Văn mẫu lớp 8

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Almira

Chứng minh rằng văn bản Chiếu dời đô có sự kết hợp hài hòa giữa tình và lý (dàn ý chi tiết)

Phạm Linh Phương
18 tháng 2 2018 lúc 19:33
Mở bài:

Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) được Lý Công Uẩn ban bố năm 1010, trước khi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hoá quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua. Điểm nổi bậc và là yếu tố làm nên sức thuyết phục, lôi cuốn mạnh mẽ của bài chiếu này chính là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa lí và tình.

Thân bài:

Với giọng văn khoan thai mà hùng hồn, lời lẽ bình dị mà thắm thiết, lí lẽ sắc bén mà thiết tha tình cảm, bài chiếu đã khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc, củng cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường của dân tộc.

Lấy tư cách một vị hoàng đế, trong một bài chiếu có kết cấu chặt chẽ, ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lí Công Uẩn đã bày tỏ cùng các quan và thần dân của mình một ý nguyện quan trọng với hai vấn đề chính: lí do cần phải dời đô và việc lựa chọn vùng đất xây dựng kinh đô mới nhằm mở ra một thời đại mới: thời đại thái bình thịnh trị.

Việc dời đô là quốc gia đại sự, là trách nhiệm và sự nghiệp của toàn dân, không thể quyết định hay thực hiện trong một sớm một chiều. Với lại, đất nước vừa đi qua nạn binh đao, nền hòa bình gây dựng chưa được bao lâu, muôn dân còn đang vất vả, muốn dời đô ngay lúc này e rằng càng làm cho dân thêm khốn khổ. Lý công Uẩn rất hiểu điều đó. Bởi thế, trước hết ông nói về cái lí phải dời đô và khẳng định dời đô là tất yếu, thuận theo quy luật của trời đất và nhân tâm.

Bởi thế, mở đầu bài chiếu, ông viện dẫn tấm gương sáng ngời về đức trị của vua Bàn Canh và vua Thành Vương đã nhiều lần dời đô, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì dời đổi, nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. Thế nên vận nước được lâu dài, phong tục bởi vậy mà phồn thịnh, lưu truyền. Đó là thành công đáng phải học hỏi.

Cái dụng ý của Lý Công Uẩn muốn nói rằng việc dời đô không phải là không có ở trên đời, người xưa đã làm và thành công, nay ta học tập cái tốt của người xưa cũng là hợp với quy luật của trời đất. Có thể nói, Lý Công Uẩn đã đánh đúng vào tâm lí của muôn dân bởi chuyện của Thương, Chu vốn được truyền tụng khắp nhân gian, ai mà không biết, từ đó có thể gây được sự đồng cảm, thấu hiểu và ủng hộ sâu sắc.

Tiếp đến, ông viện dẫn hai nhà Đinh, Lê – hai triều đại trước, đã không chịu dời đổi, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi, đất nước bao năm nằm trong địa thế hạn hẹp, không hội tụ được khí thiêng của trời đất, nên yếu kém, nhu nhược.

Điều ấy, muôn dân cũng đã rất rõ. Hai triều Đinh, Lê trong suốt chiều dài lịch sử, vì đống đô ở Hoa Lư đã không thể mở mang đất nước. Tuy Hoa Lư có lợi thế rừng núi tiện lợi trong việc chống giặc xong sản xuất lại hết sức hạn chế khiến cho đất nước không thể phồn thịnh, muôn dân còn đói khổ.

Trong suốt thời gian tồn tại, hai triều đại đã gây biết bao đau thương cho đất nước. Các vị vua bất tài vô dụng đã để cho quần thần lộng hành, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, dân chúng chưa bao giờ được yên ổn. Đó cũng là do cái thế đất không kết tụ tinh anh. Sự diệt vong của hai triều đại cũng là tất yếu nhưng dưới lời lẽ của Lý công Uẩn càng trở nên thống thiết vô cùng.

Đoạn mở đầu đã đủ sức tạo niềm tin tưởng trong lòng người vào mục đích cao cả cảu việc nhất thiết phải dời đô nhưng đoạn tiếp theo mới thực sự thuyết phục lòng người về ý nguyện lớn lao và sự lựa chon sáng suốt của vị lãnh đạo tài ba, anh minh, lỗi lạc khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô mới.

Thành Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi hiếm có. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một bậc thầy phong thuỷ, được ca tụng là “đệ nhất địa lí kì sư”.

Nhưng điều quan trọng là bởi Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”.

