Chương II : Tam giác

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Hạ Ngọc Băng

Cho tam giác ABC cân tại A. Trên tia đối của BC lấy điểm M. Trên tia đối của CB lấy điểm N sao cho BM=CN.

A) chứng minh góc ABC = góc ACN

B) Chứng minh tam giác AMN cân tại A

C) Kẻ BH vuông góc AM tại H, kẻ CK vuông góc AN. Chứng minh rằng BH= CK

Nguyễn Lê Phước Thịnh
31 tháng 3 2020 lúc 18:41

a)

*Sửa đề: Chứng minh \(\widehat{ABC}=\widehat{ACM}\)

Ta có: ΔABC cân tại A(gt)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(hai góc ở đáy)

mà M∈BC

nên \(\widehat{ABC}=\widehat{ACM}\)(đpcm)

b) Ta có: \(\widehat{ABC}+\widehat{ABM}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ACB}+\widehat{ACN}=180^0\)(hai góc kề bù)

\(\widehat{ABC}=\widehat{ACB}\)(cmt)

nên \(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)

Xét ΔABM và ΔACN có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{ABM}=\widehat{ACN}\)(cmt)

BM=CN(gt)

Do đó: ΔABM=ΔACN(c-g-c)

⇒AM=AN(hai cạnh tương ứng)

Xét ΔAMN có AM=AN(cmt)

nên ΔAMN cân tại A(định nghĩa tam giác cân)

c) Ta có: ΔABM=ΔACN(cmt)

\(\widehat{M}=\widehat{N}\)(hai góc tương ứng)

Xét ΔHBM vuông tại H và ΔKCN vuông tại K có

BM=CN(gt)

\(\widehat{M}=\widehat{N}\)(cmt)

Do đó: ΔHBM=ΔKCN(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒BH=CK(hai cạnh tương ứng)

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Ghi Manh
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
Chu Thuy Hanh
Xem chi tiết
New year
Xem chi tiết
Lài Vũ
Xem chi tiết
Nguyen Phuong Nga
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
Tzngoc
Xem chi tiết
Thảo Nguyên Lê
Xem chi tiết