Hình thì chắc bạn vẽ được rồi!!
Chứng minh
a, Xét tam giác ABC cân tại A ta có:
góc ABC= góc ACB và AB=AC ( theo t/c của tam giác cân)
Xét tam giác BEC vuông tại E và tam giác CDB vuông tại D có:
BC: cạnh huyền chung; góc ABC= góc ACB (cmt)
Do đó tam giác BEC = tam giác CDB ( cạnh huyền - góc nhọn)
=>BE=CD ( cặp cạnh tương ứng) ( đpcm)
b, Vì AB=AC và BE=CD ( cm ở câu a)
nên AB-BE=AC-CD =>AE=AD
Xét tam giác EAI vuông tại E và tam giác DAI vuông tại D có:
AI: cạnh huyền chung; AE=AD (cmt)
Do đó tam giác EAI= tam giác DAI ( cạnh huyền - cạnh góc vuông)
=> góc EAI= góc DAI
=> AI là tia phân giác của góc BAC ( đpcm)
c, Hình tiếp tự vẽ được nha!!!
Xét tam giác ABH vuông tại H và tam giác ACH vuông tại C có:
AH: cạnh huyền chung; AB=AC( cm ở câu a)
Do đó tam giác ABH= tam giác ACH ( cạnh huyền - cạnh góc vuông)
=> BH=CH ( cặp cạnh tương ứng) ( đpcm)
*, Gọi giao điểm của AH và BC là K
Xét tam giác AKB và tam giác AKC có:
AB=AC(cm ở câu a); góc BAK= góc CAK( cm ở câu b); AK: cạnh chung
Do đó tam giác AKB= tam giác AKC
=> BK=CK ( cặp cạnh tương ứng) (1)
góc AKB= góc AKC ( cặp góc tương ứng)
mà góc AKB+góc AKC=180 độ
=> góc AKB= góc AKC= 90 độ (2)
mà A; K; H thẳng hàng (3)
Từ (1); (2); (3) suy ra Ah là đường trung trực của BC
nhớ tick cho mình nha!!! cảm ơn nhiều!!!
Chúc bạn học giỏi nha!!!