Bởi thế Đại La xứng đáng “là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Sự “thắng thế” của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư là quá rõ, lại được nhìn nhận bởi một vì vua anh minh, vì nước vì dân càng làm thuyết phục lòng người. Bởi thế cũng dễ hiều, khi bài chiếu được ban bố đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của quần thần và toàn dân đất nước, khiến cho việc dời đô điễn ra rầm rộ và nhanh chóng ngay sau đó.

Lí Công Uẩn không dụng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người. Điểm cốt yếu là ông viện dẫn cái lí lẽ mà ai cũng thấu rõ, kí thác vào đó sức mạnh của niềm tin, nhanh chóng chiếm lĩnh và tìm kiếm sự ủng hộ đồng tình của bách tính.

Sự thành công trong chiến lược dời đô cũng là do bởi người lãnh đạo có đức cao, độ lượng, lấy nhân tâm thu phục lòng người, biểu dương cái đức để cai trị đất nước, mưu toan nghiệp lớn vì lợi ích của muôn dân cứ không phải toan tính cho riêng mình. Bởi thế, muôn người hồ hởi chung tay cùng triều đình không ngại gian lao mà dời đổi.

Kết bài:

Cái tài tình của Lý Công Uẩn là ông đã hiểu rõ lòng dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng của bách tính. Thế nên, lời nói tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại có sức biểu dương lớn, nhanh chóng thu phục lòng người, đưa cuộc vận động nhanh chóng biến thành hành động cụ thể, hiệu quả ngay sau đó.

nguyễn thị thảo ngân
18 tháng 2 2018 lúc 19:36
Mở bài:Với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hoá quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua. Điểm nổi bậc và là yếu tố làm nên sức thuyết phục, lôi cuốn mạnh mẽ của bài chiếu này chính là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa lí và tình. Thân bài:Với giọng văn khoan thai mà hùng hồn, lời lẽ bình dị mà thắm thiết, lí lẽ sắc bén mà thiết tha tình cảm, bài chiếu đã khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc, củng cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường của dân tộc. Việc dời đô là quốc gia đại sự, là trách nhiệm và sự nghiệp của toàn dân, không thể quyết định hay thực hiện trong một sớm một chiều. Với lại, đất nước vừa đi qua nạn binh đao, nền hòa bình gây dựng chưa được bao lâu, muôn dân còn đang vất vả, muốn dời đô ngay lúc này e rằng càng làm cho dân thêm khốn khổ.Bởi thế, trước hết ông nói về cái lí phải dời đô và khẳng định dời đô là tất yếu, thuận theo quy luật của trời đất và nhân tâm. mở đầu bài chiếu, ông viện dẫn tấm gương sáng ngời về đức trị của vua Bàn Canh và vua Thành Vương đã nhiều lần dời đô, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì dời đổi, nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. Thế nên vận nước được lâu dài, phong tục bởi vậy mà phồn thịnh, lưu truyền.

Tiếp đến, ông viện dẫn hai nhà Đinh, Lê – hai triều đại trước, đã không chịu dời đổi, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi, đất nước bao năm nằm trong địa thế hạn hẹp, không hội tụ được khí thiêng của trời đất, nên yếu kém, nhu nhược.

Điều ấy, muôn dân cũng đã rất rõ. Hai triều Đinh, Lê trong suốt chiều dài lịch sử, vì đống đô ở Hoa Lư đã không thể mở mang đất nước. Tuy Hoa Lư có lợi thế rừng núi tiện lợi trong việc chống giặc xong sản xuất lại hết sức hạn chế khiến cho đất nước không thể phồn thịnh, muôn dân còn đói khổ.

Trong suốt thời gian tồn tại, hai triều đại đã gây biết bao đau thương cho đất nước. Các vị vua bất tài vô dụng đã để cho quần thần lộng hành, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, dân chúng chưa bao giờ được yên ổn. Đó cũng là do cái thế đất không kết tụ tinh anh. Sự diệt vong của hai triều đại cũng là tất yếu nhưng dưới lời lẽ của Lý công Uẩn càng trở nên thống thiết vô cùng.

Đoạn mở đầu đã đủ sức tạo niềm tin tưởng trong lòng người vào mục đích cao cả cảu việc nhất thiết phải dời đô nhưng đoạn tiếp theo mới thực sự thuyết phục lòng người về ý nguyện lớn lao và sự lựa chon sáng suốt của vị lãnh đạo tài ba, anh minh, lỗi lạc khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô mới.

Thành Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi hiếm có. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một bậc thầy phong thuỷ, được ca tụng là “đệ nhất địa lí kì sư”.

Nhưng điều quan trọng là bởi Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”.

