Bài 2: Đường kính và dây của đường tròn

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Nguyễn Thu Hà

Cho nửa đường tròn tâm O đường kính AB điểm C nằm chính giữa cung AB , trên cung BC lấy điểm M ,hạ đường cao CH của Δ ACM.

a, CM: △HCM vuông cân

b, Gọi giao điểm của OH với BC là I , kẻ dây BD vuông với OI . CMR : M,I,B thẳng hàng

Akai Haruma
28 tháng 4 2018 lúc 23:43

Lời giải:

a) Góc \(\widehat{ACB}\) là góc nội tiếp chắn đường kính nên \(\widehat{ACB}=90^0\). Mà $C$ nằm chính giữa cung $AB$ nên \(AC=CB\Rightarrow \triangle ACB\) vuông cân tại $C$

\(\Rightarrow \widehat{CBA}=45^0\)

\(\widehat{CMH}=\widehat{CMA}=\widehat{CBA}\) (góc nội tiếp chắn cung AC) nên \(\widehat{CMH}=45^0\)

Tam giác $CMH$ vuông tại $H$ có \(\widehat{CMH}=45^0\) nên là tg vuông cân (đpcm)

b)

Sửa đề: \(M,I,D\) thẳng hàng

Ta thấy tứ giác $CHOA$ có \(\widehat{CHA}=\widehat{COA}=90^0\)nên là tứ giác nội tiếp

Tứ giác $CHOA$ nội tiếp \(\Rightarrow 45^0=\widehat{ACO}=\widehat{AHO}\)

\(\widehat{AHO}=\widehat{IHM}\Rightarrow \widehat{IHM}=45^0\)

Từ đây suy ra $HI$ là phân giác góc $\widehat{CHM}$

Mà $CHM$ là tam giác vuông cân nên phân giác $HI$ đồng thời cũng là đường cao

\(\Rightarrow HI\perp CM\Leftrightarrow OI\perp CM\)

\(OI\perp BD\rightarrow BD\parallel CM\)

Từ đây suy ra:
\(\widehat{MDB}=\widehat{DMC}(\text{so le trong})=\widehat{DBC}\) (góc nội tiếp chắn cung DC)

Tam giác $DOB$ cân tại $O$ có đường cao $OI$ nên $OI$ đồng thời là trung trực của $BD$

\(\Rightarrow ID=IB\Rightarrow \triangle IDB\) cân tại $I$ nên \(\widehat{IDB}=\widehat{IBD}=\widehat{DBC}\)

Do đó: \(\widehat{MDB}=\widehat{IDB}\Rightarrow \overline{M,I,D}\)

Ta có đpcm.


Các câu hỏi tương tự
Phạm Văn Việt
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
Nguyễn Lame
Xem chi tiết
Hoàng
Xem chi tiết
Tiến Ngô
Xem chi tiết
Khổng Minh Hoàng
Xem chi tiết
nguyễn trường nam
Xem chi tiết
Đàm văn huy
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết