Cho hình bình hành ABCD. Gọi o là giao điểm hai đường thẳng ac và bd. Qua điểm O vẽ đường thẳng song song với AB cắt hai cạnh AD, BC lần lượt tại M, N. Trên AB, CD lần lượt lấy các điểm P, Q sao cho AP = CQ. Chứng minh:
a) Các tứ giác AMNB, APCQ là hình bình hành
b) MP // NQ; MQ = NP
Cho tam giác ABC, một đường thẳng song song BC cắt AB, AC lần lượt tại M và N. Qua C kẻ đường thẳng song song với BN cắt các đường thẳng AB tại P. CHứng minh: AB2 = AM.AP
Cho hình thang ABCD (AB // CD, AB < CD). Qua A vẽ đường thẳng song song với BC cắt BD ở E và cắt CD ở K. Qua B kẻ đường thẳng song song với AD cắt AC ở F và cắt CD ở I. Chứng minh rằng:
a) DK = CI
b) EF // CD
c) AB2 = CD.EF
Cho tứ giác ABCD có AD=BC, 2 cạnh AD và BC không song song với nhau. M, N lần lượt là trung điểm của AB và CD. Đường thẳng AD cắt MN tại E, đường thẳng BC cắt MN tại F. Chứng minh rằng góc AEM=góc BFM.
Cho tam giác ABC, đường trung tuyến AM, qua M kẻ đường thẳng song song với AC cắt AB tại E, qua M kẻ đường thẳng song song với AB cắt AC tại F
a) CM: ME= MF
b)CM EF= \(\dfrac{1}{2}\) BC
c)CM: AM là đường trung trực của EF
Cho tam giác nhọn ABC. Gọi D và E theo thứ tự là trung điểm của AB và AC. Qua E kẻ đường thẳng song song với CD cắt BC tại F.
a, Tứ giác CDEF hình gì? Vì sao?
b, Qua F và B theo thứ tự kẻ đường thẳng song song với BE và EF; chúng cắt nhau tại M. Chứng minh BD=CM
c, Gọi N là giao điểm của BC và DM. Tính độ dài MN biết AC=4cm
cho tứ giác ABCD, điểm M là trung điểm của đường chéo AC. Qua M kẻ đường thẳng song song với BD cắt CD tại N. Biết diện tích hình thang ABCD bằng 16 cm vuông. Tính diện tích tứ giác ABND
Cho ΔABC điểm D thuộc cạnh BC. Qua A vẽ đường thẳng m song song với BC. Qua D vẽ đường thẳng song song với AB cắt AC ở N và cắt m ở E. Qua D vẽ đường thẳng song song với AC cắt AB ở M và cắt m ở F.Chứng minh rằng: AD, BE, CF, MN đồng quy.
Cho hình bình hành ABCD. M, N thuộc cạnh BC, CD. BD cắt AM; AN thứ tự ở E; F. Các đường thẳng qua E song song với BC và các đường thắng qua F song song với AB cắt nhau tại I.
a) Chứng minh SAEF = SIDB
b) Giả sử SAEF = SEMNF Chứng minh I, M, N thẳng hàng