Theo Hoài Thanh, công dụng của văn chương là giúp cho tình cảm và gợi lòng vị tha. Văn chương gây cho ta những tình cảm ta không có, luyện cho ta những tình cảm ta sẵn có. Văn chương luyện những tình cảm gia đình, anh em, bè bạn, tình yêu quê hương đất nước. Văn chương gây cho ta tình cảm vị tha, tình cảm với những người tốt, người cùng chí hướng, những người lao động trong cộng đồng và trên thế giới nói chung. Ví dụ đọc truyện Cây bút thần, ta yêu mến nhân vật Mã Lương, căm ghét tên địa chủ và tên vua tham lam.
➢ Công dụng của văn chương.
- Khơi dậy những trạng thái cảm xúc khác nhau của con người, “gợi tình cảm và lòng vị tha”
⇒ Văn chương có sức cảm hóa lạ lùng
- Gây cho ta những tình cảm không có, luyện cho ta những tình cảm sẵn có
+ Cho ta biết cảm nhận cái đẹp, cái hay của cảnh vật, của thiên nhiên
+ Lưu giữ lại dấu vết, lịch sử văn hóa của loài người
⇒ Văn chương giúp con người có đời sống tinh thần phong phú, giúp khơi gợi ở con người tình cảm, cảm xúc chân thật
➢ Nội dung, ý nghĩa của văn bản:
+ Nguồn gốc cốt yếu của văn chương là tình cảm, là lòng vị tha. Văn chương là hình ảnh của sống muôn hình vạn trạng và sáng tạo ra sự sống, gây những tình cảm không có, luyện những tình cảm sẵn có