Bởi thế Đại La xứng đáng “là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Sự “thắng thế” của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư là quá rõ, lại được nhìn nhận bởi một vì vua anh minh, vì nước vì dân càng làm thuyết phục lòng người. Bởi thế cũng dễ hiều, khi bài chiếu được ban bố đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của quần thần và toàn dân đất nước, khiến cho việc dời đô điễn ra rầm rộ và nhanh chóng ngay sau đó.

Lí Công Uẩn không dụng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người. Điểm cốt yếu là ông viện dẫn cái lí lẽ mà ai cũng thấu rõ, kí thác vào đó sức mạnh của niềm tin, nhanh chóng chiếm lĩnh và tìm kiếm sự ủng hộ đồng tình của bách tính

Kết bài:

Cái tài tình của Lý Công Uẩn là ông đã hiểu rõ lòng dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng của bách tính. Thế nên, lời nói tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại có sức biểu dương lớn, nhanh chóng thu phục lòng người, đưa cuộc vận động nhanh chóng biến thành hành động cụ thể, hiệu quả ngay sau đó.

Huong San
19 tháng 2 2018 lúc 12:54
Mở bài:

Chiếu dời đô (Thiên đô chiếu) được Lý Công Uẩn ban bố năm 1010, trước khi dời đô từ Hoa Lư về thành Đại La. Với ý nghĩa và sự tác động đặc biệt, đã trở thành một văn kiện chính trị, lịch sử, văn hoá quan trọng nổi tiếng trong một nghìn năm qua. Điểm nổi bậc và là yếu tố làm nên sức thuyết phục, lôi cuốn mạnh mẽ của bài chiếu này chính là sự kết hợp hài hòa, chặt chẽ giữa lí và tình.

Thân bài:

Với giọng văn khoan thai mà hùng hồn, lời lẽ bình dị mà thắm thiết, lí lẽ sắc bén mà thiết tha tình cảm, bài chiếu đã khẳng định bản lĩnh và truyền thống lịch sử lâu đời của dân tộc, củng cố khối đoàn kết thống nhất, đem lại cho dân tộc và đất nước một vị thế mới trên bước đường phát triển, mở ra một thời kỳ lớn mạnh hùng cường của dân tộc.

Lấy tư cách một vị hoàng đế, trong một bài chiếu có kết cấu chặt chẽ, ý tứ sâu xa, ngôn từ phong phú và thuyết phục, Lí Công Uẩn đã bày tỏ cùng các quan và thần dân của mình một ý nguyện quan trọng với hai vấn đề chính: lí do cần phải dời đô và việc lựa chọn vùng đất xây dựng kinh đô mới nhằm mở ra một thời đại mới: thời đại thái bình thịnh trị.

Việc dời đô là quốc gia đại sự, là trách nhiệm và sự nghiệp của toàn dân, không thể quyết định hay thực hiện trong một sớm một chiều. Với lại, đất nước vừa đi qua nạn binh đao, nền hòa bình gây dựng chưa được bao lâu, muôn dân còn đang vất vả, muốn dời đô ngay lúc này e rằng càng làm cho dân thêm khốn khổ. Lý công Uẩn rất hiểu điều đó. Bởi thế, trước hết ông nói về cái lí phải dời đô và khẳng định dời đô là tất yếu, thuận theo quy luật của trời đất và nhân tâm.

Bởi thế, mở đầu bài chiếu, ông viện dẫn tấm gương sáng ngời về đức trị của vua Bàn Canh và vua Thành Vương đã nhiều lần dời đô, trên vâng mệnh trời, dưới theo ý dân, thấy thuận tiện thì dời đổi, nhằm mưu toan nghiệp lớn, tính kế muôn đời cho con cháu. Thế nên vận nước được lâu dài, phong tục bởi vậy mà phồn thịnh, lưu truyền. Đó là thành công đáng phải học hỏi.

Cái dụng ý của Lý Công Uẩn muốn nói rằng việc dời đô không phải là không có ở trên đời, người xưa đã làm và thành công, nay ta học tập cái tốt của người xưa cũng là hợp với quy luật của trời đất. Có thể nói, Lý Công Uẩn đã đánh đúng vào tâm lí của muôn dân bởi chuyện của Thương, Chu vốn được truyền tụng khắp nhân gian, ai mà không biết, từ đó có thể gây được sự đồng cảm, thấu hiểu và ủng hộ sâu sắc.

Tiếp đến, ông viện dẫn hai nhà Đinh, Lê – hai triều đại trước, đã không chịu dời đổi, khiến cho triều đại không được lâu bền, số vận ngắn ngủi, trăm họ hao tổn, muôn vật không được thích nghi, đất nước bao năm nằm trong địa thế hạn hẹp, không hội tụ được khí thiêng của trời đất, nên yếu kém, nhu nhược.

