Luyện tập về ba trường hợp bằng nhau của tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
phamtheduong

cho tam giác ABC cân tại A.kẻ AH vuông góc với BC tại H.kẻ HI vuông góc với AB tại I HK vuông góc với AC tại K

a)Chứng minh BH=BC

b)Chứng minh HI=HK

c)Chững minh IK//BC

Hoàng Anh Thư
1 tháng 3 2018 lúc 21:20

bạn tự vẽ hình nhé leuleu

a,xét tam giác vuông AHC và tam giác vuông ABH vuông tại góc AHC và góc AHB có:

AH chung

AB=AC(tam giác ABC cân)

=>tam giác AHC=tam giác ABH (c.h-c.g.v)

=>BH=BC(2canhj tương ứng)

b,xét tam giác vuông HIB và tam giác vuông HKC vuông tại hóc HIB và góc HKC có:

HB=BC(cm trên)

góc B=góc C (do tam giác ABC cân)

=> tam giác vuông HIB=tam giác vuông HKC (c.h-g.n)

=>HI=HK(2 cạnh tương ứng)

c,Ta có: AB=AC(cm trên) =>AI+IB=AK+KC (1)

mà tam giác HIB=tam giác HKC

=>IB=KC(2canhj tương ứng) (2)

từ 1 và 2=>AI=AK=>tam giác AIK cân tại A=>góc AIK= \(\dfrac{180-gócA}{2}\) (3)

lại có góc ABC=\(\dfrac{180-gócA}{2}\) (4)

từ 3 và 4=>góc AIK=góc ABC mà hai góc ở vị trí đồng vị =>IK//BC

chúc bạn học tốt ^^

Hoàng Anh Thư
1 tháng 3 2018 lúc 20:50

BH=BC?????BH=HC chứ nhỉ?

nguyen thi vang
1 tháng 3 2018 lúc 21:30

A B C I K H

a) Xét \(\Delta ABH,\Delta ACH\) có :

\(AB=AC\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(\widehat{AHB}=\widehat{AHC}\left(=90^o\right)\)

\(\widehat{ABH}=\widehat{ACH}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

=> \(\Delta ABH=\Delta ACH\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> BH = CH (2 cạnh tương ứng)

b) Xét \(\Delta IBH,\Delta KCH\) có :

\(\widehat{IBH}=\widehat{KCH}\) (\(\Delta ABC\) cân tại A)

\(BH=CH\left(cmt\right)\)

\(\widehat{HIB}=\widehat{HKC}\left(=90^{^O}\right)\)

=> \(\Delta IBH=\Delta KCH\) (cạnh huyền - góc nhọn)

=> HI = HK (2 cạnh tương ứng)

c) Xét \(\Delta AIH,\Delta AKH\) có :

\(\widehat{AIH}=\widehat{AKH}\left(=90^o\right)\)

\(AH:Chung\)

\(\widehat{IAH}=\widehat{KAH}\) (​\(\Delta ABH=\Delta ACH\))

=> \(\Delta AIH=\Delta AKH\) (Cạnh huyền - góc nhọn)

=> AI = AK (2 cạnh tương ứng)

=> \(\Delta AIK\) cân tại A.

Ta có : \(\widehat{AIK}=\widehat{AKI}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{A}}{2}\left(1\right)\)

Xét \(\Delta ABC\) cân tại A(gt) có :

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}=\dfrac{180^{^O}-\widehat{A}}{2}\left(2\right)\)

Từ (1) và (2) => \(\widehat{AIK}=\widehat{ABC}\left(=\dfrac{180^{^O}-\widehat{A}}{2}\right)\)

Mà thấy : 2 góc này ở vị trí đồng vị

=> \(IK//BC\rightarrowđpcm\)


Đào Thị Lan anh
1 tháng 3 2018 lúc 22:17

a, Xét △ ABH và △ ACH có:

AB = AC (do △ABC cân)

góc AHB = góc AHC (gt)

AH chung

⇒ △ABH = △ACH (ch-cgv)

⇒ BH = HC (2 cạnh tương ứng)

b, Xét △AHI và △AHK có:

AH chung


A B C H I K M

góc IAH = góc KAH (do △ABH = △ACH)

góc AIH = góc AKH (gt)

⇒ △AHI = △AHK (ch-gn)

⇒ HI = HK (2 cạnh tương ứng)

c, Gọi M là giao điểm của IK và AH. Xét △AIM và △AKM có:

AI = AK (do △AHI = △AHK)

góc IAM = góc KAM (cm câu b)

AM chung

⇒ △AIM = △AKM (c.g.c)

⇒ góc AMI = góc AMK (2 góc tương ứng)

Mà AMI+AMK = 180 độ

⇒ AMI = AMK = 180/2

⇒ AH ⊥ IK (1)

Ta lại có:

AH ⊥ BC (2)

Từ (1) và (2) ta suy ra:

IK // BC


Các câu hỏi tương tự
Ayano Rin
Xem chi tiết
Duy Hiệu
Xem chi tiết
nguyễn vũ hải đăng
Xem chi tiết
Đạt Bonclay
Xem chi tiết
Hải Yến
Xem chi tiết
Mai Mai Hương
Xem chi tiết
hồng phạm
Xem chi tiết
Trần Ngọc Thảo
Xem chi tiết
Ha Nguyen Thi
Xem chi tiết