Bài 1. Tính chất hóa học của oxit. Khái quát về sự phân loại oxit

Nội dung lý thuyết

I. ĐỊNH NGHĨA OXIT

Oxit là hợp chất gồm 2 nguyên tố, trong đó có một nguyên tố là oxi.

VD: Fe2O3; sắt (III) oxit, FeO; sắt (II) oxit, CO2; cacbon đioxit.      

@196646@

II.TÍNH CHẤT HÓA HỌC CỦA OXIT

1.  Tính chất hóa học của oxit bazơ

a. Tác dụng với nước

Một số oxit bazơ tác dụng được với nước tạo thành dung dịch bazơ tương ứng (kiềm)

Ví dụ: CaO phản ứng với nước tạo thành dung dịch bari hidroxit Ca(OH)2.

CaO    +    H2O     →    Ca(OH)2 

Các oxit như Na2O, K2O, BaO... cũng có phản ứng tương tự.

Na2O  +    H2O     →    2NaOH

Các oxit bazơ còn lại thì không tan trong nước như FeO, CuO, MgO....

b. Tác dụng với axit

Thí nghiệm: Cho CuO tác dụng với HCl.

Hiện tượng: Bột CuO màu đen bị hòa tan, tạo thành dung dịch màu xanh lam.

Nhận xét: CuO đã phản ứng với axit HCl tạo thành muối đồng (II) clorua làm cho dung dịch có màu xanh lam.

CuO   +   2HCl     →   CuCl2   +   H2

Các oxit bazơ khác như ZnO, Fe2O3, CaO cũng xảy ra phản ứng hóa học  tương tự. Vậy, oxit bazơ tác dụng với axit tạo thành muối và nước. 

c. Tác dụng với oxit axit

Một số oxit bazơ tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

Ví dụ: CaO   +   CO2  →  CaCO3 ;  Na2O   +    SO2      →  Na2SO3 

2. Tính chất hóa học của oxit axit

a. Tác dụng với nước

Nhiều oxit axit như P2O5, SO2, SO3, N2O5... tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit.

Ví dụ: Điphotpho pentaoxit P2O5 tác dụng với H2O tạo thành dung dịch axit photphoric H3PO4.

P2O5    +    H2O   →   H3PO4

SO3  +  H2O   →  H2SO4

b. Tác dụng với bazơ

Oxit axit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.

Ví dụ: Cacbon đioxit CO2 tác dụng với dung dịch bazơ canxi hidroxit, tạo thành muối không tan là canxi cacbonat CaCO3.

CO2   +   Ca(OH)2   →  CaCO3  +  H2O

Các oxit axit khác như SO2, P2O5... cũng có phản ứng tương tự.

c. Tác dụng với oxit bazơ

Oxit axit tác dụng với một số oxit bazơ tạo thành muối.

@196798@@196870@@196731@

III. KHÁI QUÁT SỰ PHÂN LOẠI OXIT 

Căn cứ vào tính chất hóa học oxit, người ta chia oxit ra thành 4 loại sau:

  • Oxit bazơ: là những oxit tác dụng với dung dịch axit tạo thành muối và nước.
  • Oxit axit: là những oxit tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước.
  • Oxit lưỡng tính: là những oxit tác dụng được cả với dung dịch bazơ và dung dịch axit tạo thành muối và nước. Ví dụ: Al2O3, ZnO...
  • Oxit trung tính: còn gọi là oxit không tạo muối, là những oxit không tác dụng với axit, bazơ, nước. Ví dụ: CO, NO...

@196959@

IV. GHI NHỚ

1. Dựa vào tính chất hóa học của oxit, người ta phân oxit thành 4 loại: oxit bazơ, oxit axit, oxit lưỡng tính, oxit trung tính.

2. Oxit bazơ tác dụng với nước tạo thành dung dịch bazơ (kiềm), tác dụng với axit tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit axit tạo thành muối.

3. Oxit axit tác dụng với nước tạo thành dung dịch axit, tác dụng với dung dịch bazơ tạo thành muối và nước, tác dụng với oxit bazơ tạo thành muối.

Trong quá trình học tập, nếu có bất kỳ thắc mắc nào, các em hãy để lại câu hỏi ở mục hỏi đáp để cùng thảo luận và trả lời nhé. Chúc các em học tốt!