Chương I - Hệ thức lượng trong tam giác vuông

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Hoàng trung

Cho tam giác ABC nhọn có BC=a và H là trực tâm. Tia BH, CH theo thứ tự cắt AC,AB tại M,N

a)CM; ∠AMN=∠ABC

b)CM: \(BH\cdot BM+CH\cdot CN=a^2\)

c)Giả sử ∠MHN=120o. Tính AH và MN theo a

d)CM: \(\sin B\cdot\sin C-\cos C\cdot\cos B=\cos A\)

e)Giả sử∠A=2∠B.CM:\(AC^2+AB\cdot AC=a^2\)

Nguyễn Lê Phước Thịnh
28 tháng 6 2021 lúc 11:48

a) Xét ΔAMB vuông tại M và ΔANC vuông tại N có 

\(\widehat{NAC}\) chung

Do đó: ΔAMB∼ΔANC(g-g)

Suy ra: \(\dfrac{AM}{AN}=\dfrac{AB}{AC}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

hay \(\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{AN}{AC}\)
Xét ΔAMN và ΔABC có 

\(\dfrac{AM}{AB}=\dfrac{AN}{AC}\)(cmt)

\(\widehat{NAM}\) chung

Do đó: ΔAMN\(\sim\)ΔABC(c-g-c)

Suy ra: \(\widehat{AMN}=\widehat{ABC}\)(hai góc tương ứng)

b) Gọi giao điểm của AH và BC là K

Xét ΔCHK vuông tại K và ΔCBN vuông tại N có 

\(\widehat{HCK}\) chung

Do đó: ΔCHK∼ΔCBN(g-g)

Suy ra: \(\dfrac{CH}{CB}=\dfrac{CK}{CN}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

hay \(CH\cdot CN=CB\cdot CK\)

Xét ΔBHK vuông tại K và ΔBCM vuông tại M có 

\(\widehat{HBK}\) chung

Do đó: ΔBHK∼ΔBCM(g-g)

Suy ra: \(\dfrac{BH}{BC}=\dfrac{BK}{BM}\)(Các cặp cạnh tương ứng tỉ lệ)

hay \(BH\cdot BM=BC\cdot BK\)

Ta có: \(BH\cdot BM+CH\cdot CN\)

\(=BC\cdot BK+BC\cdot CK\)

\(=BC^2=a^2\)(đpcm)


Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Hoàng trung
Xem chi tiết
Bùi Thị Ngọc Linh
Xem chi tiết
Linh Trần
Xem chi tiết
Nguyễn Hoàng trung
Xem chi tiết
Đậu Thị Hiền Lương
Xem chi tiết
hong doan
Xem chi tiết
Cậu Hạc
Xem chi tiết
H Thọ
Xem chi tiết
Hương Mai
Xem chi tiết