Cho hỗn hợp A gồm 3 oxit Al2O3, CuO,K2O. Tiến hành:
TN1: Cho A vào H2 dư khuấy kĩ thấy còn 15(g) chất rắn ko tan
TN2: Cho thêm vào hơn hợp A một lượng Al2O3 =50% lượng Al2O3 ban đầu rồi hòa tan trong nước dư. Sau TN còn 21(g) chất rắn ko tan
TN3: Cho A một lượng Al2O3 =75% lượng Al2O3 trong A rồi hòa tan vào nước dư như trên thấy còn 25(g) chất rắn ko tan.
Tính khối lượng mỗi oxit trong A
K2O + H2O -----> 2KOH
Al2O3 + 2KOH -----> 2KAlO2 + H2O
Từ TN1 ta có 2 trường hợp (TH) xảy ra, hoặc Al2O3 dư (TH1) hoặc KOH dư (TH2):
Xét TH1 ta có, 15g chất rắn bao gồm Cuo và Al2O3 dư => khi thêm Al2O3 vào thì lượng chất rắn tăng bằng khối lượng Al2O3 thêm vào.
Với x là khối lượng Al2O3 ban đầu ta có:
- Từ TN2: 0.5x=21 - 15=6 g => x=12 g
- Từ TN3: 0.75x=25 - 15=10 g => x~13.33 g
x có hai giá trị khác nhau, suy ra loại TH1.
Vậy TH2 đúng, suy ra mCuO= 15 g (CuO không phản ứng).
Mà ta nhận thấy, khối lượng chất rắn TN2 lớn hơn ở TN1 => Al2O3 thêm vào ở TN2 đã có phản ứng dư.
=> từ TN2 và TN3 ta được: 0.75x - 0.5x= 25 - 21=4 g => x=16 g
Xét TN2, khối lượng Al2O3 đã phản ứng là: x + 0.5x - (21-15) = 18g
=> nK2O = nAl2O3 = 18/102= 0.1765 mol
=> mK2O = 16.588 g