Violympic toán 7

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Quốc Huy

Cho \(\widehat{xOy}\) nhọn, trên tia Ox, Oy lấy tương ứng 1 điểm A và B sao cho OA = OB. Vẽ đường tròn tâm A và đường tròn tâm B có cùng bán kính sao cho chúng cắt nhau tại M và N nằm trong \(\widehat{xOy}\). CM

a) Δ OMA = Δ OMB và Δ ONA = Δ ONB

b) 3 điểm O, M, N thẳng hàng

c) Δ AMN = Δ BMN

d) MN là tia p/g \(\widehat{AMB}\)

Anonymous
18 tháng 11 2017 lúc 19:18

x O y A B . . M N

a) Xét \(\Delta\)OMA và \(\Delta\)OMB:

OA = OB (đề bài)

AM = BM (vì có cùng bán kính)

Cạnh OM chung

=> \(\Delta\)OMA = \(\Delta\)OMB (c.c.c)

Xét \(\Delta\)ONA và \(\Delta\)ONB

OA = OB (đề bài)

AN = BN (vì cò cùng bán kính)

Cạnh ON chung

=> \(\Delta\)ONA = \(\Delta\)ONB (c.c.c)

b) Ta có \(\Delta\)OMA = \(\Delta\)OMB (theo câu a)

=> ^AOM = ^BOM (2 góc tương ứng)

=> OM là tia phân giác của ^AOB

Lại có \(\Delta\)ONA = \(\Delta\)ONB (theo câu a)

=> ^AOM = ^BOM (2 góc tương ứng)

=> ON là tia phân giác của ^AOB

Mà mỗi góc chỉ có duy nhất một tia phân giác

=> OM và ON trùng nhau

hay O, M, N thẳng hàng (ĐPCM)

c) Xét \(\Delta\)AMN và \(\Delta\)BMN

AM = BM (vì có cùng bán kính)

AN = BN (vì có cùng bán kính)

cạnh MN chung

=> \(\Delta\)AMN = \(\Delta\)BMN (c.c.c)

d) Ta có \(\Delta\)AMN = \(\Delta\)BMN (theo câu c)

=> ^AMN = ^BMN (2 góc tương ứng)

=> MN là tia phân giác của ^AMB

Ngô Thành Chung
21 tháng 11 2017 lúc 19:08

Anonymous giỏi wá havui

Đẹp Trai Không Bao Giờ S...
27 tháng 12 2017 lúc 16:34

Bài bn Anonymous thiếu giả thiết và kết luận


Các câu hỏi tương tự
Vũ Đức Hưng
Xem chi tiết
Phát Bùi
Xem chi tiết
Tiềm Nguyễn
Xem chi tiết
Thiên Kin_2703
Xem chi tiết
Thiên Kin_2703
Xem chi tiết
bò lạc
Xem chi tiết
an khang phạm
Xem chi tiết
Xem chi tiết
Nguyễn Thị Thanh Mai
Xem chi tiết