Bài 5: Tiên để Ơ - clit về đường thẳng song song

Bạn chưa đăng nhập. Vui lòng đăng nhập để hỏi bài
Mai Dương Chiến

Cho ∆MNP có MN=MP Và tia phân giác góc M cắt NP ở H

a/CM:∆MNH=∆MPH

b/CM:MH vuông góc với NP

c) vẽ HD vuông MN (D thuộc MN) và HE vuông MP(E thuộc MP) CM:DE//NP

Nguyễn Lê Phước Thịnh
6 tháng 3 2020 lúc 11:52

a) Xét ΔMNH và ΔMPH có

MN=MP(gt)

\(\widehat{NMH}=\widehat{PMH}\)(MH là tia phân giác của \(\widehat{NMP}\))

MH là cạnh chung

Do đó: ΔMNH=ΔMPH(c-g-c)

b) Ta có: ΔMNH=ΔMPH(cmt)

\(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}\)(hai góc tương ứng)

\(\widehat{MHN}+\widehat{MHP}=180^0\)(hai góc kề bù)

nên \(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}=\frac{180^0}{2}=90^0\)

⇒MH⊥NP(đpcm)

c) Xét ΔDMH vuông tại D và ΔEMH vuông tại E có

MH là cạnh chung

\(\widehat{DMH}=\widehat{EMH}\)(do MH là tia phân giác của \(\widehat{NMP}\), D∈MN, E∈MP)

Do đó: ΔDMH=ΔEMH(cạnh huyền-góc nhọn)

⇒MD=ME

Xét ΔMDE có MD=ME(cmt)

nên ΔMDE cân tại M(định nghĩa tam giác cân)

\(\widehat{MDE}=\frac{180^0-\widehat{M}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔMDE cân tại M)(1)

Ta có: ΔMNP cân tại M(gt)

\(\widehat{MNP}=\frac{180^0-\widehat{M}}{2}\)(số đo của một góc ở đáy trong ΔMNP cân tại M)(2)

Từ (1) và (2) suy ra \(\widehat{MDE}=\widehat{MNP}\)

\(\widehat{MDE}\)\(\widehat{MNP}\) là hai góc ở vị trí đồng vị

nên DE//NP(dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song)

Khách vãng lai đã xóa
Vũ Minh Tuấn
6 tháng 3 2020 lúc 12:11

a) Xét 2 \(\Delta\) \(MNH\)\(MPH\) có:

\(MN=MP\left(gt\right)\)

\(\widehat{NMH}=\widehat{PMH}\) (vì \(MH\) là tia phân giác của \(\widehat{M}\))

Cạnh MH chung

=> \(\Delta MNH=\Delta MPH\left(c-g-c\right).\)

b) Theo câu a) ta có \(\Delta MNH=\Delta MPH.\)

=> \(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}\) (2 góc tương ứng).

+ Ta có: \(\widehat{MHN}+\widehat{MHP}=180^0\) (vì 2 góc kề bù).

\(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}\left(cmt\right).\)

=> \(2.\widehat{MHN}=180^0\)

=> \(\widehat{MHN}=180^0:2\)

=> \(\widehat{MHN}=90^0.\)

=> \(\widehat{MHN}=\widehat{MHP}=90^0\)

=> \(MH\perp NP.\)

c) Ta có: \(\widehat{NMH}=\widehat{PMH}\) (vì \(MH\) là tia phân giác của \(\widehat{M}\)).

=> \(\widehat{DMH}=\widehat{EMH}.\)

Xét 2 \(\Delta\) vuông \(MDH\)\(MEH\) có:

\(\widehat{MDH}=\widehat{MEH}=90^0\left(gt\right)\)

Cạnh MH chung

\(\widehat{DMH}=\widehat{EMH}\left(cmt\right)\)

=> \(\Delta MDH=\Delta MEH\) (cạnh huyền - góc nhọn).

=> \(MD=ME\) (2 cạnh tương ứng).

=> \(\Delta MDE\) cân tại \(M.\)

=> \(\widehat{MDE}=\widehat{MED}\) (tính chất tam giác cân).

=> \(\widehat{MDE}=\widehat{MED}=\frac{180^0-\widehat{M}}{2}\) (1).

+ Xét \(\Delta MNP\) có:

\(MN=MP\left(gt\right)\)

=> \(\Delta MNP\) cân tại \(M.\)

=> \(\widehat{MNP}=\widehat{MPN}\) (tính chất tam giác cân).

=> \(\widehat{MNP}=\widehat{MPN}=\frac{180^0-\widehat{M}}{2}\) (2).

Từ (1) và (2) => \(\widehat{MDE}=\widehat{MNP}.\)

Mà 2 góc này nằm ở vị trí đồng vị.

=> \(DE\) // \(NP\left(đpcm\right).\)

Chúc bạn học tốt!

Khách vãng lai đã xóa

Các câu hỏi tương tự
Nguyễn Ngọc Quỳnh Nga
Xem chi tiết
Vũ Đức Anh
Xem chi tiết
Tống Tường Như
Xem chi tiết
Sách Giáo Khoa
Xem chi tiết
THẢO PHÙNG THI
Xem chi tiết
tranhongphuc
Xem chi tiết
Lê Hải Phong
Xem chi tiết
18_ NGUYỄN NGỌC GIA LINH...
Xem chi tiết
ygt8yy
Xem chi tiết