a) Xét tam giác BEF và tam giác DEA có:
góc BEF = góc AED (đối đỉnh);
góc ADE = góc EBF (ở vị trí so le trong của AD song song với BC "ABCD là hình bình hành")
=> tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA (g-g)
Xét tam giác DGE và tam giác BAE có:
góc DEG = góc AEB (đối đỉnh);
góc EDG = góc ABE (vị trí so le trong của AB song song với CD "ABCD là hình binh hành")
=> tam giác DGE đồng dạng với tam giác BAE (g-g)
b) tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA
=> \(\dfrac{BE}{DE}=\dfrac{EF}{EA}\left(1\right)\)
Tam giác BAE đồng dạng với tam giác DGE
=> \(\dfrac{BE}{DE}=\dfrac{AE}{GE}\left(2\right)\)
Từ (1)(2) => \(\dfrac{EF}{EA}=\dfrac{AE}{GE}\Leftrightarrow EF.EG=AE^2\)
c) tam giác BEF đồng dạng với tam giác DEA
=> \(\dfrac{BE}{DE}=\dfrac{BF}{DA}\left(3\right)\)
Tam giác BAE đồng dạng với tam giác DGE
=> \(\dfrac{BE}{DE}=\dfrac{BA}{DG}\left(4\right)\)
Từ (3)(4) => \(\dfrac{BF}{AD}=\dfrac{BA}{DG}\Leftrightarrow BF.DG=BA.AD\)
Mà AB và AD là 2 cạnh của hình bình hành ABCD nên \(AB.AD\) không đổi
=> \(BF.DG\) không đổi khi F di chuyển trên BC