Bài 5c.: Tương giao hai đồ thị. Biện luận số nghiệm phương trình.

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Phan Trần Quốc Bảo

Cho \(y=x^3-4mx+2\left(C_1\right)\) và \(y=3x^2-4m\left(C_2\right)\). Biện luận số giao điểm của \(C_1;C_2\)

Thu Hiền
21 tháng 4 2016 lúc 22:00

Xét phương trình hoành độ giao điểm của \(C_1\)  và \(C_2\)

\(x^3-4mx+2=3x^2-4m\left(1\right)\)

\(\Leftrightarrow\left(x-1\right)\left(x^2-2x-4m-2\right)=0\)

\(\Leftrightarrow x=1\) hoặc \(x^2-2x-4m-2=0\left(2\right)\)(\(\Delta'=4m+3\)

Số giao điểm của  \(C_1\)  và \(C_2\) bằng số nghiệm của phương trình (1). Do đó 

\(\Delta'< 0\Leftrightarrow m< -\frac{3}{4}:\left(2\right)\)vô nghiệm \(\Rightarrow\left(1\right)\) có nghiệm duy nhất (x = 1)

                                                            \(\Rightarrow\)  \(C_1\)  và \(C_2\) có một giao điểm

\(\Delta'=0\Leftrightarrow m=-\frac{3}{4}:\left(2\right)\)trở thành \(x^2-2x+1=0\Leftrightarrow\left(x-1\right)^2=0\Leftrightarrow x=1\), trong trường hợp này, (1) cũng có nghiệm duy nhất (x = 1) \(\Rightarrow\) \(C_1\)  và \(C_2\) có một giao điểm

\(\Delta'>0\Leftrightarrow m>-\frac{3}{4}:\left(2\right)\) có 2 nghiệm phân biệt. Ta thấy \(t\left(1\right)=-4m-3\ne0\) với mọi \(m>-\frac{3}{4}\Rightarrow1\) không phải là nghiệm của (2) \(\Rightarrow\left(1\right)\) có 3 nghiệm phân biệt 

                                      \(\Rightarrow\) \(C_1\)  và \(C_2\) có ba giao điểm

Kết luận : 

- Với \(m\le-\frac{3}{4}\)  \(C_1\)  và \(C_2\) có một giao điểm

- Với \(m>-\frac{3}{4}\)  \(C_1\)  và \(C_2\) có 3 giao điểm

 

 

 

 

  

Các câu hỏi tương tự
Hạnh Hạnh
Xem chi tiết
Lê An Bình
Xem chi tiết
Nguyễn Lê Đức Nhân
Xem chi tiết
ngo mai trang
Xem chi tiết
Nguyễn Thành Nguyên
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Quỳnh Như
Xem chi tiết
Tạ Tương Thái Tài
Xem chi tiết
Minh Nguyệt
Xem chi tiết
Bạch Hà An
Xem chi tiết