Chương II : Tam giác

Hồ Ngân

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của tia BC lấy điểm M, trên tia đối của tia CB lấy điểm N sao cho BM = CN.

a) Chứng minh rằng AM = AN.

b) Kẻ BH vuông góc với AM (H thuộc AM), kẻ CK vuông góc với AN (K thuộc AN). Chứng minh HM = KN;

c) Chứng minh △𝐵𝐻𝐴=△𝐶𝐾𝐴;

d) Gọi O là giao điểm của BH và CK. Hỏi △𝑂𝐵𝐶 là tam giác gì? Vì sao?

e) Khi 𝐴ˆ=60∘ và BM = CN = BC, hãy tính số đo các góc của tam giác AMN và cho biết OBC là tam giác gì.

f) Chứng minh rằng AO ⊥ BC.

Nguyễn Lê Phước Thịnh
26 tháng 2 2020 lúc 17:59

a) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy của ΔABC cân tại A)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

BM=CN(gt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AM(hai cạnh tương ứng)

b)Ta có: ΔABM=ΔACN(cmt)

\(\widehat{AMB}=\widehat{ANC}\)(hai góc tương ứng)

hay \(\widehat{HMB}=\widehat{KNC}\)

Xét ΔHMB vuông tại H và ΔKNC vuông tại K có

BM=CN(gt)

\(\widehat{HMB}=\widehat{KNC}\)(cmt)

Do đó: ΔHMB=ΔKNC(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒HM=KN(hai cạnh tương ứng)

c) Ta có: AH+HM=AM(do A,H,M thẳng hàng)

AK+KN=AN(do A,K,N thẳng hàng)

mà AM=AN(cmt)

và HM=KN(cmt)

nên AH=AK

Xét ΔAHB vuông tại H và ΔAKC vuông tại K có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

AH=AK(cmt)

Do đó: ΔAHB=ΔAKC(cạnh huyền-cạnh góc vuông)

d)Ta có: \(\widehat{HBM}=\widehat{CBO}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{KCN}=\widehat{BCO}\)(hai góc đối đỉnh)

\(\widehat{HBM}=\widehat{KCN}\)(ΔHMB=ΔKNC)

nên \(\widehat{CBO}=\widehat{BCO}\)

Xét ΔOBC có \(\widehat{CBO}=\widehat{BCO}\)(cmt)

nên ΔOBC cân tại O(định lí đảo của tam giác cân)

e) Xét ΔABC cân tại A có \(\widehat{A}=60^0\)(gt)

nên ΔABC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

\(\widehat{ABC}=\widehat{BAC}=\widehat{ACB}=60^0\) và AB=AC=BC(số đo của các góc và các cạnh trong ΔABC đều)

mà BM=CN=BC

nên MB=AB=BC=AC=CN

Xét ΔABM có AB=BM(cmt)

nên ΔABM cân tại B(định nghĩa tam giác cân)

Ta có: \(\widehat{ABM}+\widehat{ABC}=180^0\)(hai góc kề bù)

hay \(\widehat{ABM}=180^0-\widehat{ABC}=180^0-60^0=120^0\)

Ta có: ΔABM cân tại B(cmt)

\(\widehat{AMB}=\frac{180^0-\widehat{ABM}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔABM cân tại B)

hay \(\widehat{AMB}=\frac{180^0-120^0}{2}=30^0\)

hay \(\widehat{AMN}=30^0\)

Xét ΔAMN có AM=AN(chứng minh câu a)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{AMN}=\widehat{ANM}\)(hai góc ở đáy)

\(\widehat{AMN}=30^0\)(cmt)

nên \(\widehat{ANM}=30^0\)

Ta có: ΔAMN cân tại A(cmt)

\(\widehat{MAN}=180^0-2\cdot\widehat{AMN}\)(số đo của góc ở đỉnh trong ΔAMN cân tại A)

hay \(\widehat{MAN}=180^0-2\cdot30^0=120^0\)

*Cho biết dạng của tam giác OBC

Ta có: ΔHBM vuông tại H(do BH⊥AM)

nên \(\widehat{M}+\widehat{HBM}=90^0\)(hai góc phụ nhau)

hay \(\widehat{HBM}=90^0-\widehat{M}=90^0-30^0=60^0\)

\(\widehat{HBM}=\widehat{CBO}\)(hai góc đối đỉnh)

nên \(\widehat{CBO}=60^0\)

Xét ΔOBC cân tại O có \(\widehat{CBO}=60^0\)(cmt)

nên ΔOBC đều(dấu hiệu nhận biết tam giác đều)

Vậy: khi \(\widehat{A}=60^0\) và BM=CN=BC thì số đo của các góc trong ΔAMN lần lượt là:

\(\widehat{AMN}=30^0\); \(\widehat{ANM}=30^0\); \(\widehat{MAN}=120^0\) và ΔOBC đều

f) Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

⇒A nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: OB=OC(ΔOBC cân tại O)

⇒O nằm trên đường trung trực của BC(t/c đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AO là đường trung trực của BC

⇒AO⊥BC(đpcm)

Bình luận (0)
 Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ghi Manh
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
New year
Xem chi tiết
Duyên Nguyễn
Xem chi tiết
thùy anh
Xem chi tiết
Lài Vũ
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết