ đến đài tưởng niệm cho những nạn nhân xấu số trong hai vụ ném bom đó đầu tiên. Bây giờ, tôi biết dù tôi có làm gì cũng không thể rửa sạch tội lỗi của tôi. Nhưng tôi làm được gì thì tôi nhất định sẽ làm. Tôi thành thật xin lỗi!

Người viết thư

Danish Michael

khong_can_biet
15 tháng 6 2017 lúc 20:59

Dù không giỏi văn nên em cũng viết ohoohooho

Kính gửi toàn nhân dân Nhật Bản , tôi : Raymond - Một cựu lính Mỹ tham gia vào cuộc ném bom nguyên tử - gửi một bức thư xin lỗi những người xấu số đã thiệt mạng sau vụ ném bom nguyên tử của không quân Mỹ .

Tôi luôn hoang mang , lo sợ và ám ảnh về khi đã ném hai quả bom nguyên tử xuống hai thành phố lớn của Nhật Bản : Hiroshima Nagasaki làm cho hơn 2 000 000 người chết và bị nhiễm phóng xạ .

Sau khi đọc một tờ báo , tôi rất bàng hoàng khi biết một câu chuyện :

"Một cô gái Nhật Bản tên Xadaco Xaxaki đã may mắn thoát chết . Nhưng 10 năm sau , cô bé bị nhiễm phóng xạ . Cô nhớ lại có một truyền thuyết : Nếu gấp đủ 100 con sếu và treo quanh phòng thì sẽ khỏi bệnh . Nhưng cô chỉ gấp được 664 con sếu thì chết . Xúc động với cái chết của cô , các bạn học sinh đã quyên góp tiền xây dựng một bức tượng . Bên trên bức tượng có khác chữ : "Chúng tôi muốn mãi thế giới này hòa bình" . Khi đọc xong , tôi thực sự đã ân hận khi đã làm một điều cho tộc ác .

Thây mặt lực lượng không quân Mỹ , tôi xin lỗi khi những nạn nhân xấu số đã chết sau vụ ném bom vào HiroshimaNagasaki .

Mong toàn nhân dân và chính phủ Nhật Bản thứ lỗi cho chúng tôi .

Lĩnh phi công Mỹ :

Raymond

Dương Hạ Chi
17 tháng 6 2017 lúc 14:07

Tôi là Raymond, một phi công lái chiếc máy bay thả một trong hai quả bom nguyên tử xuống Nhật Bản năm xưa. Nhớ lại những ngày tháng thương tâm ấy, tôi không khỏi kinh sợ. Tôi kinh sợ vì những cột khói cao nhút trời, tôi kinh sợ tiếng gào thét trong tuyệt vọng của những người dân, tôi kinh sợ vì chính bản thân mình đã làm việc đó! Kinh sợ, kinh sợ................!

Tôi tự nhận thấy rằng: việc mình đã làm gây ra biết bao nhiêu đau khổ cho nhân dân Nhật Bản, làm cho hàng trăm nghìn người chết, tàn phế và mang tồn dư phóng xạ suốt đời. Tôi đã đọc về câu chuyện của cô bé Xaxaki, một cô bé bị nhiễm phóng xạ từ vụ nổ ấy. Cô bé ngây thơ tin vào một truyền thuyết rằng nếu gấp được một nghìn con hạc giấy thì sẽ có được một điều ước. Khi đọc câu chuyện của côc bé, tôi không thể đọc hết được vì tôi không có đủ can đảm, nó như một thứ gì đó cứ hiện lên trong đầu tôi mà tôi không thể quên được. Tôi đã từng đặt câu hỏi với chính bản thân mình: “Tại sao mình lại làm chuyện đó?”; “Tại sao chúng ta lại tàn sát lẫn nhau?”; “Vì cái gì kia chứ? Vì cái gì?”

Hôm nay tôi gửi lời xin lỗi chân thành đến nhân dân hai tỉnh Hiroshima và Nagasaki-những người đã phải chịu đau khổ trong suốt thời gian qua và toàn thể người dân Nhật Bản. Tôi thành thật xin lỗi vì những lỗi lầm tôi đã gây ra!

Raymond

O=C=O
19 tháng 6 2017 lúc 15:21

USA , Washington D.C , 20/6/2017

Tôi bị ám ảnh bởi vụ ném bom nguyên tử Hiroshima và Nagasaki vào ngày 6 tháng 8 năm 1945 và ngày 9 tháng 8 năm 1945 ở Nhật Bản. Những giây phút kinh hoàng đó khiến tôi không thể quên được. Bởi tôi không đơn giản chỉ là một phi công Mỹ, mà còn là người đã tham gia vào cả hai vụ đánh bom.

