Tứ giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Ko Cần Bt

Cho tam giác ABC vuông tại A. Gọi D là trung điểm của BC, F là trung điểm của AC. Gọi M là điểm đối xứng của D qua AB, MD cắt AB tại E

a) Chứng minh tứ giác AEDF là hình chữ nhật

b) Chứng minh tứ giác ADBM là hình thoi

c) Chứng minh: AM // EF

Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 2 2020 lúc 16:51

a) Ta có: M và D đối xứng với nhau qua AB(gt)

và MD\(\cap\)AB={E}

nên E là trung điểm của MD và MD⊥AB

Ta có: DE⊥AB(do DM⊥AB; E∈MD)

AF⊥AB(do AC⊥AB; F∈AC)

Do đó: DE//AF(định lí 1 từ vuông góc tới song song)

Xét ΔABC có

D là trung điểm của BC(gt)

F là trung điểm của AC(gt)

Do đó: DF là đường trung bình của ΔABC(định nghĩa đường trung bình của tam giác)

⇒DF//AB và \(DF=\frac{AB}{2}\)(định lí 2 về đường trung bình của tam giác)

Ta có: DF//AB(cmt)

mà E∈AB(gt)

nên DF//AE

Xét tứ giác AEDF có

DE//AF(cmt)

DF//AE(cmt)

Do đó: AEDF là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

Hình bình hành AEDF có \(\widehat{EAF}=90^0\)(\(\widehat{BAC}=90^0\); E∈AB; F∈AC)

nên AEDF là hình chữ nhật(dấu hiệu nhận biết hình chữ nhật)

b) Xét ΔAMD có

AE là đường trung tuyến ứng với cạnh DM(do E là trung điểm của DM)

AE là đường cao ứng với cạnh DM(AB⊥DM; E∈AB)

Do đó: ΔAMD cân tại A(định lí tam giác cân)

⇒AM=AD(1)

Ta có: AD là đường trung tuyến ứng với cạnh huyền BC của ΔABC vuông tại A(do D là trung điểm của BC)

nên \(AD=\frac{BC}{2}\)(định lí 1 về áp dụng hình chữ nhật vào tam giác vuông)

\(BD=CD=\frac{BC}{2}\)(D là trung điểm của BC)

nên AD=BD(2)

Xét ΔBMD có

BE là đường cao ứng với cạnh MD(MD⊥AB; E∈AB)

BE là đường trung tuyến ứng với cạnh MD(do E là trung điểm của MD)

Do đó: ΔBMD cân tại B(định lí tam giác cân)

⇒BM=BD(3)

Từ (1);(2) và (3) suy ra AM=AD=BD=BM

Xét tứ giác ADBM có AM=AD=BD=BM(cmt)

nên ADBM là hình thoi(định nghĩa hình thoi)

c) Ta có: ME=ED(do E là trung điểm của MD)

mà ED=AF(hai cạnh đối trong hình chữ nhật AEDF)

nên ME=AF

Xét tứ giác AFEM có

ME//AF(do ED//AF; M∈ED)

ME=AF(cmt)

Do đó: AFEM là hình bình hành(dấu hiệu nhận biết hình bình hành)

⇒AM//EF(hai cạnh đối trong hình bình hành AFEM)

Khách vãng lai đã xóa
Nguyễn Việt Hoàng
26 tháng 2 2020 lúc 17:00

Bạn tự vẽ hình nha

a, Ta có : D là trung điểm BC

F là trung điểm AC

=> DF là đường trung bình \(\Delta ABC\)

=> DF // AB và DF = \(\frac{1}{2}AB\)

\(AB\perp AC\) => \(DF\perp AC\) => \(\widehat{DFA}=90^o\)

Tứ giác AEDF có : \(\widehat{EAF}=\widehat{AED}=\widehat{DFA}=90^o\)

=> AEDF là hình chữ nhật

b, Ta có : D,F lần lượt là trung điểm BC,AC

=> E là trung điểm AB

Tứ giác ADBM có 2 đường chéo cắt nhau tại trung điểm mỗi đường

=> ADBM là hình bình hành

\(DM\perp AB\)

=> ADBM là hình thoi

c, Ta có : ADBM là hình thoi

=> AM // BD

Mặt khác : EF là đường trung bình tam giác ABC

=> EF // BD

=> AM // EF

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Quỳnh Như
Xem chi tiết
Cảnh
Xem chi tiết
37- Tuấn Vũ
Xem chi tiết
Lê thị thu trang
Xem chi tiết
Chất Đặng
Xem chi tiết
Phương Linh Phạm
Xem chi tiết
Nguyễn Lan
Xem chi tiết
sjajsghs
Xem chi tiết
Phuc Minh
Xem chi tiết