Điều ấy, muôn dân cũng đã rất rõ. Hai triều Đinh, Lê trong suốt chiều dài lịch sử, vì đống đô ở Hoa Lư đã không thể mở mang đất nước. Tuy Hoa Lư có lợi thế rừng núi tiện lợi trong việc chống giặc xong sản xuất lại hết sức hạn chế khiến cho đất nước không thể phồn thịnh, muôn dân còn đói khổ.

Trong suốt thời gian tồn tại, hai triều đại đã gây biết bao đau thương cho đất nước. Các vị vua bất tài vô dụng đã để cho quần thần lộng hành, tranh giành quyền lực, chém giết lẫn nhau, dân chúng chưa bao giờ được yên ổn. Đó cũng là do cái thế đất không kết tụ tinh anh. Sự diệt vong của hai triều đại cũng là tất yếu nhưng dưới lời lẽ của Lý công Uẩn càng trở nên thống thiết vô cùng.

Đoạn mở đầu đã đủ sức tạo niềm tin tưởng trong lòng người vào mục đích cao cả cảu việc nhất thiết phải dời đô nhưng đoạn tiếp theo mới thực sự thuyết phục lòng người về ý nguyện lớn lao và sự lựa chon sáng suốt của vị lãnh đạo tài ba, anh minh, lỗi lạc khi quyết định lựa chọn thành Đại La làm nơi định đô mới.

Thành Đại La dưới con mắt của nhà chiến lược thiên tài Lý Công Uẩn có một vị trí thuận lợi hiếm có. Nơi đây đã từng là kinh đô một thuở dưới thời cai trị của Cao Biền, một bậc thầy phong thuỷ, được ca tụng là “đệ nhất địa lí kì sư”.

Nhưng điều quan trọng là bởi Đại La “ở vào nơi trung tâm trời đất; được cái thế rồng cuộn hổ ngồi. Đã đúng ngôi nam bắc đông tây; lại tiện hướng nhìn sông dựa núi. Địa thế rộng mà bằng; đất đai cao mà thoáng. Dân cư khỏi chịu cảnh khốn khổ ngập lụt; muôn vật cũng rất mực phong phú tốt tươi. Xem khắp đất Việt ta, chỉ nơi này là thắng địa. Thật là chốn tụ hội trọng yếu của bốn phương đất nước”.

Bởi thế Đại La xứng đáng “là nơi kinh đô bậc nhất của đế vương muôn đời”. Sự “thắng thế” của thành Đại La so với kinh đô Hoa Lư là quá rõ, lại được nhìn nhận bởi một vì vua anh minh, vì nước vì dân càng làm thuyết phục lòng người. Bởi thế cũng dễ hiều, khi bài chiếu được ban bố đã nhận được sự ủng hộ lớn lao của quần thần và toàn dân đất nước, khiến cho việc dời đô điễn ra rầm rộ và nhanh chóng ngay sau đó.

Lí Công Uẩn không dụng nhiều lời mà hướng đến cái lí sắc bén, thuyết phục lòng người. Điểm cốt yếu là ông viện dẫn cái lí lẽ mà ai cũng thấu rõ, kí thác vào đó sức mạnh của niềm tin, nhanh chóng chiếm lĩnh và tìm kiếm sự ủng hộ đồng tình của bách tính.

Sự thành công trong chiến lược dời đô cũng là do bởi người lãnh đạo có đức cao, độ lượng, lấy nhân tâm thu phục lòng người, biểu dương cái đức để cai trị đất nước, mưu toan nghiệp lớn vì lợi ích của muôn dân cứ không phải toan tính cho riêng mình. Bởi thế, muôn người hồ hởi chung tay cùng triều đình không ngại gian lao mà dời đổi.

Kết bài:

Cái tài tình của Lý Công Uẩn là ông đã hiểu rõ lòng dân, nắm vững tâm tư nguyện vọng của bách tính. Thế nên, lời nói tuy hết sức ngắn gọn nhưng lại có sức biểu dương lớn, nhanh chóng thu phục lòng người, đưa cuộc vận động nhanh chóng biến thành hành động cụ thể, hiệu quả ngay sau đó.


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Phương Thảo
Xem chi tiết
le quoc bao
Xem chi tiết
ღn̸g̸ọc̸ n̸èღ
Xem chi tiết
Trần Khang Minh
Xem chi tiết
Kiên Đặng
Xem chi tiết
Lee Quang
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Ngọc Ánh
Xem chi tiết
Nam
Xem chi tiết
Ctuu
Xem chi tiết