Tôi thật không hiểu nổi bản thân mình có còn bản tính của một con người hay không mà lại đi tham gia vào một việc tàn nhẫn như vậy . Chúng ta đều đồng cảm rằng, trên nguyên tắc, dù là sự nhìn nhận của bất kỳ người nào đối với chiến tranh, việc ném bom nguyên tử xuống Hiroshima và Nagasaki là không thể biện hộ được về mặt đạo đức. Tôi còn nhớ cái ngày bắt đầu thả bom nguyên tử, đó là....

Ngày 6 tháng 8 năm 1945

Alô,phi công Ronald Geogre xin nghe!

Tôi là cơ trưởng John Cunningham đây! Vào đúng Lúc 11 giờ 01, tôi phát lệnh, mọi người bắt đầu thả quả Fat Man nhé! Mục tiêu ném bom là Nagasaki-Nhật Bản.

Nhưng mà thưa cơ trưởng, tại sao chúng ta lại phải ném bom vào Nhật Bản ?

Bởi vì chúng ta phải để chúng đầu hàng, chúng ta phải cho chúng biết sức mạnh của Mỹ nguy hiểm đến cỡ nào .

Vậy thì có thể gửi tối hậu thư đến trước, nếu chúng không nghe thì hành động sau cũng được mà!

Không cần lằng nhằng ! Cứ theo lệnh mà làm đi !-Cơ trưởng quát lên.

Theo lệnh ,Lúc 11 giờ 01, vào phút cuối cùng, mây đứt quãng trên bầu trời Nagasaki cho tôi quan thả bom trên chiếc Bock's Car, Kermit Beahan, nhìn thấy sân vận động thành phố bằng mắt qua lớp mây mỏng. Quả bom "Fat Man", mang lõi khoảng 6,4 kg Plutonium 239 được thả xuống Thung lũng công nghiệp của thành phố. 43 giây sau, nó nổ ở 469 mét cách mặt đất, ở giữa xưởng thép và vũ khí của Misubishi ở xưởng thủy lôi của Misubishi-Urakami. Vụ nổ có đương lượng 21 kiloton, nhiệt độ cao nhất đạt được là 3.871 °C (7.000° Fahrenheit) và sức gió khoảng 1.000 km/giờ (624 mph).

Theo lệnh của cơ trưởng, quả bom Little Boy được thả xuống Hiroshima nhưng may mắn là thiệt hại ít hơn.

Kết quả là 90.000–166.000 người chết ở Hiroshima và 60.000–80.000 người chết ở Nagasaki,trông cả hai thành phố không khác gì một nghĩa địa không bia mộ. Mỹ đã quên rằng : sự hủy diệt này liên quan đến những chủ nhân tương lai, liên quan đến sứ mệnh của thế giới.

Nhiều năm trôi qua...

Tôi lập gia đình và có con cái. Một hôm, hai đứa con của tôi là Stronghold và Gwen khoe với tôi rằng cả hai đạt điểm A trong buổi thuyết trình về cuộc đánh bom ở Nhật. Chúng cảm thấy xót thương cho những người đã mất trong vụ đánh bom. Chúng không biết người thả bom là tôi. Nếu biết,chúng sẽ rất thất vọng về tôi. Và cứ từ hôm đó trở đi, mỗi đêm tôi đều mơ thấy vụ đánh bom,vì thế nên tôi đã quyết định viết lá thư này.

Tôi xin lỗi,tôi rất xin lỗi toàn thể người dân của Nhật Bản.Hãy tha thứ cho tôi để tôi có thể sửa chữa những sai lầm mà tôi gây ra cho các bạn. Bởi dù tôi càng cố gắng quên đi kí ức này thì tôi lại càng bị ám ảnh nhiều hơn nữa.Vì vậy tôi viết lá thư này mong tất cả mọi người tha lỗi và tôi cũng muốn gửi lời viếng thăm đến những người vô tội đã mất trong vụ đánh bom.

Phi công Mỹ

Ronald Geoger

Em mới học lớp Sáu,chưa biết gì nhiều, em chỉ biết có nhiêu đây thôi mong cô thông cảm! leuleuvui

O=C=O
19 tháng 6 2017 lúc 15:33

cô ơi lớp 6 có đc tham gia ko ak? Em mới viết thử nhưng em sợ bài của em dở lắm!bucminh


Các câu hỏi tương tự
cấn thị thu hiền
Xem chi tiết
cấn thị thu hiền
Xem chi tiết
Thư Nguyễn Nguyễn
Xem chi tiết
Doreamon
Xem chi tiết
Yoonseok Lee
Xem chi tiết
Choi Ren
Xem chi tiết
My Nguyễn
Xem chi tiết
ngocanh nguyen
Xem chi tiết
Nguyễn Kiều Anh
Xem chi tiết